Giới thiệu chung về công tác phân tích

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật và công nghệ thuận thiên (Trang 26 - 72)

2.2.1.1. Qui trình phân tích tài chính trong công ty

- Giai đoạn chuẩn bị phân tích là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến

chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích hoạt động tài chính. Công tác chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phân tích.

Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tài chính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (Ban giám đốc hay toàn thể người lao động). Đặc biệt, trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ loại hình phân tích được lựa chọn.

Tài liệu phục vụ cho việc phân tích bao gồm toàn bộ hệ thống báo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lý có liên quan... Các tài liệu trên cần được kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được rồi mới sử dụng để tiến hành phân tích.

- Giai đoạn thực hiện phân tích được thực hiện theo trình tự sau: Đánh giá chung (khái quát) tình hình:

Dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tích, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, xác định chính xác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.

Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:

Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những

nguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Những nguyên nhân mà các nhà phân tích có thể tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu gọi là nhân tố. Vì thế, sau khi đã xác định lượng nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ vận dụng phương pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so 25

của từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu.

Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp:

Trên cơ sở kết quả tính toán, xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến

động của đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, tổng hợp mức độ biến động của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn. Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.

- Giai đoạn kết thúc phân tích:

Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích. Trong giai đoạn này, tiến hành viết báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích trước những người quan tâm (Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông...) và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.

2.2.1.2. Phương pháp phân tích tài chính của công ty

Với quy mô là vừa và nhỏ nên hiện nay công ty TNHH kỹ thuật và công nghệ

Thuận Thiên áp dụng chủ yếu phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để tính toán một số chỉ tiêu nhằm phục vụ công tác quản lý và đưa ra các quyết định. Phương pháp so sánh được công ty sử dụng để phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn dựa trên BCĐKT để qua đó xem xét cấu trúc cũng như phát hiện các đặc trưng trong phân bố tài sản và nguồn vốn. So sánh giữa số năm trước và số năm nay để thấy được mức độ tăng trưởng. So sánh số thực hiện với kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành so với kế hoạch đã đề ra để từ đó lựa chọn phương hướng phù hợp.

Công ty sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ để phân tích một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của công ty.

2.2.1.3. Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích tài chính tại công ty

Kết quả phân tích tài chính là những thông tin vô cùng quan trọng vì nó ảnh

hưởng đến việc đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính, quản lý tài chính của người chủ doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người tài trợ, đầu tư… Kết quả phân tích sẽ là không hiệu quả nếu dựa trên những nguồn thông tin không đáng tin cậy để phân tích. Báo cáo tài chính mà chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là nguồn cung cấp số liệu đáng tin cậy và chân thực nhất. Chính vì thế, công ty Thuận Thiên cũng chủ yếu sử dụng số 26

liệu từ hai báo cáo này. Các báo cáo này được phòng kế toán tổng hợp và lập định kỳ. Ngoài ra để kết quả phân tích được chính xác và rõ ràng, công ty còn sử dụng bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Số liệu sử dụng trong phân tích thường được lấy là 2 hoặc 3 năm liền kề với năm phân tích.

2.2.2. Nội dung phân tích

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản cho thấy được tỷ trọng và sự biến động của tài sản trong công ty.

Ta có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Điều này là hợp lý vì đây là công ty thương mại và dịch vụ nên chủ yếu tài sản của

công ty là hàng hóa phục vụ nhu cầu thi trường. Tài sản cố định và tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản công ty.

Từ bảng số liệu trên nhìn chung tổng tài sản của công ty liên tục tăng trong 3

năm từ 2010- 2012 chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng. Năm 2010, tổng TS là 5.636.201.842 đồng. Sang đến năm 2011, với tốc độ tăng của tổng tài sản là 10,31% đạt 581.207.173 đồng. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 1.827.357.353 đồng với tỷ lệ tăng là 29,39% trong đó tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Cụ thể:

Tài sản ngắn hạn

Năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 95,86% trên tổng tài sản đến năm 2011 tăng lên 95,89% và 97,92% trong năm 2012. Tỷ trọng TSNH tăng do sự biến động chủ yếu của các nhân tố sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền

Năm 2010, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 2.101.144.285 đồng chiếm tỷ trọng 37,28% trên tổng tài sản sang đến năm 2011 tăng 655.003.653 đồng với tốc độ tăng là 31,17%. Nhưng sang đến năm 2012 lại giảm chỉ còn 2.530.550.148 đồng chỉ còn chiếm 31,46%. Sở dĩ có sự sụt giảm mạnh về tiền và các khoản tương đương tiền là do sự khó khăn chung của nền kinh tế nên công ty phải tiến hành các biện pháp kích cầu và ưu đãi khách hàng bằng cách cho khách hàng chậm thanh toán hoặc trả góp. Công ty đã đưa ra các chính sách giảm giá sản phẩm cũng như ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng quen hoặc lấy hàng với số lượng lớn từ đó dẫn đến việc sụt giảm về lượng tiền và tương đương tiền trong năm 2012.

