Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sự sinh trƣởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 71)

hệ sợi nấm Isaria tenuipes

- Đặc điểm của hệ sợi nấm (Hình 20):

Sợi nấm được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng PDA, pH6 theo 6 thang độ ẩm không khí khác nhau, từ 75% - 100%. Sợi nấm bông, xốp, ban đầu có mầu trắng, sau chuyển thành mầu trắng xanh, lõi vòng trong của hệ sợi nấm hơi vàng, sợi nấm mọc chìm sâu trong môi trường dinh dưỡng. Tại ngưỡng độ ẩm không khí là từ 80% trở lên, sau 36 ngày, sợi nấm hình thành thể quả mầu vàng nhạt, mọc bám lên thành hộp Petri.

Hình 20: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes

dưới ảnh hưởng của độ ẩm không khí

- Tốc độ sinh trƣởng của hệ sợi nấm:

Cũng sau 15 ngày nuôi cấy nhưng ở 6 mức độ ẩm không khí khác nhau, kết quả thu được về tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới tác động của độ ẩm không khí, được trình bày ở bảng 3-11.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3-11. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của độ ẩm không khí

TT Độ ẩm không khí

Tốc độ sinh trƣởng của hệ sợi nấm

Sau 5 ngày (mm) Sau 10 ngày (mm) Sau 15 ngày (mm) Tốc độ bình quân (µm/h) Dung sai (µm/h) 1 75% 7,00 19,60 48,51 67,4 ± 3 2 80% 8,45 25,35 54,75 76,0 ± 2 3 85% 7,90 22,91 55,14 76,6 ± 3 4 90% 7,55 20,39 49,50 68,8 ± 2 5 95% 8,75 25,38 50,35 69,9 ± 4 6 100% 9,68 30,01 50,28 69,8 ± 3

Kết quả tại bảng 3-11 cho thấy, tại các thang độ ẩm không khí là 75%, 90%, 95%,100% tốc độ sinh trưởng hệ sợi của nấm Isaria tenuipes tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch lớn. Sự khác biệt rõ nét chỉ xẩy ra ở 2 ngưỡng độ ẩm không khí 80%, 85%, với tốc độ sinh trưởng của sợi nấm nhanh hơn so với ngưỡng độ ẩm khác khoảng 10 -13%.

So sánh với độ ẩm bình quân hàng năm của huyện Sơn Động là 82% (trong rừng có thể cao hơn một chút). Có thể thấy rằng, điều kiện về độ ẩm tại Khu BTTN Tây Yên Tử hoàn toàn thích hợp đối với loài nấm Isaria tenuipes .

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 71)