Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNN&PTNT -Phòng giao dịch Cát Linh (Trang 51)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Cao Thị Ý Nh

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:

2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại:

Như đã đánh giá ở trên, PGD là một Ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của ngân hàng còn một số hạn chế nhất định. Điều đó được thể hiện trong những nhận định sau:

Thứ nhất là đối tượng khách hàng của PGD vẫn chủ yếu là khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức khác tuy đang có xu hướng tăng lên nhưng khối lượng tín dụng mà đối tượng khách hàng này được cấp vẫn còn khá nhỏ, nhất là khi lượng huy động của PGD là rất lớn. Nhà nước rất khuyến khích cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì vậy nếu ngân hàng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế thì vùa giúp ngân hàng tăng thêm thị phần tẳn thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế cũng như thực hiện đúng chủ trương mà nhà nước đề ra.

Thứ hai tăng trưởng tín dụng là thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này không tương xứng với tiềm năng của ngân hàng khi mà nguồn vốn huy động được luôn cao hơn 200 tỉ trong khi tín dụng chỉ chiếm chưa đến 20% nguốn huy động. Điều này dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn chính nhưng lại khó có thể đảm bảo cho ngân hàng trả nợ. Thậm chí khiến PGD trở thành gánh nặng đối với ngân hàng mẹ. Khi mà ngân hàng hạn chế các khoản cho vay ra thì đây cũng là một lý giải tại sao mức độ an toàn của các khoản tín dụng tăng lên và nợ xấu giảm nhanh chóng chỉ trong một năm( năm 2010 so với 2009). Phản ứng của ngân hàng là nhanh nhạy nhưng dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng đã thấp nay còn thấp hơn.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi

Thứ ba là tỷ lệ nợ không trả đúng hạn lớn hơn 5% và tỷ lệ nợ cơ cấu lại hời hạn trả nợ lớn hơn 3% so với tổng số món nợ. Điều này giải thích tại sao nợ rủi ro lại luôn cao hơn 3% so với tổng dư nợ do nợ rủi ro còn bao gồm cả nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Những con số này thể hiện mức độ rủi ro của khách hàng, khi mà số món nợ không trả đúng hạn chiếm tỉ lệ khá cao, làm tăng chi phí của ngân hàng và giảm uy tín của khách hàng.

Thứ tư là mặc dù lượng tín dụng cấp ra hạn chế và thấp nhất trong năm 2010 thì lãi treo của năm này thì tỉ lệ lãi treo so với lãi dự thu lại cao hơn cả năm 2008. Đi kèm với đó là lãi treo năm 2009 tăng cao đột biến đồng thời nợ rủi ro có biến động mạnh vào năm 2009 và nợ xấu tăng cao nhất trong năm này cho thấy tác động của suy thoái kinh tế tới PGD là chậm, tuy PGD đã thắt chặt tín dụng nhưng vẫn chịu tác động từ những khoản tín dụng cũ còn lại trước đó(2007, 2008). Mặt khác nó cũng thể hiện những yếu kém nhất định, chứng tỏ trình độ chuyên môn còn có nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm, không lường hết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

2.3.2.3 Nguyên nhân:

Những hạn chế trong công tác tín dụng tại PGD thời gian qua là do những nguyên nhân cụ thể: từ phía ngân hàng, khách hàng và môi trường kinh tế xã hội.

• Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Xét trên khía cạnh chính sách tín dụng những động thái thắt chặt tín dụng của PGD có ảnh hưởng trái chiều nhau với công tác tín dụng của ngân hàng. Chính sách này khiến cho công tác quản lí tín dụng mạnh hơn, chất lượng tín dụng nhờ đó mà tốt hơn. Nhưng lượng tín dụng bị thắt chặt khiến cho ngân hàng bỏ qua rất nhiều cơ hội làm ăn với các khách hàng lớn, đánh mất một nguồn thu nhập cho ngân hàng mình khi mà thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chưa đạt mức cân đối so với chi từ huy động nguồn vốn. Do hạn chế về chính sách tín dụng dẫn đến tình trạng ngân hàng có rất nhiều sản phẩm tín dụng phục vụ khách hàng, nhưng vì yêu cầu quá khắt khe nên khách hàng chỉ có thể xin cấp tín dụng ở những hạng mục tín dụng truyền thống mà không thể mở rộng tín dụng sang những loại hình cho vay khác. Bên cạnh đó lãi suất thị trường biến động liên tục, nhưng truyền thống của ngân hàng là cho vay với lãi suất cố định dẫn đến hạn chế khách hàng xin vay. Khách hàng không thể mạo hiểm vay vốn khi mà lợi nhuận làm ra không đủ hoặc chỉ đủ trả nợ ngân hàng trong một thời gian dài. Do vậy ngân hàng nên áp dụng hình thức linh hoạt lãi suất để thu hút khách hàng không chỉ doanh nghiệp, công ty mà còn cả khách hàng cá nhân, hộ sản xuất kinh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi

doanh. Và nếu như tín dụng được mở rộng sẽ giúp cho ngân hàng kéo theo hàng loạt các hoạt động khác như thanh toán, nghiệp vụ kế toán… đem về cho ngân hàng những khoản thu khác ngoài thu từ hoạt động tín dụng.

Về quy trình tín dụng, PGD đã áp dụng đúng và đày đủ yêu cầu về đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng cũng như quy định của Nhà nước. Công tác thẩm định khách nói chung là khá sát sao và hiệu quả. Tuy nhiên năm 2009 diễn biến nợ rủi ro và nợ xấu tăng cao cho thấy ngân hàng nên cẩn trọng trong công tác thẩm định hơn nữa, nhất là trong đánh giá khả năng tài chính của khách hàng cũng như đánh giá hiệu quả của dự án. Công tác thẩm định này cần đánh giá được mức độ thiết thực của phương án kinh doanh nhằm có những kì hạn trả nợ thích hợp đối với khách hàng, tránh được tình trạng nợ rủi ro tăng cao, khách hàng cũng không phải xin gia hạn nợ, cơ cấu lại kì hạn trả nợ làm tăng chi phí của ngân hàng và khách hàng. Công tác thu nợ cũng cần phải được đôn đốc, chú ý khi mà để phát sinh các khoản lãi treo lên đến 4.5% so với tổng dư nợ. Bên cạnh đó công tác kiểm tra giám sát đôi khi còn mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây phát sinh nợ rủi ro, nợ xấu.

Những hạn chế còn xuất phát từ lực lượng cán bộ tín dụng của PGD khi mà đội ngũ này chỉ có bốn người và lực lượng này còn trẻ thiếu nhiều kinh nghiệm đánh giá khách hàng cũng như đánh giá tính hiệu quả các khoản tín dụng, mức độ rủi ro của thị trường. Đội ngũ cán bộ mỏng khiến cho công tác thu thập xử lý thông tin trở nên quá tải và không hiệu quả. Thông tin thường do khách hàng cung cấp và cán bộ nào quản lý khách hàng nào sẽ phải xử lý thông tin khách hàng đó. Việc thiếu thông tin đồng bộ được cung cấp từ trung tâm thông tin và các cán bộ tín dụng của những chi nhánh hay ngân hàng khác khiến cho việc xử lý thông tin gặp khó khăn, còn nhiều cảm tính dẫn đến kém hiệu quả. Do PGD nhỏ và không có đội ngũ marketing nên cán bộ tín dụng chính là những người góp phần tìm kiếm nguồn khách hàng, và quảng cáo về các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Nhưng với đội ngũ cán bộ tín dụng mỏng như vậy khó có thể mong muốn mở rộng tín dụng cả về số lượng lẫn chất lượng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó thì các chế độ đãi ngộ của ngân hàng cũng như các chính sách nhân sự với những mức thưởng phạt chưa hợp lý, chưa kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên cũng là một hạn chế cần phải xem xét khắc phục.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng :

Như đã xem xét ở trên, hạn chế của cán bộ tín dụng khi xem xét kế hoạch kinh doanh của khách hàng khiến cho rủi ro xảy ra. Tuy nhiên năng lực của khách hàng cũng góp phần gây nên những hạn chế đó. Khi lập kế hoạch, dự án kinh doanh khách

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi

hàng cần xem xét tất cả các yếu tố điều kiện của mình, cũng như điều kiện ngoại cảnh tác động để có một kế hoạch hợp lý vay vốn ngân hàng. Việc không lường trước các rủi ro mà chỉ cố gắng lập những kế hoạch kinh doanh hoàn hảo để được cấp tín dụng khiến cho khách hàng lâm vào tình trạng thua lỗ khi tình hình kinh tế biến động xấu là điều dễ thấy qua những số liệu ở trên. Bên cạnh đó trình độ quản lý và kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, dẫn đến thua thiệt trong kinh doanh làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết. Hạn chế này khiến cho khách hàng không đủ sức đứng vững trong một thị trường ngày càng nhiều biến động và rủi ro cho ngân hàng.

Mặt khác trong quá trình cung cấp thông tin để ngân hàng thẩm định, một số khách hàng cung cấp thông tin tài chính không đầy đủ, sai lệch che đậy những yếu kém thậm chí lừa đảo như : dùng một tài sản thế chấp, cầm cố ở nhiều ngân hàng, hoặc lợi dụng sự sơ hở trong việc cấp sổ đỏ của Chính quyền để thế chấp nhiều lần, thuê nhà của chủ sở hữu khác đưa đi thế chấp, mượn tài sản của người khác đưa đi cầm cố. Điều này vừa vi phạn đạo đức xã hội lại gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng cũng như mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng.

Ngoài ra thì đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, công ty của ngân hàng mới chỉ là loại vừa và nhỏ trong khi doanh nghiệp lớn là không có. Nhưng đối tượng khách hàng lớn thì yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Khách hàng này có trình độ về tài chính cũng như đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Việc chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng này cũng là một phần thiếu sót của ngân hàng cần được quan tâm.

• Nguyên nhân từ các yếu tố khác:

Môi trường kinh tế là yếu tố mạnh nhất tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tại PGD. Trong ba năm trở lại đây nền kinh tế nước ta đứng dậy từ khủng hoảng và có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn chậm chạp, nhiều khi có biến động xấu. Cụ thể nền kinh tế năm 2008 là một nền kinh tế ủ bệnh và bùng phát một cách nhanh chóng. Giai đoạn đầu năm có những diễn biến đáng giật mình: cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ. Đến giữa năm trong nỗ lực cứu vãn nền kinh tế của chính phủ thì thị trường chứng khoán vẫn sụt giảm và đầy biến động, tín dụng bị thu hẹp, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đã xuống mức thấp nhất…nền kinh tế sụt giảm một cách tồi tệ. Sang đầu năm 2009 tình hình kinh tế đạt đáy của cuộc khủng hoảng. Trong năm 2009 trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nước ta đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô: tôc độ tăng trưởng đạt trên 5%, lạm phát kiềm chế dưới một con số, tăng trưởng tín dụng lại tăng cao do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Sang năm 2010 bên cạnh thành tựu tổng sản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi

phảm nội địa cao hơn cả mong đợi thì hàng loạt khó khăn xuát hiện: chất lượng tăng trưởng thấp, chỉ tiêu lạm phát liên tục được điều chỉnh nhưng lại không thể kiềm chế được và vượt một con số( 11.75%), thị trường vàng biến động mạnh làm cho nền kinh tế méo mó. Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Với những biến động phức tạp như vậy công tác tín dụng cũng trở nên ngày một khó khăn hơn khi khách hàng của mình không thể chống đỡ được.

Bên cạnh đó khía cạnh môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng sâu sắc tới chính sách tín dụng của PGD. Trước biến động lên xuống của nền kinh tế, Chính phủ và NHNN liên tục đưa ra các chính sách nới lỏng rồi thắt chặt tiền tệ. Tác động của những chính sách này cũng nhanh chóng có những biểu hiện xấu như chính sách kiềm chế lãi suất năm 2010 đã ghìm giữ các ngân hàng trong một thời gian dài, nhưng chỉ cần một ngân hàng “phá rào” thì hàng loạt ngân hàng khác làm theo gây ra cuộc đua lãi suất mà chẳng một ai có lợi. Sự bất ổn trong chính sách vĩ mô và những chính sách của NHNN khiến cho tình hình kinh doanh của cả ngân hàng và khách hàng đều gặp khó khăn. Mặt khác thủ tục phát mại tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn khiến cho nợ xấu của ngân hàng không gải quyết dứt điểm được. Theo quy định, khi đến hạn khách hàng không trả được nợ mà không có đơn xin gia hạn nợ hoặc không được tổ chức tín dụng gia hạn nợ thì TCTD được quyền phát mại tài sản đảm bảo. Tuy nhiên trên thực tế, TCTD phải thực hiện đầy đủ các thủ tục khởi kiện và việc thụ lý hồ sơ kéo dài tối thiểu vài tháng. Bên cạnh đó là sự phản kháng của chính người vay khi bị phát mại tài sản, mặc dù lỗi thuộc về khách hàng không trả được nợ. Việc khó khăn của ngân hàng khi phát mại tài sản đảm bảo khiến cho ngân hàng phải thắt chặt tín dụng khi xem xét ra quyết định cho vay.

Những phân tích trên đây về thực trạng chất lượng tín dụng của PGD Cát Linh trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt được của PGD đã tương đối tốt, qua đó khẳng định được vai trò của PGD trong hệ thống các PGD của NHNN&PTNT. Để phát huy những kết quả đạt được và để ngày một vững mạnh hơn, PGD cần phải có những giải pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại và mở rộng hoạt động tín dụng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Cao Thị Ý Nhi

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNN&PTNT -Phòng giao dịch Cát Linh (Trang 51)