27

Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Đơn vị tính: Đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A-TÀI SẢN NGẮN 5.402.701.000 95,86 5.961.646.648

95,89 7.877.118.462 97,92 558.945.648 10,35 1.915.471.814 32,13 HẠN I. Tiền và các khoản 2.101.144.285 37,28 2.756.147.938 44,33 2.530.550.148 31,46 655.003.653 31,17 -225.597.790 -8,19

tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu 1.557.328.538 27,63 1.596.147.726 25,67 2.751.579.545 34,20 38.819.188 2,49

1.155.431.819 72,39 ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 1.721.422.096 30,54 1.509.415.993 24,28 2.473.015.531 30,74 -212.006.103 -12,32 963.599.538 63,84 V. Tài sản ngắn hạn khác 22.806.081 0,40 99.934.991 1,61 121.973.238 1,52 77.128.910 338,19 22.038.247 22,05 B- Tài sản dài hạn 233.500.842 4,14 255.762.367 4,11 167.647.906 2,08 22.261.525 9,53 -88.114.461 -34,45 I. Tài sản cố định 214.185.045 3,80 202.585.952 3,26

140.225.972 1,74 -11.599.093 -5,42 -62.359.980 -30,78

II. Tài sản dài hạn khác 19.315.797 0,34 53.176.415 0,86 27.421.934 0,34 33.860.618 175,30 -25.754.481 -48,43 TỔNG CỘNG TÀI 100 SẢN 5.636.201.842 6.217.409.015 100 8.044.766.368 100 581.207.173 10,31 1.827.357.353 29,39

(Nguồn: Số liệu được tính từ Bảng cân đối kế toán năm 2010- 2012) 28

Phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng không đều qua các năm. Năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010 là38.819.188đồng (2,49%) với tốc độ tăng là 104,58%. Nhưng sang đến năm 2012 có sự tăng mạnh72,39% tương

đương1.155.431.819đồng do qua 2 năm kinh doanh, công ty đã có khá nhiều khách hàng quen và các khách hàng lấy buôn làm đại lý nên đã đưa ra những chính sách bán chịu và cho khách hàng trả góp tiền hàng. Ngoài ra thì việc phải thu ngắn hạn tăng mạnh cũng là do khoản trả trước cho người bán tăng cao vì công ty đã mua dự trữ khá nhiều hàng hóa nhằm tránh biến động về giá. Đây tuy là biện pháp tăng doanh thu bán hàng nhưng cũng là một vấn đề khá nguy hiểm khi gây ứ đọng vốn, giảm vốn dùng cho hoạt động kinh doanh.

- Hàng tồn kho

Hàng tồn kho cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, hàng tồn kho chiếm 30,54% trên tổng tài sản sang năm 2011 thì chỉ số này giảm 12,32% chỉ còn chiếm 24,28% tương đương 1.509.415.993 đồng. Nhưng sang đến năm 2012 con số này lại tăng 63,84% đạt mức 2.473.015.531 đồng chênh lệch 963.599.538 đồng so với năm 2011.

Sở dĩ có sự biến đông về tỷ trọng của hàng tồn kho là do trong giai đoạn từ cuối năm 2010 được coi là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát ở mức cao, thâm hụt cán cân thương mại, lãi suất tăng cao tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011 là một năm kinh tế khó khăn đối với toàn xã hội nên nhu cầu về mặt hàng kinh doanh của công ty là không cao nên công ty đã hạn chế tích trữ hàng tồn kho nhằm giảm rủi ro về vốn kinh doanh. Nhưng sang đến năm 2012 kinh tế có dâu hiệu khởi sắc nên công ty đã mạnh dạn nhập dự trữ hàng tồn kho nhằm tránh sự biến động về giá.

