I. Khái quát chung về xí nghiệp dịch vụ khoa học – kỹ thuật
2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Theo quyết định ngày 26/04/1993 Bộ trưởng Bộ năng lượng đã ký, thì xí nghiệp có một nhiệm vụ và chức năng sau:
- Xây lắp các công trình điện, thuộc lưới điện 35 KV trở xuống.ư
- Gia công, chế tạo các cột điện và xà, tiếp địa, phục vụ xây lắp đường dây và trạm.
- Sửa chữa các công trình điện vừa và nhỏ san nền và làm đường thi công
- Các dịch vụ phục vụ công tác khảo sát, thiết kế. - Sản xuất vật liệu xây dựng
- Tổ chức và thực hiện các dịch vụ xã hội, đời sống
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Giám đốc: giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cán bộ công nhân viên xí nghiệp, trước Công ty về mọi hoạt động của xí nghiệp.
b. Phó giám đốc 1:
Giúp giám đốc phụ trách mảng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đội xây lắp 1,2,3. Thay giám đốc giải quyết công việc mỗi khi giám đốc đi công tác.
c. Phó giám đốc.
Giúp giám đốc phụ trách việc điều hành công việc kinh doanh, tài chính, phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đội xây lắp 4,5,6. Thay Giám đốc giải quyết các công việc mới khi giám đốc đi công tác.
d. Phòng tổ chức hành chính
* Chức năng: thực hiện công tác pháp chế hành chính quản trị và đời sống, công tác tổ chức cán bộ đào tạo, lao động tiền lương, công tác bảo vệ thanh tra, kiểm tra và quốc phòng toàn dân, công tác in ấn tài liệu.
* Nhiệm vụ:
Hành chính: quản lý và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ pháp chế hành chính, quản lý con dấu của xí nghiệp, quản lý và thực hiện công tác lễ tân, sắp xếp các cuộc hội họp của xí nghiệp, lập và điều độ lịch công tác của giám đốc, in ấn công văn giấy tờ, đồ án thực hiện quan hê giao dịch với các địa phương nơi xí nghiệp đặt trụ sở.
Quản trị: Quản lý mặt hàng, đất đai, nhà xưởng, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, trang thiết bị hành chính, quản lý đời sống công cộng của xí nghiệp, vệ sinh môi trường, trật tư an ninh, bố trí điều độ xe phục vụ lãnh đạo, thực hiện cải tạo sửa chữa tu bổ, bảo dưỡng, xây dựng mới các công trình hạ tầng của xí nghiệp.
Tổ chức lao động – tiền lương: thực hiện các chế độ với người lao động, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động trong xí nghiệp, lưu hồ sơ nhân sự theo phân cấp, lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật. Tham gia soạn thảo quy chế khoán, chi trả lương và hướng dẫn áp dụng trực tiếp trích lương cho các đơn vị quản lý. Tổ chức tham gia giải quyết các vụ việc vi phạm chế đọ chính sách nội quy, quy chế của xí nghiệp (do giám đốc yêu cầu) và tuyên truyền phổ biến pháp luật, chế độ cho các cán bọ công nhân viên trong xí nghiệp. Tổng hợp báo cáo số liệu về lao động tiền lương định kỳ lên công ty.
c. Phòng kế hoạch kỹ thuật.
*Chức năng: giúp giám đốc quản lý và điều hành công việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quản lý vật tư thiết bị thi công.
* Nhiệm vụ: giúp giám đốc làm các thủ tục hợp đồng kinh doanh ban hành các nhiệm vụ, giao nhiệm vụ kế hoạch, giao khoán cho các đơn vị trong xí nghiệp. Nghiên cứu giúp giám đốc điều hoà công việc cho các đơn vị sản xuất, tổng hợp kế hoạch củacác dịch vụ trong xí nghiệp kể cả liên doanh. Thực hiện chế đọ báo cáo định kỳ về kế hoạch tài chính, chủ trì việc nghiệm thu thanh toán các hợp đồng kinh tế. Tham gia kiểm tra quyết toán sản xuất ở các đơn vị sản xuất, soạn thảo (kể cả bổ sung hoàn chỉnh) các quy chế tìm việc giao khoán cho đơn vị trực thuộc. Chịu trách nhiệm hoàn chỉnh chứng từ sổ sách để bảo vệ quyết toán (gia hạn, quyết toán công trình) với các cơ quan cấp trên và các cơ quan chức năng khác.
g. Phòng tài chính kế toán.
* Chức năng giúp giám đốc quản lý và điều hành công việc trong lĩnh vực tài chính – kế toán
* Nhiệm vụ: xác định quản lý cung cấp, sử dụng các loại vốn quỹ của xí nghiệp, cân đối kế toán thu chi, thường xuyên có biện pháp tăng thu giảm chi để tiết kiệm, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toànvốn và phát triển
quản lý tài chính, kế toán ở các đơn vị trực thuộc xí nghiệp và tính giá thành sản phẩm.
f. Phòng khảo sát thiết kế.
