Xuất hƣớng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 76)

nấm quý

Từ tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, cũng như trên thế giới và kết quả nghiên cứu ở trên cho ta thấy rằng: các loài nấm ĐTHT có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái rừng, nhất là rừng tự nhiên. Một khi hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh thái rừng thay đổi hay mất đi sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến số lượng, thành phần loài nấm ĐTHT hoặc thậm chí có thể làm cho chúng bị tuyệt chủng.

Tài nguyên thiên nhiên của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang nói chung, hệ sinh thái rừng Khu BTTN Tây Yên Tử nói riêng vốn rất đa dạng và phong phú. Nhưng do những chính sách định hướng chưa đầy đủ của nhà nước về rừng trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước; cộng với đời sống của cộng đồng dân cư ven rừng quá khó khăn, việc mưu sinh hàng ngày chủ yếu dựa vào rừng; hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác, tàn phá tài nguyên rừng diễn ra một cách ồ ạt và rộng khắp tại các địa phương, dẫn tới tài nguyên rừng suy giảm một cách nghiêm trọng. Cho đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhờ sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã đầu tư nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Giang như: PAM, 327, 661 …; cùng với công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng của tỉnh được triển khai đồng bộ, đã giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Sơn động từ hơn 20% năm 1997 lên gần 40% năm 2009.

Việc triển khai thực hiện tốt các chương trình dự án về lâm nghiệp và các chính sách đầu tư của nhà nước như: chương trình 135, chính sách trợ giá trợ cước, chính sách 134, chính sách Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn....được triển khai thực hiện tốt. Qua đó đã tạo điều kiện tăng cường cơ sở hạ tầng cho miền núi, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc và góp phần đáng kể cho việc cải thiện môi trường sinh thái ở địa phương, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho vùng, từ đó giúp giảm sự phụ thuộc vào rừng.

Tuy nhiên, theo kết quả đã phân tích ở trên (Chương III), thì điều kiện kinh tế và đời sống của đồng bào quanh khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của đa số các hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân trong vùng phụ thuộc vào nông , lâm nghiệp . Những hoạt động như khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc và phát nương làm rẫy vẫn tiếp diễn trong khu bảo tồn. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên rừ ng, cảnh quan khu bảo tồn.

Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng hiện có và thực trạng công tác tác bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng của khu vực Khu BTTN Tây Yên Tử. Tác giả xin đề xuất một số hướng bảo tồn, phát triển và khai thác, sử dụng một số loài nấm ĐTHT quý trên địa bàn như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 76)