0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 76 -146 )

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Thông tin và truyền thông

Bảng 2.10. Các phƣơng tiện truyền tải thông tin

Đơn vị tính: tỷ lệ %

Tiếp cận nguồn thông tin của hộ gia đình Nhóm tham gia dự án Nhóm không tham gia dự án Phƣơng thức hiệu quả nhất Tivi 93 87 92 Đài 30 33 31 Báo 27 26 27

Bảng thông tin 63 51 61

Tờ rơi 33 21 31

Họp với các cấp chính quyền 60 77 63

Thông tin với kiểm lâm 47 63 50

Trò chuyện với hàng xóm 63 67 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.10 cho ta thấy, các phương tiện thông tin, tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, các thông tin để giúp hộ ra các quyết định sản xuất, chăn nuôi, mua bán, môi trường,... đối với các hộ dân tham gia dự án và nhóm hộ dân không tham gia dự án có sự chênh lệch không lớn. Cả hai nhóm hộ đều có chung ý kiến đó là: Tivi là phương tiện truyền tải thông tin tốt nhất chiếm tỷ lệ 93% và ở nhóm hộ không tham gia dự án chiếm tỷ lệ 87%. Như vậy, việc tiếp nhận các nguồn thông tin về bảo vệ tài nguyên rừng, các chính sách của nhà nước và địa phương về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường đều được truyền tải đến hai nhóm hộ dân đồng đều như nhau. Khi hỏi về các phương tiện thông tin nào cho hiệu quả cao đối với hoạt động tuyên truyền. Chúng ta đã có kết quả này từ phiếu điều tra đối với cả hai nhóm. Cụ thể tivi là phương tiện chuyển tải thông tin tốt nhất chiếm tỷ lệ 91%. Họp với chính quyền, thông tin kiểm lâm và trò chuyện với hàng xóm đều được đánh giá là phương tiện tiếp nhận thông tin nhanh và hiệu quả chỉ sau tivi.

Tóm lại, vấn đề chuyển tải và tiếp nhận thông tin về bảo vệ rừng trên không có sự khác biệt trong nhận thức của hai nhóm hộ về pháp lệnh bảo vệ rừng, tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.

2.4.3. Ý thức bảo vệ môi trường

Bảng 2.11. Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm

(% các hộ gia đình tham gia phỏng vấn)

Nhận thức của hộ gia đình về các nguồn gây ô nhiễm

Nhóm hộ thuộc dự án Không thuộc dự án Tổng cộng Phá rừng 55 47 53

Thả chất thải ra suối 66 50 63

Hoạt động du lịch 48 33 45

Phân bón hoá học/thuốc trừ sâu 77 74 76

Chăn nuôi gia súc quanh nhà 90 78 88

Chăn thả gia súc trong rừng 52 47 51

Khai thác quặng 75 70 74

Khác 33 43 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn trên kết quả điều tra cho thấy, số hộ tham gia dự án đều có nhận thức tốt hơn số hộ không tham gia dự án khi tiến hành khảo sát về vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong khi có tới 55% ý kiến được hỏi đối với nhóm hộ tham gia dự án đồng ý hoạt động phá rừng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Còn con số này ở nhóm hộ không tham gia dự án là 47% ... Trong khi 90% ý kiến các hộ tham gia dự án cho rằng chăn thả gia súc quanh nhà gây ô nhiễm môi trường thì chỉ có 78% ý kiến hộ dân thuộc nhóm không tham gia dự án tán thành. Về các hoạt động du lịch, phân bón, thuốc trừ sâu, chăn thả gia súc trong rừng và khai thác quặng... đều có kết quả tỷ lệ số hộ được hỏi trong nhóm hộ tham gia dự án có nhận thức cao hơn về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại địa phương. Có thể nói, các hoạt động tuyên truyền, tập huấn của dự án đối với người dân về ý thức bảo vệ môi trường sống tại địa phương đã có tác động tích cực đến những hộ gia đình tham gia dự án. Các hộ đều cho rằng ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là trồng và bảo vệ rừng đã được nâng lên một bước mới so với trước đây.

2.5. Đánh giá tác động của dự án GTZ đến sinh kế của ngƣời dân vùng đệm tại địa bàn nghiên cứu

2.5.1. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ

Trong nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra xem các hộ tham gia dự án đã có thay đổi như thế nào về sinh kế của họ. Các hộ dân đánh giá như thế nào về sự thay đổi thu nhập của họ dưới tác động của dự án. Tức là, thực sự đã có sự thay đổi nào chưa và sự ảnh hưởng của dự án đối đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội như thế nào tại địa phương.

Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ đánh giá là có sự tăng lên của thu nhập qua 5 năm từ năm 2003 đến năm 2008 (bảng 2.12). Trong đó % số hộ đánh giá tăng lên của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn so với các hộ không tham gia dự án theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tại mức xác suất 99%. Ngược lại, số hộ tham gia dự án đánh giá là thu nhập bị giảm đi ít hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án. Điều này cho phép đi đến kết luận là theo đánh giá của các hộ, dự án đã góp phần ổn định và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực vùng đệm. Đời sống về vật chất, văn hoá tinh thần tăng lên là cơ sở để người dân tin tưởng và hưởng ứng theo các hoạt động của dự án.

