0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Thu nhập từ ngành nghề

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 68 -146 )

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Thu nhập từ ngành nghề

Bảng 2.8. Thu từ các hoạt động ngành nghề

ĐVT: đồng/năm

Diễn giải Giá trị

bình quân

Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney

Hệ số Z p-value

Thuộc dự án 3.102.560

(3.959.031)

- 0,34 0,74

Không thuộc dự án 2.726.380

(2.600.349)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Thu nhập trung bình từ nghề tự do của nhóm hộ tham gia dự án là 3.102.560 đồng/hộ/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 2.726.380 đồng/hộ/năm. Sai số chuẩn trong thu nhập từ nghề tự do ở cả hai nhóm hộ là khá lớn.

Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thu nhập từ ngành nghề giữa hai nhóm hộ có tham gia và không tham gia dự án do không thoả mãn ở mức xác suất 95%. Các hoạt động ngành nghề như: Xây dựng, nghề mộc, hàn xì, sơn, lắp điện nước, lao động tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

do, sửa chữa xe máy, kinh doanh buôn bán,... phát triển phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình. Dự án chưa có bất kỳ hoạt động nào để phát triển các nghề phụ nêu trên. Các chủ hộ vẫn ưu tiên tham gia các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch trong lúc chính vụ. Hơn thế nữa, có rất ít hộ đi vào chuyên môn hoá đối với các nghề phụ nói trên. Lý do chính là không có nhiều việc làm ngay tại địa phương và các khu vực phụ cận. Các chủ hộ chủ yếu là tranh thủ làm thêm và nghề nghiệp chính của hộ vẫn là sản xuất nông nghiệp. Chủ hộ chưa hoàn toàn bứt ra khỏi các hoạt động sản xuất nông nghiệp để tập trung làm nghề.

2.3.6. Cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ

Biểu 2.5: Các nguồn thu hàng năm của hai nhóm hộ

Tham gia dự án Không tham gia dự án

Lúa 17% Hoa màu 4% Chè 3% Lợn 33% Gia cầm 9% Trâu bò 4% Rau xanh 3% Rừng 11% Nghề 16%

Lúa Hoa màu Chè

Lợn Gia cầm Trâu bò Rau xanh Rừng Nghề Lúa 13% Hoa màu 3% Chè 6% Lợn 20% Gia cầm 11% Trâu bò 1% Rau xanh 3% Rừng 23% Nghề 20%

Lúa Hoa màu Chè Lợn Gia cầm Trâu bò Rau xanh Rừng Nghề

Nguồn: Điều tra cơ sở kinh tế hộ gia đình nông thôn 2008

Sự phân chia nguồn thu nhập hàng năm giữa hai nhóm hộ là rất khác biệt. Đối với nhóm hộ tham gia dự án, nguồn doanh thu chính từ chăn nuôi đó là: Nuôi lợn 33% và đạt tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập hàng năm của hộ. Tiếp đến là thu nhập từ cây lúa nước đóng góp 17% trong tổng thu nhập của hộ. Thu nhập từ ngành nghề tự do chiếm 16%, thu nhập từ trồng rừng chỉ chiếm tỷ lệ 11% trong cơ cấu tổng thu nhập trong năm của hộ. Chăn nuôi gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầm chiếm 9%; chăn nuôi trâu, bò chiếm 4%; cây hoa màu chiếm 4%. Trong khi đó, cây chè có mức đóng góp khiêm tốn chỉ 3%. Điều này cho thấy việc lựa chọn khu vực, điều kiện kinh tế - xã hội để triển khai thực hiện các nội dung của dự án là rất quan trọng đối với hiệu quả và sự thành công của dự án.

Doanh thu từ rừng của hộ tham gia dự án chỉ chiếm 11% trong tổng thu nhập. Tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ đóng góp thu nhập từ rừng của nhóm hộ không tham gia dự án 23%. Nguồn thu từ rừng chủ yếu là thu lượm củi đốt để phục vụ chính cho nhu cầu tiêu dùng của hộ và một phần dư thừa sẽ đem bán. Các hộ không thể thu lượm được củi đốt để phục vụ nhu cầu của mình do không có rừng hoặc do không có lao động để đi thu lượm nên phải bỏ thêm chi phí để mua củi đốt.

