Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân:
+ Qui hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai hiện có của các xã thuộc khu vực Khu bảo tồn, đi đôi với lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp và áp dụng khoa học kỹ thuật để khai thác tiềm năng thế mạnh của các loại đất đai; tăng cường công tác giao đất, giao rừng, lựa chọn cây trồng rừng thích hợp, có giá trị cao, thông qua phát triển sản xuất lâm nghiệp để giải quyết việc làm cho nguồn lao động dôi dư, qua đó góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ dân;
+ Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các dự án, chính sách để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Trong đó chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi, đảm bảo nước tưới tiêu, nâng cao hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp;
+ Tăng cường đào tạo nghề, khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ tay nghề, đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi tín dụng trong tạo lập, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tăng cường các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật như: kỹ thuật thâm canh lúa nước, kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật chăn nuôi lợn, trâu bò, các loại gia cầm, thú y, kỹ thuật nuôi ong, kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa.
+ Dân số sống trong khu vực bao gồm nhiều dân tộc khác nhau , mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng . Trong đó có những phong tục truyền thống tích cực , cần phải được bảo tồn và phát huy. Với những giá trị văn hóa đặc sắc , các nghề truyền thống riêng có của các dân tộc thiểu số trong khu vực sẽ là một trong những tiềm năng của du lịch sinh thái và nhân văn của khu vực .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa và ngành nghề, lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn và khu vực lân cận; thu hút người dân trong khu vực tham gia phát triển du lịch sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập thay thế cho cộng đồng dân cư vốn sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, qua đó làm giảm áp lực vào rừng;
- Giải pháp về đào tạo, giáo dục và tuyên truyền:
+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ khu bảo tồn, nhằm đảm bảo mỗi cán bộ viên chức có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, nhậy bén linh hoạt trong tiếp cận những kiến thức mới về khoa học công nghệ; có kỹ năng, phương pháp tốt trong vận động, tuyên truyền quần chúng, nhân dân.
+ Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên rừng, bao gồm cả các loài nấm ĐTHT trong khu vực bảo tồn, bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia; nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó cần giải thích, tuyên truyền rõ về giá trị dược liệu, kinh tế và đa dạng sinh học của các loài nấm ĐTHT trong khu vực Khu bảo tồn.
- Giải pháp quản lý, bảo vệ:
+ Tăng cường lực lượng và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng; thường xuyên giám sát, ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ, săn bắn trái phép và buôn bán sử dụng động vật hoang dã trên địa bàn; xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân, đơn vị thực hiện tốt.
+ Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng; có những biện pháp ngăn chặn, nghiêm cấm mọi sự phá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoại của con người, gia súc, sâu bệnh và nạn lửa rừng; coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại, tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng; nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của chính quyền địa phương từ cấp thôn, bản đến xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng; tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội của thôn, xã tham gia tích cực vào công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giải pháp kỹ thuật:
+ Tiến hành điều tra, giám định để đánh giá toàn diện hiện trạng các loài nấm ĐTHT trên địa bàn khu bảo tồn; thu thập, nghiên cứu các thông tin về đặc điểm sinh thái học của các loài chủ yếu và các loài nấm quý, có giá trị cao, trong đó cần làm rõ: loại hình rừng, sinh cảnh, điều kiện sống, phát sinh của cả loài nấm và côn trùng ký chủ; lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tạo điều kiện cho các loài nấm ĐTHT phát triển.
+ Bảo vệ, giữ gìn hiện trạng và phát triển rừng tự nhiên ở đai cao từ 300 - 700m, đảm bảo tàn che của rừng luôn lớn hơn 0,5. Nhằm tạo môi trường thích hợp nhất cho các loài nấm ĐTHT sinh trưởng và phát triển.
+ Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong việc bảo tồn da dạng sinh học; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và các loài nấm ĐTHT nói riêng.
3.4.2.2. Về khai thác và sử dụng
- Tiến hành đánh giá chi tiết, toàn diện về giá trị thương mại, giá trị dược liệu của các loài nấm ĐTHT trên khu vực Khu BTTN Tây Yên Tử, để có hướng sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xây dựng quy trình, quản lý khai thác một số loài nấm ĐTHT quý một cách khoa học, bền vững.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận
- Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, tác giả đã phát hiện, thu hái, giám định và phân lập, xác định được 13 loài nấm Đông trùng hạ thảo, ký sinh trên 5 bộ côn trùng và bộ nhện. Trong đó, có 6 loài nấm lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam và bổ sung vào danh sách khu hệ nấm lớn nước ta, là: C. sphecocephala, C. stylophora; A. novoguineensis, Torrubiella minutissima, Gibellula sp, Isaria takamizusanensis.
