Đánh giá công tác thẩm định tại PGD NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Chợ Mơ.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tín dụng cá nhân phòng giao dịch sacombank chợ mơ (Trang 46)

- Mục đích vay

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN PHÒNG GIAO DỊCH SACOMBANK CHỢ MƠ

2.2.4 Đánh giá công tác thẩm định tại PGD NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Chợ Mơ.

2.2.4.1.Kết quả đạt được

- Thời gian thẩm định tương đối nhanh, tùy theo từng sản phẩm vay mà thời gian thẩm định khác nhau, tuy nhiên trung bình khoảng thời gian nhận hồ sơ đến khi ra quyết định tín dụng sẽ nằm trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Đây là khoảng thời gian tương đối nhanh so với các ngân hàng thương mại khác.

 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong những năm qua tăng mạnh là do công tác thẩm định KHCN tương đối khoa học, bài bản, đạt hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian cũng như chi phí cho ngân hàng và khách hàng, tạo niềm tin và thu hút khách hàng đến ngân hàng nhiều hơn.

- Quy trình thẩm định có sự chuyên môn hóa hơn trước, từng khâu của quy trình thẩm định vận hành tương đối trơn tru, có sự phân công rõ ràng đối với từng đơn vị cũng như từng cá nhân giúp giảm thiểu nhiều rủi ro cho Ngân hàng như không tốn nhiều chi phí

Có được kết quả như trên là do một số nguyên nhân sau:

+ PGD Sacombank Chợ Mơ đã áp dụng mô hình thẩm định tập trung áp dụng theo mô hình phê duyệt, thẩm định tập trung của HSBC, việc thẩm định theo mô hình này giúp cho công tác thẩm định được tiến hành tập trung cũng như mức độ chuyên môn hóa cao, do đó thời gian thẩm định được tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn khi ngân hàng thẩm định theo mô hình phân tán, điều này không chỉ giúp cho hiệu quả công tác thẩm định được nâng cao hơn mà còn làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

+ Cán bộ thẩm định của ngân hàng thường xuyên được tiếp xúc, cập nhật cũng như hướng dẫn các văn bản mới, những quy định chung của Sacombank trong việc cho vay, thẩm định…Điều này giúp cho cán bộ thẩm định hiểu rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của mình trong công việc thẩm định khách hàng, đồng thời tránh được những sai lầm trong công tác thẩm định do không hiểu hoặc hiểu sai những quy định trong các văn bản.

+ Về trình độ chuyên môn các cán bộ thẩm định KHCN đều có trình độ đại học, bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định đều có độ tuổi trẻ, sức trẻ cộng với trình độ chuyên môn là những yếu tố không thể thiếu trong công việc đòi hỏi sự năng động nhạy bén như công việc thẩm định khách hàng chính vì vậy các cán bộ thẩm định của PGD đều là những con người có đầy đủ khả năng để tiến hành công tác thẩm định một cách có hiệu quả.

+ Sacombank hàng năm dành 1 khoản chi phí tương đối lớn để đào tạo cán bộ, tổng kinh phí đào tạo năm 2008 lên đến 11,36 tỷ đầu tư cho các khóa học và 11290

lượt nhân viên được tham gia các chương trình đào tạo do Sacombank tổ chức, chính vì vậy đã đảm bảo cho trình độ các CBTĐ luôn được nâng cao đảm bảo với sự thay đổi không ngừng của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các chính sách, sản phẩm ngân hàng…

+ Về công nghệ ngân hàng Sacombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực cập nhật các công nghệ ngân hàng, đảm bảo công việc thẩm định được tiến hành một cách thuận lợi ở đây có thể nói đến công nghệ Globus, phần mềm outlook giúp cho việc kết nối giữa PGD với các PGD khác hay với chi nhánh được dễ dàng hơn, các chuyên viên thẩm đinh khách hàng cá nhân dễ dàng trao đổi với các chuyên viên khách hàng tại các PGD về các thông tin trong bộ hồ sơ cần thẩm định và tạo điều kiện cho việc sử lý hồ sơ vay với thời gian nhanh, tăng hiệu quả cho công tác thẩm định

2.2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định KHCN là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ. Những hạn chế đó là:

- Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn tương đối phụ thuộc nhiều vào thông tin từ phía khách hàng cung cấp. Thẩm định tín dụng thị trường là một vấn đề khá phức tạp bởi sự biến động của thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác (chính trị, thời tiết, truyền thống, sở thích…). Trong vấn đề này thì việc nắm bắt thông tin và nhận định thông tin thị trường một cách nhanh nhạy là vô cùng cần thiết. Các nguồn thông tin có nhiều song hiện nay đa số các phân tích tín dụng dựa trên nguồn thông tin do đối tượng xin vay cung cấp. Vì thế trong báo cáo thẩm định những ý kiến về dự báo thị trường, phân tích cung cầu thị trường hoặc là thiếu hoặc là chưa có cơ sở tin cậy. Đây chính là một yếu tố khá quan trọng tác động đến sự thành công của dự án, nó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề trả nợ của người xin vay. Ngoài ra các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa chính xác do phần lớn nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp.

- Cán bộ thẩm định còn thiếu về số lượng và hạn chế kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phần lớn ở độ tuổi còn trẻ, bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên thì do còn chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ trong khi đó khách hàng cá nhân rất đa dạng không phải khách hàng nào cũng thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Do đó cán

bộ thẩm định phải có trình dộ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về các vấn đề của đời sống xã hội,kinh tế. Bên cạnh đó việc chuyển đổi mô hình thẩm định theo hướng tập trung tạo những ưu điểm lớn cho ngân hàng, tuy nhiên do tất cả các hồ sơ của toàn bộ chi nhánh đều thông qua bộ phận thẩm định trong tình hình số lượng nhân viên thẩm định còn thiếu chính vì vậy làm cho khối lượng công việc cần xử lý đối với mỗi nhân viên nhiều lúc quá nhiều, đặc biệt trong những dịp cuối năm, khi mà nhu cầu vay vốn của dân cư tăng cao điều này làm cho trong nhiều trường hợp cán bộ thẩm định không thể thẩm định kỹ một bộ hồ sơ, từ đó bỏ qua những sai sót hoặc những hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng, làm cho công tác thẩm định không đạt được hiệu quả như mong muốn, gây rủi ro cho ngân hàng.

- Quy trình thẩm định còn một số bất cập, cán bộ thẩm định đôi khi gặp khó khăn trong quá trình thẩm định do sản phẩm chi vay cá nhân rất đa dạng trong khi quy trình thẩm định đối với khách hàng cá nhân mang tính chung chung không cụ thể hóa cho từng sản phẩm gây khó khăn cho việc thẩm định đặc biệt là đối với những cán bộ chưa có kinh nghiệm.

- Về vấn đề tài sản đảm bảo, ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi bỏ xót những khách hàng có tiềm năng, làm thu hẹp quy mô cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Bên cạnh đó công tác định giá tài sản đảm bảo cả về giá trị và tính pháp lý đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân.

- Các hạn chế khác: Ngân hàng chưa có một thước đo cụ thể nào để đánh giá tổng quan hiệu quả của công tác thẩm định như chi phí cho mỗi cuộc thẩm định hay mức độ tác động của hoạt động thẩm định đối với công tác tín dụng. Điều này gây khó khăn cho việc xác định hiệu quả thật sự của công tác thẩm định.

Đối với những hồ sơ vay vốn của đối tượng KHCN xa địa bàn Hà Nội nhiều khi không chính xác.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tín dụng cá nhân phòng giao dịch sacombank chợ mơ (Trang 46)