Đối với các hộ không tham gia dự án, giá trị thu nhập từ rừng chiếm tỷ trọng cao nhất là 23% trong tổng thu nhập của hộ. Điều này cho thấy, các chủ hộ không tham gia dự án, kinh tế hộ còn lệ thuộc rất nhiều vào các hoạt động khai thác rừng. Tuy các sản phẩm chủ yếu được các hộ thuộc cả hai nhóm khai thác là: củi đốt, cây luồng, cây tre, cây mai, nấm, măng các loại... nhưng vẫn ảnh hưởng và làm suy kiệt các nguồn tài nguyên rừng tự nhiên. Đây là vấn đề thể hiện rõ nét nhất tác động của dự án đến sinh kế của người dân. Một mặt phản ánh ý thức của người dân về tài nguyên rừng và bảo vệ rừng; mặt khác phản ánh việc chuyển đổi sinh kế của người dân khu vực vùng đệm thực hiện có hiệu quả cần được nhân rộng mô hình.

Thu nhập từ cây lúa nước và nghề tự do có tỷ lệ như nhau chiếm 20% trong cơ cấu thu nhập và có phần cao hơn so với thu nhập nhóm hộ tham gia dự án. Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm hộ tham gia dự án.

Tóm lại, cơ cấu thu nhập giữa hai nhóm hộ điều tra có sự khác biệt khá lớn. Nhóm hộ tham gia dự án tập trung nhiều cho chăn nuôi lợn, cây lúa nước và phát triển các nghề tự do. Nhóm hộ không tham gia dự án tập trung chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu vào khai thác các tài nguyên rừng. Tỷ lệ thu nhập từ rừng trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án cũng có mức đóng góp rất lớn và xếp thứ nhất về giá trị trong cơ cấu thu nhập. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Sự lệ thuộc của kinh tế gia đình đối với tài nguyên rừng của các hộ không tham gia dự án sẽ thấy rõ ở phần đánh giá, phân tích về việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng.

Tóm lại, dự án đã giúp cho các hoạt động chăn nuôn lợn, xây bể biogas cho các hộ tham gia dự án đã làm thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ. Các hộ đã chủ động hơn trong các hoạt động chăn nuôi của mình, tập trung nguồn lực như vốn, lao động để cùng tham gia và gặt gái được những thành công nhất định cùng với dự án. Thu nhập từ rừng giảm dần và không phải là nguồn thu chính đối với nhóm hộ tham gia dự án. Chính nhờ các tác động từ các hộ tham gia dự án. Hiệu quả từ hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ tham gia dự án đã tác động, làm thay đổi cách thức, thói quen chăn thả gia súc, gia cầm của người dân khu vực vùng đệm. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho quá trình tổ chức, triển khai thực hiện dự án.

2.3.7. Tỷ lệ số hộ tham gia và thu nhập của hai nhóm hộ

Biểu 2.6. Sự tham gia và các nguồn thu trung bình năm 2008

(ĐVT: 1.000 VND) 100% 60% 0 80% 40% 20% 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Lúa Hoa màu