Trong phần nghiên cứu này, sự đánh giá về thu nhập tăng lên hay giảm đi không phải do ý muốn chủ quan của người phỏng vấn. Các hộ được hỏi chủ động trả lời theo sự đánh giá của chính bản thân họ.

Bảng 2.12. Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân

(% của hộ trong tổng số)

Thay đổi thu nhập trong 5 năm qua

Tham gia dự án

Không tham gia dự án

Khác biệt qua kiểm định Pearson Chi-Square

Tăng lên 77 60

p-value = 0,01

Không thay đổi 22 30

Giảm đi 1 10

Nguồn: Điều tra cơ sở kinh tế hộ gia đình nông thôn 2008

Theo kết quả từ số liệu điều tra ta thấy có 77% số hộ tham gia dự án nhận xét thu nhập của gia đình tăng lên trong vòng năm năm qua. Chỉ có 60% số hộ thuộc nhóm không tham gia dự án có cùng nhận xét như trên. Như vậy, số hộ gia đình thuộc nhóm tham gia dự án có thu nhập tăng lên cao hơn nhiều so với nhóm không tham gia dự án. Tỷ lệ số hộ gia đình tham gia dự án cho rằng thu nhập của hộ không thay đổi trong vòng 5 năm gần đây chiếm 22% và tỷ lệ số hộ gia đình không tham gia dự án là 30% có cùng nhận xét như vậy. Tuy nhiên, thật đáng mừng là chỉ có 1% số hộ gia đình tham gia dự án cho rằng thu nhập của hộ giảm đi trong khi đó tỷ lệ số hộ gia đình thuộc nhóm không tham gia dự án chiếm 10%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, nhóm các hộ gia đình tham gia dự án tự đánh giá đã được cải thiện rõ rệt về thu nhập thông qua việc dự án hỗ trợ các sinh kế mới cho người dân thuộc khu vực vùng đệm. Các kết quả so sánh từ bảng 2.12 giữa hai nhóm hộ đã thể hiện được các chỉ tiêu để đánh giá thu nhập trong vòng 5 năm gần đây. Tỷ lệ số hộ có thu nhập tăng lên của nhóm tham gia dự án cao hơn so với nhóm không tham gia dự án. Tỷ lệ số hộ có thu nhập không đổi và giảm đi đều thấp hơn so với nhóm đối chứng. Do đó, tỷ lệ số hộ ở nhóm nhóm tham gia dự án có sự thay đổi về thu nhập tốt lên cao hơn so với nhóm không tham gia dự án.

2.5.2. Đánh giá sự thay đổi về cuộc sống của hai nhóm hộ

Để có thêm cơ sở cho sự kết luận này chúng tôi tìm hiểu thêm về những đánh giá của người dân về sự thay đổi cuộc sống của người dân trong vòng 5 năm qua bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Sự thay đổi cuộc sống theo đánh giá của ngƣời dân

(% của hộ trong tổng số)

Thay đổi cuộc sống trong vòng 5 năm qua

Tham gia dự án

Không tham gia dự án

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square

Tốt hơn 82,5 76,7

p-value = 0,01

Không đổi 17,5 16,7

Xấu đi 0,0 6,7

Nguồn: Điều tra cơ sở kinh tế hộ gia đình nông thôn 2008

Trong khi số hộ thuộc nhóm tham gia dự án cho rằng cuộc sống của họ trong 5 năm qua ngày càng tốt hơn chiếm 82,5% thì số hộ thuộc nhóm không tham gia dự án có ý kiến cùng loại chỉ là 76,7%; trong khi có tới 6,7% ý kiến hộ được điều tra thuộc nhóm hộ không tham gia dự án đánh giá cuộc sống của họ ngày càng xấu đi trong 5 năm qua thì ý kiến này đối với nhóm hộ tham gia dự án là 0% (theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99%). Những kết quả nêu trên, dù là ý kiến chủ quan của hộ dân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng nó phản ánh mức thu nhập của người dân khu vực vùng đệm tham gia dự án phải không ngừng tăng lên. Vì vậy, khi đánh giá tác động của dự án đối với sinh kế của người dân khu vực vùng đệm, cùng với các kết quả khảo sát, điều tra khác kết quả này cũng là một minh chứng sinh động và thuyết phục.

Tóm lại: Đánh giá sự thay đổi trong mức thu nhập của hộ dân tham gia dự án và sự thay đổi trong cuộc sống trong một giai đoạn của người dân khu vực vùng đệm đã thể hiện những thành công bước đầu rất đáng khích lệ của dự án. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, một mặt thể hiện những đánh giá lạc quan của người dân về thu nhập và cuộc sống của mình so với khi chưa triển khai dự án, mặt khác tạo cơ sở thực tiễn cho các nhà quản lý tiếp tục triển khai sâu rộng các nội dung khác của dự án. Đó là cơ hội rất tốt để người dân có thể tiếp cận được với những cách thức sản xuất mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và trong sản xuất, chủ động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

Hộp 2.1. Ý kiến nhận xét của trƣởng thôn đối với dự án.