- Thành phần các loài nấm ĐTHT thu được trên địa bàn khu vực nghiên cứu khá đa dạng, với 13 loài khác nhau. Nấm phân bố trên nhiều loại hình rừng, độ cao,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
độ tàn che khác nhau, tập trung chủ yếu ở: rừng tự nhiên, có đai cao từ 300- 700m và độ tàn che > 0,5.
- Các loài nấm ĐTHT thu được tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng về giá trị thương mại, dược liệu, công nghiệp. Đặc biệt là giá trị dược liệu, đáng kể nhất là 5 loài nấm ĐTHT thuộc chi nấm Cordyceps và loài nấm Isaria tenuipes.
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
Isaria tenuipes chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ và độ ẩm không khí, pH môi trường, môi trường dinh dưỡng khác nhau. Hệ sợi nấm sinh trưởng tốt nhất ở: nhiệt độ không khí 250C; độ ẩm không khí 80%-85%; pH môi trường pH5-pH6; môi trường dinh dưỡng PDA+20% nhộng tằm.
- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm quý, tập trung vào các nhóm giải pháp: về công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng; khai thác và sử dụng nấm ĐTHT.
* Tồn tại
- Do hạn chế về thời gian, tài chính cũng như năng lực của tác giả nên số lượng mẫu, số loài nấm và loài côn trùng ký chủ thu được tại khu vực nghiên cứu còn thấp. Do vậy việc xác định loài nấm /Bộ ký chủ và ngược lại còn hạn chế , chỉ mang tính chất đánh giá trong phạm vi loài nấm và loài côn trùng thu được . - Đề tài nghiên cứu chưa đưa ra được dự báo về hiệu quả kinh tế và quy trình quản lý, khai thác các loài nấm ĐTHT trong khu vực nghiên cứu.
- Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu và tìm hiểu nấm ĐTHT mới ở giai đoạn đầu, do đó những thông tin, tài liệu về loài nấm này chưa nhiều. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân tích , đánh giá và so sánh với những kết quả nghiên cứu về các loài nấm ĐTHT tại Khu BTTN Tây Yên Tử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong điều kiện đầy đủ hơn về kinh phí, thời gian và nhân lực, đề nghị tiếp tục nghiên cứu theo hướng điều tra toàn diện, chi tiết tại tất cả các địa điểm của Khu BTTN Tây Yên Tử. Thời gian điều tra trong tất cả các tháng trong năm, có lặp lại ít nhất 2 năm liên tục, để đánh giá toàn diện hiện trạng nấm ĐTHT trên địa bàn và tăng thêm mức tin cậy về những kết quả nghiên cứu ở trên.
- Qua kết quả điều tra sơ bộ của tác giả cho thấy, thành phần loài nấm ĐTHT trên địa bàn Khu BTTN Tây Yên Tử khá đa dạng nhưng sản lượng không nhiều, do vậy cần cân nhắc trong việc bảo tồn, khai thác và sử dụng nấm một cách hợp lý. Trên cơ sở đảm bảo lợi ích của dân cư trong vùng và bảo tồn, đa dạng sinh học; tránh việc khai thác quá mức gây suy giảm số lượng, chủng loại hoặc làm tuyệt chủng các loài nấm quý.
- Cần đánh giá, phân tích cụ thể và tiến hành thử nghiệm trong thực tiễn các giải pháp đã đề xuất, để đề ra những giải pháp hiệu quả nhất cho công tác bảo tồn, phát triển khai thác tài nguyên rừng, cũng như các loài nấm ĐTHT trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Lê Doãn Diên, Phạm Thị Thùy, Nguyễn Giáng Vân, Trần Thanh Tháp, Đồng Thanh, Nguyễn Thị Bắc, 1994. Kết quả nghiên cứu phân lập và sản xuất nấm
Beauveria bassiana và bước đầu tìm hiểu biện pháp sử dụng nấm để phòng trừ mọt hại kho nông sản. Hội nghị khoa học toàn quốc về Công nghệ sinh học và Hóa sinh phục vụ sản xuất và ĐS, HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đông trùng hạ thảo. http://vietsciences.free.fr.
3. Trịnh Tam Kiệt, 1996. Danh mục các loài nấm lớn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Trịnh Tam Kiệt, Đặng Vũ Thanh, Hà Minh Trung, 2001. Lớp ASCOMYCETES, Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
5. Đỗ Tất Lợi, 1977. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (In lần thứ 3, có sửa chữa bổ sung). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Chu Viết Luân, 2002. Bắc Giang, thế và lực mới trong thế kỷ XXI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Trần Văn Mão, 2002. Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích. Tập II. Sử dụng vi sinh vật có ích. Trường Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Phạm Quang Thu, 2009. Điều tra phát hiện nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps nutans Pat. Phân bố ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang. Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn 4/2009, trang 91-94 ".