Chè Lợn Gia cầm Trâu bò Rau

xanh Rừng Nghề Th u n h ập t ru n g b ìn h h àn g n ăm % S l ư n g h g ia đ ìn h

% Số hộ gia đình của nhóm thuộc dự án % Số hộ gia đình của nhóm đối chứng

Thu nhập của nhóm tham gia dự án Thu nhập của nhóm không tham gia dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua biểu đồ 2.6 trên ta thấy cả hai nhóm hộ đều tập trung chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi lợn, kinh tế rừng và phát triển nghề tự do. Trong đó, đối với các hộ tham gia dự án có thu nhập từ rừng và từ cây chè là thấp hơn các hộ thuộc nhóm hộ không tham gia dự án. Còn lại, trên các lĩnh vực khác thu nhập của các hộ thuộc nhóm tham gia dự án đều cao hơn các hộ thuộc nhóm không tham gia dự án. Cụ thể là, đối với các hộ thuộc nhóm tham gia dự có tới 100% hộ đang chăn nuôi lợn thì con số này ở nhóm hộ không tham gia dự án chỉ là 44% số hộ chăn nuôi lợn. Trong hoạt động trồng cây lúa nước, khi các hộ thuộc nhóm tham gia dự án tham gia trồng lúa là 59% thì các hộ thuộc nhóm không tham gia dự án chỉ chiếm 32%. Như vậy, khả năng trồng lúa nước và nuôi lợn của các hộ thuộc nhóm tham gia dự án là tốt hơn nhiều so với các hộ thuộc nhóm không tham gia dự án.

Trong khí đó, số hộ có các hoạt động liên quan đến khai thác tài nguyên rừng thuộc nhóm không tham gia dự án là 68%, con số này ở nhóm hộ tham gia dự án chỉ chiếm 39% số hộ có các hoạt động liên quan đến khai thác tài nguyên rừng.

Đối với các lĩnh vực như trồng cây hoa màu, nuôi gia cầm, làm nghề tự do và trồng chè số lượng hộ gia đình thuộc nhóm hộ tham gia dự án và nhóm hộ không tham gia dự án không có sự khác biệt nhiều. Điều này có thể giải thích là: Đối với các hộ gia đình tham gia dự án, họ tập trung vốn cho chăn nuôi lợn và trồng rừng (cây giống, thuốc trừ sâu, phân bón, tập huấn kỹ thuật...) và trồng cây lúa nước. Vì vậy họ ít có vốn cho các hoạt động kinh tế khác, đặc biệt là nghề tự do.

Đối với cây chè, tại khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang do điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước, ... không phù hợp cho phát triển cây chè, vì vậy khó có thể đầu tư và phát triển cây chè tại khu vực này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động trồng hoa màu, chủ yếu là cung cấp cho nhu cầu cho chính hộ gia đình, vì vậy không có sự khác biệt giữa các hộ tham gia dự án và số các hộ không tham gia dự án trên lĩnh vực này.

Chăn nuôi gia cầm ở hai nhóm hộ đều thu được kết quả tốt. Điều đó nói lên rằng quy mô chăn nuôi gà, vịt của các hộ điều tra là khá lớn, tạo ra được sản phẩm hàng hoá để bán lấy tiền. Hoạt động này gắn liền với sự phát triển với việc chăn nuôi lợn trong các hộ tham gia dự án và các hộ không tham gia dự án. Chính vì vậy, số hộ chăn nuôi gia cầm ở nhóm hộ tham gia dự án với số hộ chăn nuôi gia cầm nhóm không tham gia dự án cũng không có khác biệt. Điều này cho thấy tính hiệu ứng, sức lan tỏa của dự án mang lại. Khi các hoạt động hỗ trợ, tư vấn khoa học, kỹ thuật, vốn, con giống, thức ăn cho các hộ nông dân, làm cho hoạt động chăn nuôi có hiệu quả. Kéo theo đó, các hộ không tham gia dự án sẽ học hỏi, trao đổi và làm theo các hộ đang tham gia dự án.

Có rất ít các hộ ở nhóm không tham gia dự án phát triển chăn nuôi trâu, bò. Điều đó có thể giải thích được như sau: Vốn để mua trâu, bò giống là một khoản đầu tư khá lớn. Hơn thế nữa các công việc chuẩn bị đất cho sản xuất nông nghiệp, vận chuyển chủ yếu được làm dịch vụ bởi các hộ có máy cày, máy kéo nên vai trò cũng như nhu cầu sử dụng trâu, bò để làm đất cho sản xuất nông nghiệp là không nhiều như trước đây. Trong khi, số hộ trồng cây lúa nước và cây hoa màu ở nhóm này cũng không cao. Do đó chăn nuôi trâu, bò và hiệu quả kinh tế đem lại từ chăn nuôi trâu bò tại khu vực nghiên cứu là không phát triển.

