4. Thuế và các khoản phải nộp 5 Phải trả CN
2.2.1 Thực tế lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà
2.2.1.1 Căn cứ lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà
BCĐKT tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 được lập dựa trên:
- Số dư các TK loại I, II, III, IV trên sổ cái và sổ chi tiết năm 2008
- Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 có liên quan đến các chỉ tiêu trên BCĐKT
- BCĐKT năm 2007
- Một số tài liệu có liên quan.
2.2.1.2 Quy trình lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng
Sơ đồ 2.4 Quy trình lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà
Sau đây là trình tự cụ thể các bước lập BCĐKT
Bước 1: Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
Định kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán được kế toán vào sổ sách có chứng từ hay không. Nếu có sai sót, kế toán của công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra như sau:
1. Sắp xếp bảng kê chi tiết theo trình tự thời gian và theo số hiệu tài khoản tăng dần;
2. Sắp xếp bộ chứng từ kế toán theo số hiệu tài khoản mà nội dung chứng từ phản ánh sau đó sắp theo số chứng từ;
3. Kiểm tra đối chiếu chứng từ với các nghiệp vụ được phản ánh vào bảng kê chi tiết:
+ Đối chiếu số lượng chứng từ với số lượng các nghiệp vụ được phản ánh vào bảng kê chi tiết.
+ Đối chiếu nội dung kinh tế từng chứng từ với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh trong bảng kê chi tiết.
+ Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong bảng kê chi tiết.
+ Kiểm soát sự phù hợp về số tiền theo từng chứng từ và số tiền từng nghiệp vụ được phản ánh trong bảng kê chi tiết.
+ Kiểm soát ngày chứng từ trên chứng từ kế toán và ngày chứng từ trên bảng kê chi tiết.
Ví dụ: Để kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 12/12/2008, kế toán tiến hành đối chiếu phiếu chi của công ty với bảng kê chi tiết tháng 12 – Ghi có TK 111 về số chứng từ, ngày tháng, nội dung kinh tế, số tiền phát sinh… Kiểm tra các NVKTPS Khoá sổ KT chính thức Các bút toán kết chuyển Lập bảng cân đối SPS Kiểm tra BCĐKT Lập bảng cân đối kế toán
- Kế toán thực hiện các bước sau:
Tiến hành sắp xếp bảng kê chi tiết, sau đó chọn bảng kê chi tiết tháng 12 – Ghi có TK 111.
Kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên phiếu chi (Biểu 2.2) với số liệu trên bảng kê chi tiết tháng 12 – Ghi có Tài khoản 111 (Biểu 2.3).
Khi kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà có sai sót thì kế toán tiến hành điều chỉnh số liệu.
+ Nếu số tiền của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị ghi tăng thì ta điều chỉnh giảm bằng cách ghi ngược lại.
+ Nếu số tiền của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị ghi giảm thì ta điều chỉnh tăng bằng cách ghi thêm vào….
Biểu 2.2
Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số 02 - TT
Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI Quyển số:…………..
Ngày 12 tháng 12 năm 2008 Số: C0568 Nợ: 133, 6428 Có: 111
Họ và tên người nhận tiền: Phạm Minh Tuấn
Địa chỉ: Phòng kinh doanh
Lý do chi: Chi tiếp khách
Số tiền: 1.750.000 (viết bằng chữ): Một triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./. Kèm theo: 01 chứng từ gốc: HĐGTGT53080
Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):………. + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):……….. +Số tiền quy đổi:………...
Biểu 2.3
Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ
Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng