TẠI PGD CÁT LINH CHI NHÁNH NHNN&PTNT THANH XUÂN 3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của PGD:
3.2.3 Hoàn thiện quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng của ngân hàng phải tuân theo một quy trình thống nhất mà NHNN đã quy định để đảm bảo việc đưa ra quyết định chính xác khi cấp tín dụng và kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng tín dung ngân hàng nên ngày càng hoàn thiện quy trình tín dụng để thủ tục vay được nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng, bên cạnh đó vẫn đảm bảo được sự chặt chẽ trong quá trình cho vay.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi
• Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng:
Trong quá tình thẩm định ngân hàng sẽ xem xét khả năng chi trả nợ của khách hàng, từ đó ngân hàng sẽ chọn lọc những cơ hội đầu tư tốt, hiệu quả, đảm bảo tính sinh lời và đầu tư an toàn cho ngân hàng. Trước hết, để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cần phải có một quy trình thẩm định tín dụng với hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, cũng như nhiều ngân hàng khác, Agribank cũng đã hoàn thiện cho ngân hàng mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên do hệ thống còn mới, PGD cũng không nên cứng nhắc, rập khuôn mà nên căn cứ vào tình hình ở mỗi thời điểm, thường xuyên cập nhật, thay đổi, bổ sung hệ thống chấm điểm này cho phù hợp với ngân hàng mình.
Thông tin tín dụng ngoài được cung cấp từ hệ thống trên còn được cung cấp từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN(CIC) hoặc tư nhân (như PCB). Các trung tâm này sẽ cung cấp dịch vụ gồm các loại báo cáo tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể nhân. Để xử lý các thông tin đó nhân tố con người rất quan trọng, cán bộ thẩm định phải là người có năng lực, trình độ và kinh nghiệm và đạo đức. Thực tế cho thấy chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng. Như vậy cán bộ tín dụng đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát, đánh giá chính xác năng lực của khách hàng. Nếu công tác này được làm tốt sẽ tạo điều kiện cho PGD chủ động trong việc ngăn chặn rủi ro và tài trợ cho các khoản cho vay một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm định khách hàng còn giúp cho PGD có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro tiết kiệm chi phí cho PGD
• Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro sát sao và có biện pháp xử lý nhanh nhạy:
Khi ngân hàng mở rộng tín dụng thì công tác kiểm tra giám sát cần được nâng lên một mức tương ứng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Những khoản vay của khách hàng thường có những biến động với những rủi ro khác nhau tùy từng ngành nghề, vì vậy ngân hàng nên chú trọng đến cả những rủi ro bất ngờ không thể lường trước do những điều kiện khách quan hay chủ quan từ phía khách hàng. Muốn vậy việc kiểm tra, kiểm soát của PGD không chỉ dựa vào những số liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp. Mà cần chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của khách hàng. Việc giám sát và kiểm tra sau vay là trách nhiệm không chỉ của cán bộ tín dụng mà còn của lãnh đạo PGD. Từ những quan sát thực tế và tình hình biến động của thị trường, lãnh đạo PGD sẽ phải có những chỉ đạo thích hợp. Cán bộ tín dụng cũng cần phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi
báo cáo với lãnh đạo để có thể giúp ngân hàng đề ra các biện pháp khắc phục và bảo tồn vốn vay. Xét trong tình hình hoạt động tín dụng hiện nay, công tác kiểm tra giám sát của PGD còn thưa và yếu. Một phần lý do cũng bởi vì lực lượng mỏng vì vậy việc chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng gặp khó khăn. Thường thì mỗi cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm khoản tín dụng của mình. Giải pháp đặt ra cho Agribank đối với vấn đề này là ngân hàng cần lập một bộ phận riêng chuyên quản lý các khoản tín dụng sau khi đã giải ngân. Có như vậy hoạt động tín dụng mới dược chuyên môn hoá, đảm bảo tính khách quan, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.