* Chức năng quản lý kỹ thuật khảo sát thiết kế thi công xây lắp kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nghiệp, chất lượng sản phẩm, trực tiếp khảo sát những công trính do giám đốc giao.
* Nhiệm vụ: giúp giám đốc xem xét phê duyệt các đề cương đồ án khảo sát thiết kế và biện pháp thi công xây lắp. Tham gia công tác tiếp thị tìm việc cho xí nghiệp, tổ chức nghiên cứu điều tra để tiến hành lập báo cáo khả thi và đồ án khảo sát thiết kế các công trình xí nghiệp giao, quản lý hồ sơ thiết kế.
i. Các đội xây lắp điện.
* Chức năng: các đội xây lắp điện là đơn vị sản xuất trực thuộc xí nghiệp theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán của xí nghiệp. Thực hiện thi công lắp đặt các công trình lưới điện do giám đốc giao.
* Nhiệm vụ: Căn cứ kế hoạch chỉ thị công tác được giao, các đội tiến hành lập phương án và tiến độ thi công, lập dự án thi công (nội bộ) nêu cao về vấn đề thiết bị lao động, lập dự án và các yêu cầu khác cùng với phòng kế hoạch kỹ thuật và khảo sát thiết kế giải quyết các yêu cầu, công trình đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Tổ chức quản lý lao động, chăm lo đời sống, an toàn lao động cho công nhân viên, thực hiện hạch toán sản xuất theo các chỉ tiêu được trên giao khoán, quản lý khai thác tốt lưu lượng sản xuất theo đúng chế độ và điềulệ của xí nghiệp, hàng tháng phải báo cáo quyết toán với xí nghiệp.
k. Xưởng cơ khí:
* Chức năng: Là đơn vị sản xuất trực thuộc xí nghiệp theo chế độ hạch toán phân xưởng. Thực hiện gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí và tổ chức xây lắp.
* Nhiệm vụ: gia công chế tạo các loại cột thép, xã đỡ, tiếp địa, tổ chức thi công xây dựng những công trình xí nghiệp giao. Tổ chức cung ứng và quản lý vật tư để phục vụ gia công chế tạo và xây lắp các công trình nhà xưởng được giao. Quản lý vận hành máy Diezel, cung cấp điện cho xí nghiệp.
4. Nhận xét về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật.
Mô hình cơ cấu tổ chức của xí nghiệp bao gồm 12 đơn vị trong đó có: 4 đơn vị quản lý
8 đơn vị sản xuất
Do đó trong quá trình tổ chức còn có những ưu và nhược điểm sau. * Ưu điểm: Các đơn vị chia nhỏ tạo điều kiện cho việc tìm kiếm việc làm. Từ đó làm cho hiệu quả doanh thu của xí nghiệp tăng và đời sống của cán bộ công nhân viên ổn định.
- Việc chia nhỏ các đơn vị tạo điều kiện cho việc quản lý nhân viên chặt chẽ và có sự quan tâm của thủ trưởng đến từng cá nhân.
* Nhược điểm: Mô hình sản xuất chia nhỏ, khi có công trình lớn thì việc huy động công nhân trong đơn vị mất thời gian dài. Công tác quản lý kiểm tra và công tác tiền lương gặp nhiều khó khăn với mô hình sản xuất như trên nếu xí nghiệp có việc làm ổn định thì không những sử dụng triệt để sức lao động trong nội bộ mà còn có thể sử dụng rất nhiều người lao động bên ngoài và ngược lại.
5. Cơ cấu sản xuất.
Các đơn vị sản xuất đánh trong xí nghiệp là các đội xây lắp và xưởng cơ khí hoạt động căn cứ vào tình hình thực tế của xí nghiệp và khả năng của mỗi đơn vị. Các đơn vị đều có quy mô, tính hình thức tổ chức giống nhau.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất (trang sau)
trước giám đốc xí nghiệp về hoạt động của đội và thực hiện các điều khoản hợp đồng kinh tế mà các bên đã ký.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT
* Giám đốc kỹ thuật: Là các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có trình độ chuyên môn tốt. Nhiệm vụ chính là theo dõi và xử lý kỹ thuật. Ngoài ra các kỹ thuật viên có thể khảo sát thiết kế một số công trình và điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công xây lắp cho phù hợp với thực tế khi đội trưởng và giám đốc đồng ý.
- Kế toán đội: tập hợp chứng từ gốc, theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công. Lập các bảng phân tích chứng từ gốc bảng chi phí sản xuất và giá thành theo định kỳ tập hợp và nộp nên phòng tài chính- kế toán xí nghiệp.
*Tổ thi công: thực hiện các nhiệm vụ được giao, mỗ tổ thi công có một tổ trưởng làm nhiệm vụ đôn đốc, quản lý và chấm công các nhân viên trong tổ, thường xuyên báo cáo tiến độ sản xuất với đội trưởng.