Trong khu vực ngành nghề tự do không có sự khác biệt nhiều giữa các hộ thuộc nhóm tham gia dự án và các hộ không tham gia dự án. Điều này cho thấy, các hộ dân ngày càng ý thức về phát triển kinh tế tự do, tận dụng thời gian nông nhàn - phản ánh sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm kinh tế của người dân khu vực vùng đệm; mặt khác, phản ánh nhận thức về vị trí, vai trò của vấn đề đào tạo nghề, đào tạo việc làm để phát triển kinh tế ở người dân nơi đây. Sự phát triển này là hoàn toàn phù hợp với xu thế, quy luật vận động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển của xã hội. Tạo ra những yếu tố thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

2.4. Sử dụng tài nguyên và nhận thức của các hộ về bảo vệ tài nguyên

2.4.1. Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ

Hoạt động khai thác tài nguyên rừng diễn ra ở cả trong các hộ tham gia dự án và các hộ không tham gia dự án. Trong quá trình nghiên cứu, cho thấy các hoạt động như chặt cây gỗ, chặt cành để làm củi, thu nhặt củi khô trên cây và dưới đất, chăn thả gia súc trong rừng tự nhiên là những hoạt động thường xuyên với cả hộ thuộc nhóm tham gia dự án và hộ không tham gia dự án. Các hoạt động khai thác tài nguyên rừng chỉ diễn ra theo mùa vụ như lấy măng, lấy mật ong...

Sau khi tổng hợp kết quả điều tra, tác giả đã thống kê được các hoạt động khai thác tài nguyên rừng tự nhiên của cả hai nhóm hộ và liệt kê tất cả các hoạt động khai thác đó. Đồng thời tiến hành các kiểm định Pearson Chi- Square đối với từng hoạt động như bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ

Đơn vị tính: tỷ lệ % Số hộ gia đình sử dụng tài nguyên rừng Tham gia dự án Không tham gia dự án

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square

Thu hái củi 48 97 **

Trồng chè 19 50 **

Chăn thả gia súc 4 63 **

Thu hái cây thuốc 16 7 -

Thu hái nấm 9 3 -

Hái măng tre, vầu, nứa 2 53 **

Khai thác mật ong 0 3 *

Khai thác gỗ 1 30 **

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Ghi chú: *, ** Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê tại các mức xác suất 95% và 99%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ số hộ thuộc nhóm tham gia dự án thực hiện các hoạt động thu lượm củi chiếm 48% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 97% của nhóm hộ không tham gia dự án. Khi tiến hành khảo sát, điều tra chúng tôi được biết do củi đốt mà các hộ tham gia dự án thu gom cây củi trên cây ở dạng cành khô nhỏ, cây nứa, ... trong khi đó các hộ không tham gia dự án thường thu gom củi đốt ở dạng chặt cành, tỉa cây. Hơn nữa, qua phỏng vấn của chúng tôi thấy rằng nhiều hộ gia đình trồng chè trong huyện sử dụng củi, lá cây thu gom được để sao chè. Điều đó có nghĩa là hộ nào trồng càng nhiều chè thì sẽ cần càng nhiều củi đốt để sao chè. Tỷ lệ các hộ tham gia dự án trồng chè chỉ chiếm 19% trong mẫu điều tra trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ không tham gia dự án chiếm tới 50% trong tổng số mẫu điều tra.

Mặt khác, người dân khai thác củi đốt từ rừng vì họ cho rằng nó không làm ảnh hưởng tới rừng, đến môi trường tự nhiên. Một số hộ cho rằng hoạt động lấy củi đốt (củi khô rơi dưới đất, củi khô trên cây) được nhà nước cho phép. Từ thực tế này, ta thấy những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên mà cụ thể ở đây là bảo tồn Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ chỉ có hiệu quả nếu tình hình đói

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 68 -146 )

×