ngừng được củng cố nhưng vẫn còn những thiếu sót và tồn tại.
Việc phân bổ khấu hao thực hiện còn đơn giản (chỉ phân bổ cho 2 TK đối ứng là: chi phí quản lý doanh nghiệp và phải thu nội bộ) nên kế toán của xí nghiệp không tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao, việc này chỉ thực hiện ghi trong sổ chi tiết TK 214 với các TK đối ứng.
- Việc tính khấu hao thực hiện theo từng quý nên việc tính khấu hao cho tài sản mua sắm, đưa vào sử dụng thường không xác định rõ đưa vào sử dụng tháng nào và trích khấu hao vào tháng nào, thường trích khấu hao ngày trong tháng có TSCĐ nhập về.
Hiện nay công tác sửa chữa lớn TSCĐ vẫn chưa được chú trọng đúng mức nên khi có việc phải giải quyết bị động theo kiểu chữa cháy.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ CỦA XÍ NGHIỆP. TSCĐ CỦA XÍ NGHIỆP.
Hạch toán TSCĐ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành mà còn phải áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc trưng kinh doanh riêng của đơn vị. Trước những tồn tại kể trên, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Hoàn thiện điều kiện ghi nhận TSCĐ.
5.000.000đồng trở lên. Như vậy một tài sản thoả mãn tiêu chuẩn TSCĐ có giá trị 5.000.000 đồng được coi là TSCĐ trong xí nghiệp sản xuất nhỏ, nhưng với một công ty lớn, tài sản đó chỉ được coi như công cụ dụng cụ.
Như vậy, với các mô hình và quy mô doanh nghiệp ngày càng đa dạng, cũng như sự biến động thường xuyên của giá cả thị trường, việc đặt ra giá trị giới hạn quá cụ thể như vậy lại trở lên không phù hợp. Bởi vậy tiêu chuẩn nhận biết về mặt giá trị TSCĐ cần nghiên cứu để sớm điều chỉnh tăng lên cho phù hợp hoặc đặt ra quy định về giá trị TSCĐ theo một tỷ lệ cố định trên tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Sự điều chỉnh này sẽ giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả,đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới.
2. Hoàn thiện sửa chữa lớn TSCĐ
Hiện nay, công tác sửa chữa lớn TSCĐ tại xí nghiệp vẫn chưa được chú ý đúng mức, nên khi có thực tế phát sinh phải giải quyết bị động. Điều này gây khó khăn cho công tác hạch toán chi phí, nhất là khi TSCĐ bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa sẽ rất lớn làm tăng chi phí sản xuất trong kỳ tiếp theo. Ngoài ra, việc kiểm tra hiện trạng TSCĐ để tiến hành sửa chữa TSCĐ còn sơ sài, chưa sát với thực tế.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, xí nghiệp vẫn phải có sự quan tâm thích đáng đến công tác sửa chữa TSCĐ. Cụ thể việc hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch được tiến hành như sau:
+ Trước hết theo kế hoạch, định kỳ hàng quý kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn như sau:
Nợ TK 136: TSCĐ tại các đơn vị
Nợ TK 642: TSCĐ dùng cho khối quản lý tại văn phòng xí nghiệp.
Có TK 335: Số dự kiến phải chi cho sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ trong kỳ này.
+ Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, tập hợp chi phí sửa chữa lớn chi tiết theo công việc sửa chữa.
- Nếu thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 113: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng - Nếu do xí nghiệp tự làm, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế Có TK 111, 152, 334, 338…
+ Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kết chuyển công việc chi phí như sau:
Nợ TK 335
Có TK 241(2413): Chi phí sửa chữa thực tế.
+ Trong trường hợp chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn chi phí tích trước, kế toán ghi:
Nợ TK136: TSCĐ tại các đơn vị
Nợ TK 642: TSCĐ dùng cho khối quản lý Có TK 335: Phần chênh lệch
Hoặc chi phí sửa chữa nhỏ hơn chi phí trích trước, kế toán ghi: Nợ TK 335
Có TK 721
3. Hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ
* Về phương pháp trích khấu hao.
Theo quyết định số 166TC/QĐ ngày 30/9/1999, các doanh nghiệp phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Xí nghiệp đã áp dụng trích khấu hao theo phương pháp này.
Tuy nhiên, nếu tất cả các TSCĐ, ở xí nghiệp đều áp dụng phương pháp khấu hao này thì đối với một số TSCĐ hao mòn nhanh trong thời gian đầu chi phí thực tế lớn hơn chi phí sổ và ngược lại để đảm bảo số liệu sổ kế toán phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, cũng như tình hình
+ Nhà cửa vật kiến trúc vẫn áp dụng phương pháp khấu hao đầu.
+ Máy móc, thiết bị gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, cho phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh hoặc khấu hao theo sản lượng.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý chịu tác động của hao mòn vô hình nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh.
Ta biết trong thời đại khoa học phát triển như hiện nay, chỉ sau một thời gian ngắn giá của các loại máy móc thiết bị đã bị giảm đi một nửa và công dụng của nó đã tăng lên nhiều lần.
* Lập bảng tínhvà phân bổ khấu hao.
Tại xí nghiệp, hàng quý kế toán không lập bảng tính và phân bổ khấu hao, mà chỉ lập chứng từ khấu hao.
Để phản ánh chính xác mức khấu hao hiện có, mức khấu hao tăng trong quýđồng thời phản ánh được mức khấu hao của quý trước nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, xí nghiệp nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao trên mẫu sau. (trang sau).