- Tài sản ngắn hạn khác

TSNH tăng đột biến so với năm 2010. Nếu như năm 2010 TSNH chỉ là 22.806.081 đồng chiếm 0,4% thì sang năm 2011, do có sự gia tăng của các khoản chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ nên làm cho TSNH khác tăng 77.128.910 đồng (338,19%) so với năm 2010. Năm 2012 thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tiếp tục tăng 10.847.051 đồng (10,85%) nên chỉ số này vẫn tăng nhẹ.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2011, tài sản dài hạn tăng 22.261.525 đồng (9,53%) so với năm 2010. Năm 2012, với tốc độ giảm 34,45% TSDH còn 167.647.906 đồng chiếm 2,08% trên tổng tài sản. Sự bất ổn định 29

của TSDH chủ yếu chịu tác động do sự biến động của TSCĐ, TSDH khác cũng chi phối ít, không đáng kể. Chi tiết như sau:

- Tài sản cố định

Năm 2011, TSCĐ giảm 11.599.093 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 5,42% là do công ty quyết định thanh lý một số trang thiết bị phục vụ cho bộ phận văn phòng. Sang đến năm 2012, tỷ trọng TSCĐ lại giảm 62.359.980 đồng tỷ lệ giảm là 30,78% là do công ty tiếp tục cắt giảm nhân sự dẫn đến thanh lý một số TSCĐ cũ phục vụ bộ phận văn phòng, một số thiết bị đã cũ cần thay thế.

- Tài sản dài hạn khác

Tài sản dài hạn khác của công ty không có sự biến động quá lớn. Năm 2011, TSDH khác chiếm 0,86% do có sự tăng lên của khoản chi phí trả trước dài hạn là 33.860.618 đồng. Năm 2012, chi phí dài hạn khác lại giảm 25.754.481đồng (48,43%) đạt 27.421.934 đồng. Do công ty đã giảm bớt khoản phải thu dài hạn từ 53.176.415 đồng xuống còn 27.421.934 đồng vì công ty đã được khách hàng trả một phần nợ dài hạn và xiết chặt khoản nợ này không cho khách hàng nợ dài hạn nữa.

Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện quy mô tài sản của công ty không ngừng tăng qua các năm kể cả về quy mô lẫn kết cấu, trong đó tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Trước tác động của lạm phát và khủng hoảng kinh tế, công ty đã chủ động giảm lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền và tăng tỷ trọng hàng tồn kho để ổn đinh giá thành đầu ra. Tuy nhiên, việc giảm dự trữ tiền và tăng

dự trữ hàng tồn kho cũng sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản, mất cơ hội đầu tư. 2.2.2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Để có thể đưa công ty vào vận hành cần phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để đầu tư vào tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguồn vốn của công ty gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là vốn do người chủ doanh nghiệp bỏ ra, công ty có quyền chi phối và sử dụng lâu dài vào các hoạt động của mình.

Tỷ lệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản, tải sàn biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản luôn đi đôi với việc phân tích nguồn vốn.

Cũng như tài sản, nguồn vốn của công ty cũng tập trung ở phần vốn ngắn hạn. Chiểm tỷ trong lớn trong nguồn vốn ngắn hạn là nợ ngắn hạn. Do đặc điểm ngành nghề của công ty là công ty thương mại, chủ yếu đầu tư vào các TSNH nên công ty 30

cũng không cần sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài hạn. Giúp hạn chế các khoản phí lãi vay phát sinh.

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm. Nguồn vốn năm 2011 tăng 10,31% so với năm 2010 và đạt 6.217.409.015đồng. Năm 2012, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng thêm 1.827.357.353 đồng (29,39%) đạt 8.044.766.368 đồng. Sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu chịu tác động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả

Dựa vào bảng phân tích ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trong khá cao trong tổng NV. Năm 2010 tổng nợ phải trả là 3.603.059.115 đồng chiếm 63,93% tổng giá trị nguồn vốn. Sang đến năm 2011, tổng nợ phải trả tăng 15,8% đạt con số 4.172.220.754 đồng. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 1.804.808.177 đồng với tốc độ tăng 43,26% . Cụ thể:

- Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn không ổn định và có xu hướng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong nợ phải trả. Trong khoảng thời gian 2010- 2012, nợ ngắn hạn tăng gấp đôi từ 3.603.059.115 đồng lên 5.977.028.931 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu đến từ sự gia tăng của các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước. Do đặc thù kinh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật và công nghệ thuận thiên (Trang 26 - 72)

w