Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ không khí đến sự sinh trƣởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)

hệ sợi nấm Isaria tenuipes

- Đặc điểm của hệ sợi nấm (Hình 19)

Sợi nấm được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng PDA, pH6 theo 5 thang nhiệt độ không khí khác nhau, từ 150C - 350C. Sợi nấm bông, xốp, ban đầu có mầu trắng, sau chuyển thành mầu trắng xanh, sợi nấm mọc chìm sâu trong môi trường dinh dưỡng. Tại ngưỡng nhiệt độ không khí là 250

C sau 36 ngày, sợi nấm hình thành thể quả mầu vàng nhạt, dẹt, mọc bám lên thành hộp Petri.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 19: Đặc điểm của hệ sợi nấm Isaria tenuipes dưới tác động của nhiệt độ không khí

- Tốc độ sinh trƣởng của hệ sợi nấm:

Sau 15 ngày nuôi cấy ở 5 nền nhiệt độ khác nhau, kết quả thu được về tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới tác động của nhiệt độ không khí, được trình bày ở bảng 3-10.

Bảng 3-10. Sinh trưởng của hệ sợi nấm dưới ảnh hưởng của nhiệt độ không khí

TT Nhiệt độ không khí

Sinh trƣởng của hệ sợi nấm

Sau 5 ngày (mm) Sau 10 ngày (mm) Sau 15 ngày (mm) Tốc độ bình quân (µm/h) Dung sai (µm) 1 150C 6,50 16,25 27,50 38,2 ± 2 2 200C 9,55 25,50 43,00 59,7 ± 3 3 250C 13,48 37,74 55,67 77,3 ± 2 4 300C 9,46 21,76 37,75 52,4 ± 2 5 350C 3,00 6,60 9,00 12,5 ± 1

Từ số liệu thống kê tại bảng 3-10 cho thấy: sợi nấm Isaria tenuipes mọc rất chậm ở thang nhiệt độ 350C, nhưng sinh trưởng khá nhanh ở các yếu tố nhiệt độ 200

C, 250C, 300C. Trong đó ở 250C, sợi nấm sinh trưởng nhanh nhất, gấp hơn hai lần so với yếu tố nhiệt độ 150

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả trên cho thấy, nhiệt độ không khí khoảng 250C là nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm Isaria tenuipes sinh trưởng và phát triển. Đối chiếu với nhiệt độ trung bình hàng năm là 230

C của huyện Sơn Động, có thể xác định được rằng trên địa bàn khu vực nghiên cứu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi để loài nấm ĐTHT Isaria tenuipes sinh trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)