2.5.3. Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

2.5.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của rừng

Tỷ lệ % trên tổng số về nhận thức của người dân đánh giá mức độ quan trọng của rừng ở cả hai nhóm hộ có và không tham gia dự án được tác giả thu thập và mã hoá chúng dưới dạng số và được thể hiện thông qua biểu đồ 2.7 ngay sau đây:

Từ khi nhà nước không cho người dân vào rừng khai thác, cuộc sống của bà con trong làng gặp rất nhiều khó khăn so với trước đây. Dự án về làng đã giúp bà con có đường bê tông để đi lại thuận lợi. Dự án hỗ trợ vốn, cho hội phụ nữ trong thôn được vay tiền để phát triển chăn nuôi lợn, gà vịt..từ đó giúp bà con trong làng tăng thu nhập, cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.7. Đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Thuộc dự án Không thuộc dự án

Không hề quan trọng Không thực sự quan trọng Quan trọng

Rất quan trọng

Hệ số kiểm định Pearson Chi-Square = 17,75 và giá trị p-value = 0,001 có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99%.

Để nắm được nhận thức của người dân khu vực vùng đệm về vị trí, vai trò của rừng đối với cuộc sống của họ như thế nào. Chúng tôi đã tiến hành phân tích các số liệu thu thập được dựa trên các phiếu điều tra ngẫu nhiên. Khi được hỏi đã có trên 90% số hộ được phỏng vấn thuộc nhóm hộ tham gia dự án cho rằng rừng có vai trò “rất quan trọng” đối với cuộc sống của họ, trong khi đó chỉ có 60% ý kiến của các hộ dân thuộc nhóm không tham gia dự án đồng ý với ý kiến này. Bên cạnh đó, có gần 30% ý kiến người dân thuộc nhóm không tham gia dự án và gần 10% ý kiến hộ dân thuộc nhóm tham gia dự án cho rằng rừng có ảnh hưởng “quan trọng” đến cuộc sống của họ. Ý kiến cho rằng rừng “không quan trọng” đối với cuộc sống của người dân là rất ít, và chỉ có ở nhóm hộ không tham gia dự án.

Như vậy, có thể thấy người dân đã nhận thức được vai trò quan trọng, sự ảnh hưởng của tài nguyên rừng đối với cuộc sống của họ. Mặc dù vậy, do trước đây họ còn bị hạn chế về vốn, nguồn lực đất đai, đặc biệt là kiến thức về kỹ thuật canh tác, phương thức sản xuất, chăn nuôi cho nên họ đã có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hành động khai thác rừng và những hoạt động có tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng như vậy. Điều mà chúng ta nhận thấy ở đây là, các hoạt động dự án đã mang đến thêm những công cụ sinh kế khác cho người dân trong vùng từ đó giảm bớt những tác động tiêu cực đến rừng do các hoạt động sinh kế của người dân tạo ra. Tuy nhiên việc thay đổi nhận thức, thay đổi sinh kế của người dân khu vực vùng đệm không diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Chính vì lẽ đó, vẫn còn hiện tượng khai thác các sản phẩm từ rừng như: lấy măng, lấy cây thuốc, lấy nấm, lấy tre, nứa, luồng... có ảnh hưởng tiêu cực đến rừng như đã trình bày ở trên.

Kết quả hỏi các cán bộ lãnh đạo địa phương cũng cho thấy cuộc sống của người dân khu vực còn phụ thuộc nhiều vào rừng hay nói một cách khác rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sinh kế của họ.

Theo ý kiến đánh giá của các cán bộ địa phương cho thấy việc nâng cao đời sống của người dân là việc làm đúng đắn và hướng đi đúng giúp cho việc bảo vệ rừng bền vững. Việc nâng cao đời sống của người dân, tạo thêm thu nhập từ các nguồn khác ngoài rừng như các hoạt động của dự án đã thực hiện thể hiện tính hiệu quả rõ rệt. Khi cuộc sống của người dân vùng đệm giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng cũng có nghĩa là việc khai thác các tài nguyên rừng cho sinh kế của họ sẽ giảm xuống.

Với những kết quả bước đầu chúng ta có thể thấy tác động của dự án đối với sinh kế của người dân khu vực vùng đệm tại huyện Sơn Dương - Tuyên Quang. Hoạt động của dự án đã giúp cải thiện đời sống của nhân dân khu vực vùng đệm mà vẫn đảm bảo sự bền vững, tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ người dân khu vực vùng đệm về phát triển, nâng cao đời sống kinh tế với bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường. Nhưng đây mới chỉ là những thành công bước đầu, do dự án vẫn đang trong giai đoạn thực hiện. Với thời gian triển khai là 6 năm, chúng tôi cho rằng kết quả sẽ rõ hơn nếu thời gian dự án dài hơn hoặc khi chúng ta quay trở lại trong một thời gian sau đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 76 -146 )

×