• Tiến hành phân loại nợ thường xuyên và có chính sách xử lý nợ quá hạn hợp lý : Một khoản tín dụng có vấn đề sẽ có một số dấu hiệu sau: khách hàng trì hoãn việc gặp gỡ cán bộ tín dụng, hoãn nộp báo cáo tài chính( khách hàng là doanh nghiệp, công ty…), chậm trễ thanh toán gốc và lãi, đi kèm suy giảm các khoản tiền gửi, gia tăng các khoản phải thu…Những dấu hiệu này sẽ sớm được phát hiện nếu cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và sự nhạy bén với tình hình. Trước hết, cán bộ tín dụng phải thường xuyên rà soát lại các khoản vay để có thể phân loại chúng dựa trên thời hạn. Tiếp theo, cán bộ tín dụng phải sát sao theo dõi tình hình của khách hàng, phân tích những thông tin thu được trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân, diễn biến trong tương lai rồi báo cáo với lãnh đạo. Ngân hàng cần thường xuyên thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, thái độ của khchs hàng để tìm hiểu về khả năng thu nợ của ngân hàng. Trên cơ sở thực trạng của khách hàng, ngân hàng sẽ phối hợp để cùng tìm ra phương hướng giải quyết, tháo gỡ hoặc chuẩn bị dự phòng trong trường hợp xấu.
Việc phát hiện sớm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra. Bên cạnh đó phát hiện sớm ra những dấu hiệu bất thường của khoản nợ, ngân hàng cần phải có những biện pháp cụ thể để xử lí những khoản nợ quá hạn một cách kịp thời. Nợ quá hạn là một phần của nợ rủi ro phản ánh chất lượng tín dụng. Trong những năm qua, tỷ lệ nợ rủi ro có thời điểm lên tới 4% tổng dư nợ cho thấy tình trạng nợ quá hạn của PGD còn xảy ra rất nhiều. Chính vì vậy, đối với nợ quá hạn cần có biện pháp xử lí một cách kịp thời như: nhắc nhở, đốc thúc khách hàng…ngăn ngừa tình trạng nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu nhiều hơn. Ngân hàng cũng có thể xem xét gia hạn nợ, cơ cáu lại kì hạn nợ cho khách hàng. Nhưng việc này khiến cho ngân hàng phải gia tăng chi phí do vậy ngân hàng nên cân nhắc trước khi quyết định. Trước thực tế con số cơ cấu lại kì hạn nợ của PGD trên 5% tổng số món vay cho thấy PGD nên giảm con số này xuống khi mà trong những năm tới tiến hành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi
mở rộng tín dụng, chắc chắn số món vay sẽ tăng lên và con số 5% sẽ là con số nguy hiểm.
Xử lý nợ cũng là một vấn đề cần quan tâm khi mà cơ chế pháp lý vẫn còn gây ra một số khó khăn cho ngân hàng. Giá trị tài sản đảm bảo thì hao mòn dần theo thời gian, ngân hàng phải trả chi phí cho việc trông coi, bảo quản, theo dõi. Ngân hàng có thể có các biện pháp để giải quyết như ngân hàng tự bán, ngân hàng phối hợp với khách hàng hay khách hàng tự bán, nhưng việc phát mãi tài sản vẫn rất chậm trễ đặc biệt là với tài sản có dính líu tới các vụ án hay khối tài sản lớn khó tìm được người mua. Việc phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ cần phải nhanh gọn. Về vấn đề này ngoài mong chờ sự thay đổi về cơ chế pháp lý thì ngân hàng cũng có thể nhờ vào sự hỗ trợ của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHNN&PTNT. Đây là một hình thức chuyên môn hóa để giải quyết các khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo. Công ty này hỗ trợ rất lớn cho ngân hàng trong việc quản lí các khoản nợ quá hạn và các tài sản đảm bảo kèm theo. Chính vì vậy, công việc quản lí, khai thác khối tài sản này giờ đây được chuyên môn hóa do công ty quản lí nợ và khai thác tài sản đảm nhiệm, nên việc xử lí nợ quá hạn sẽ có hiệu quả hơn.