9. Phạm Thị Thùy, Đồng Thanh, Nguyễn Thị Bắc, Trần Thanh Tháp, 1994. Kết quả nghiên cứu sản xuất nấm côn trùng Beauveria và Metarhizium để phòng trừ một số sâu hại cây trồng. Hội nghị khoa học toàn quốc về Công nghệ sinh học và Hóa sinh phục vụ sản xuất và đời sống, Hà Nội.
10. Nguyễn Khánh Toàn, 2008. Đông trùng hạ thảo có công dụng gì. www.camnangphunu.com
Tài liệu tiếng Anh
11. Ahn Y.J., Park S.J., Lee S.G., Shin S.C., Choi D.H. 2000. Cordycepin: selective growth inhibitor derived from liquid culture of Cordyceps militaris
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12. Dick-Hyun Cho, Yun-Man Cho, Jong-Il Lee. 2000. Fruitbody Formation of
Cordyceps militaris in Allomyrina dichotoma Linnaeus. Annual Report of Department of biology, Division of Life and Technology, Woosuk University, Cheonju 565-800, Korea.
13. Gi-Ho Sung, Nigel L. Hywel-Jones, Jae-Mo Sung, J. Jennifer Luangsa-ard, Bhushan Shrestha and Joseph W. Spatafora. 2007. Phylogenetic classification of
Cordyceps and the clavicipitaceous fungi. Studies in Mycology 57: 5–59.
14. Han HC, Lindequist U, Hyun JW, Kim YH, An HS, Lee DH, et al. Apoptosis induction by acetoxyscirpendiol from Paecilomyces tenuipes in human leukaemia cell lines Pharmazie 2004; 59: 42–9.
15. Jae-Sung Kim, Kumar Sapkota, Se-Eun Park, Bong-Suk Choi, Seung Kim, Nguyen Thi Hiep, Chun-Sung Kim, Han-Seok Choi, Myung-Kon Kim, Hong- Sung Chun, Yeal Park, and Sung-Jun Kim. 2006. A Fibrinolytic Enzyme from the Medicinal Mushroom Cordyceps militaris. The Journal of Microbiology, Dec. 2006, p. 622-631. Vol. 44, No. 6.
16. Jiang-Feng Song, Chun-Quan Liu, Da-Jing Li and Bang-Quan Jin. 2007. Optimization of cordycepin extraction from cultured Cordyceps militaris by HPLC-DAD coupled with uniform design. J Chem Technol Biotechnol 82:1122– 1126 .
17. Kim G.Y., Ko W.S., Lee J.Y., Lee J.O., Ryu C.H., Choi B.T., Park Y.M., Jeong Y.K., Lee K.J., Choi K.S., Heo M.S., Choi Y.H. 2006. Water extract of
Cordyceps militaris enhances maturation of murine bone marrow- derived dendritic cells in vitro. Biol .Pharm. Bull. 29:354-360.
18. Klaunig JE, Kamendulis LM. 2004. The role of oxidative stress in carcinogenesis. Annu. Rev. Pharmacol. 44: 239-267.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19. Lee H, Kim Y.J., Kim H.W., Lee D.H., Sung M.K., Park T. 2006. Induction of apoptosis by Cordyceps militaris through activation of caspase-3 in leukemia HL-60 cells. Biol. Pharm. Bull. 29: 670-674.
20. Li Cui, Ming Sheng Dong, Xiao Hong Chen, Mei Jiang, Xin Lv, Guijun Yan. 2008. A novel fibrinolytic enzyme from Cordyceps militaris, a Chinese traditional medicinal mushroom. World J Microbiol Biotechnol (2008) 24:483– 489.
21. Mina Masuda, Eriko Urabe, Akihiko Sakurai, Mikio Sakakibara, 2005. Production of cordycepin by surface culture using the medicinal mushroom
Cordyceps militaris. Enzyme Microbial. Technol. 39 (2006) 641–646.
22. Mao X.L. 2000. The macrofungi in China, Henam Technical and Science Publication House.
23. Nam KS, Jo YS, Kim YH, Hyun JW, Kim HW. Cytotoxic activities of acetoxyscirpenediol and ergosterol peroxide from Paecilomyces tenuipes Life Sci
2001; 69: 229–37
24. Nan J.X., Park E.J., Yang B.K., Song C.H., Ko G., Sohn D.H. 2001. Antifibrotic effect of extracellular biopolymer from submerged mycelial cultures of Cordyceps militaris on liver fibrosis induced by bile duct ligation and scission in rats. Arch. Pharm. Res. 24:327-332.
25. Patcharaporn Wongsa, Kanoksri Tasanatai, Patricia Watts and Nigel Hywel- Jones, 2005. Isolation and in vitro cultivation of the insect pathogenic fungus
Cordyceps unilateralis. Annual Report of National Center for Genetic Engineering and Biotechnology, Thailand.
26. Russell R., Paterson M. 2008. Cordyceps – A traditional Chinese medicine and another fungal therapeutic biofactory?. Phytochemistry 69 (2008) 1469– 1495.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn