Kiến nghị với bộ tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bạch minh (Trang 109 - 112)

- Bộ tài chính cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách, quy chế về chế độ kế toán sao cho phù hợp với thực tế và sát với chuẩn mực kế toán quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các chế độ, chuẩn mực bởi vì hiện nay các chế độ chuẩn mực chỉ quy định một cách rất chung chung không cụ thể do đó mỗi doanh nghiệp lại hiểu và vận dụng khác nhau gây ra sự không nhất quán.

- Ngoài ra, bộ tài chính cần tổ chức tốt công tác an ninh kiểm tra, thanh tra tình hình tài chính, tình hình thực hiện các chế độ kế toán từ đó phát hiện ra sai sót và có biện pháp diều chỉnh tại các đơn vị để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

3.3.3.Kiến nghị với chính phủ

- Kiện toàn khung pháp lý cho doanh nghiệp

Các cơ quan quản lý Nhà nước trên cơ sở rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan các hoạt động của luật doanh nghiệp, kết hợp với kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp để thu thập ý kiến đầy đủ và rộng rãi các bên liên quan , tiến hành kiện toàn khung pháp lý cho từng lĩnh vực nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng.

Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho các doanh nghiệp trong nước nhiều mối quan hệ mới, đặc biệt là các quan hệ đối ngoại nên việc bổ sung, luật hóa các cam kết song phương, đa phương của Việt Nam với các đối tác quốc tế ở thời điểm này là thực sự cần thiết.

Kiện toàn khung pháp lý còn giúp xã hội hạn chế được rủi ro, ngăn ngừa hành vi trục lợi quá đánh của các doanh nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra giám sát

Nhà nước cần có quy định xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, mà hiện nay mới chỉ thực hiện được ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, mà chưa chú trọng đến các lĩnh vực khác.Kết quả sẽ được công bố công khai hàng năm, có hệ thống cảnh báo sớm tình trạng tài chính xấu để các doanh nghiệp có phương án khắc phục, đồng thời phát hiện và phạt thích đáng các hành vi không tốt, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm nguyên tắc hoạt động chung của thị trường.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp

Để thực thi Luật doanh nghiệp có hiệu quả, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần phải được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm phổ biến pháp luật rộng rãi cho tất cả các doanh nghiệp và phải có sự hiệp lực, đồng

lòng của nhiều bên liên quan, nhiều tổ chức cùng đóng góp và tham gia thì mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.

- Tạo các kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả.

Vốn luôn là tiền đề quan trọng hàng đầu cho mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp vì vậy Nhà nước cần có những quy định, chính sách phù hợp nhằm tạo ra các kênh huy động vốn an toàn và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tiếp tục giám sát và điều chỉnh lãi suất ngân hàng, giảm thiểu các thủ tục rườm rà trong quy trình tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nhà nước cũng nên có các biện pháp hợp lý nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, thực hiện đầy đủ các ưu đãi đối với doanh nghiệp này khi tham gia thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bạch minh (Trang 109 - 112)