Kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh cho một số lạc thu tại gia tộc hải dương (Trang 30 - 37)

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.1.Kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới

2.2.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc

Nghiên cứu về vấn ựề chọn tạo giống lạc, ngay từ rất sớm các nhà khoa học trên thế giới ựã quan tâm ựến việc thu thập và bảo tồn nguồn gen cây lạc. Viện Nghiên cứu Cây trồng vùng nhiệt ựới bán khô hạn (ICRISAT) là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về cây lạc. Tại ICRISAT nguồn gen cây lạc từ con số 8498 (năm 1980) ngày càng ựược bổ sung phong phú hơn. Tắnh ựến năm 1993, ICRISAT ựã thu thập ựược 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 89 nước trên thế giớị đặc biệt, ICRISAT ựã thu thập ựược 301 lượt mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis, ựây là nguồn gen quý có giá trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với ựiều kiện ngoại cảnh bất thuận (Mengesha M.H, 1993) [56].

Trong số các mẫu giống ựã thu thập ựược thông qua các ựặc tắnh hình thái - nông học, sinh lý - sinh hóa và khả năng chống chịu sâu bệnh, ICRISAT ựã phân lập theo các nhóm tắnh trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống như: nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao, nhóm chắn trung bình, nhóm chắn muộn, nhóm chắn sớmẦ Trong ựó các giống chắn sớm ựiển hình là Chico, 91176, 91776, ICGS (E) 71, ICGV 86105 (Nigam S.N et al, 1995) [59], ICGS (E) 52, ICGV 86062 [21], giống lạc có năng suất cao như ICGV - SM 83005 (Nigam S.N et al, 1998) [60], ICGV88438, ICGV89214, ICGV91098 (Hadjichristodoulou A et al, 1997) [49], và các giống

lạc có khả năng kháng sâu bệnh như giống ICVG 86388, giống ICGV 86699, giống ICGV - SM 86715, ICGV 87165.

Nhận thức ựược tầm quan trọng to lớn của giống lạc trong việc thúc ựẩy phát triển sản xuất, nhiều quốc gia trên thế giới ựã sớm quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này và thu ựược nhiều kết quả hết sức khả quan.

Ở Trung Quốc, công tác nghiên cứu về chọn tạo giống lạc ựược tiến hành từ rất sớm. Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau như: ựột biến sau khi lai, ựột biến trực tiếp, lai ựơn, lai kết hợp hơn 200 giống lạc có năng suất cao ựã ựược tạo ra và phổ biến vào sản xuất từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20.Kết quả ghi nhận là các giống lạc ựược trồng ở tất cả các vùng ựạt tới 5,46 triệu ha (Duan Shufen,1998) [44]. Những năm gần ựây, Trung Quốc ựã công nhận 17 giống lạc mới, trong ựó ựiển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29, Yueyou 40, 01-2101, Yuznza 9614, 99-1507, R1549 có năng suất trung bình là 46-70 tạ/ha (ICRISAT, 2005) [50].

Ấn độ cũng là nước có nhiều thành tựu to lớn về công tác chọn tạo giống.Theo lời dẫn của Ngô Thế Dân và CS 2000 [5], trong chương trình hợp tác với ICRISAT, bằng con ựường thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT, Ấn độ ựã phân lập và phát triển ựược giống lạc chắn sớm phục vụ rộng rãi trong sản xuất, ựó là BSR (D.Sudhakar và CS, 1995). Bên cạnh ựó, các nhà khoa học của Ấn độ cũng ựã lai tạo và chọn ựược nhiều giống lạc thương mại mang tắnh ựặc trưng cho từng vùng. Mỗi bang của Ấn độ trồng các giống khác nhaụ Tại Bang Andhra Pradessh, trồng giống Kadiri-2, Giống Karidi-3, chiều cao cây 23- 28 cm, thời gian sinh trưởng 115-120 ngày, hạt chứa 43,7% dầu, tỷ lệ nhân 76%. Bang Gujarat, trồng giống GAUG-1, dạng cây ựứng, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thắch ứng trong ựiều kiện canh tác nước trờị.. [76].

Tại Mỹ, chắnh phủ ựã quan tâm nhiều ựến công việc tập hợp quỹ gen và lai giống ựối với cây lạc (Isleib T.G and Wynne J.C, 1992) [51]. Tại ựây ựã có 3 chương trình nghiên cứu các loài lạc dại ựể phục vụ công tác lai tạo, cải tiến

giống. Từ ựây, các cơ quan nghiên cứu ựã ựưa ra sản xuất nhiều giống lai vừa có năng suất cao, vừa chống chịu với sâu bệnh. Giống năng suất cao như giống VGS1 và VGS2 (Coffelt T.A et al, 1995) [43]; giống kháng bệnh, năng suất 30-50 tạ/ha như NC12C (Isleib T.G et al, 1997) [52].

Australia ựã thu thập ựược 12.160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế giới như châu Phi, Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, châu đại Dương. Hầu hết các mẫu giống ựều thuộc 2 kiểu phân cành liên tục và xen kẽ. Theo FAO (1991) [46].

Philipin ựã ựưa vào sản xuất nhiều giống như UPLP n6, UPLP n8 và BPIP n8 có kắch thước hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, bệnh ựốm lá (Perdido, 1996) [62].

Thái Lan cũng ựã chọn tạo và ựưa vào sản xuất các giống lạc có ựặc tắnh năng suất cao, chắn sớm, chịu hạn, kháng bệnh ựốm lá, gỉ sắt có kắch thước hạt lớn như: Khon Kean 60-3; Khon Kean 60-2; Khon Kean 60-1 và Tainan 9 (Sanun Joglog và CS., 1996) [68].

Ngoài ra, một số nước khác trồng lạc trên thế giới cũng ựã chọn tạo ựược nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu ựược với một số loại sâu bệnh như Inựônêxia ựã chọn tạo ựược giống Mahesa, Badak, Brawar và Komdo có năng suất cao, phẩm chất tốt, chắn sớm và kháng sâu bệnh. Ở Hàn Quốc ựã chọn tạo ựược giống ICGS năng suất ựạt tới 56 tạ/ha (Perdido V.C và CS..) [62]

2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lạc.

Các nghiên cứu về phân bón cho lạc bao gồm cả liều lượng, kỹ thuật bón và loại phân bón ở các ựiều kiện ựất ựai trồng trọt khác nhau cũng ựược tiến hành. điều nàỵ góp phần ựáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các nước trên thế giớị

- Những nghiên cứu về liều lượng ựạm bón:

Xung quanh vấn ựề này còn nhiều ựiều ựang còn tranh cãị Các nhà khoa học ựều khẳng ựịnh, cây lạc cần một lượng N lớn ựể sinh trưởng, phát triển và tạo

năng suất, lượng N này chủ yếu ựược lấy từ quá trình cố ựịnh ựạm sinh học ở nốt sần. Theo William (1979) [72], trong ựiều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố ựịnh ựược 200 - 260 kg N/ha, do vậy có thể bỏ hẳn lượng N bón cho lạc.

Nghiên cứu của Ređy và CS (1988) [65], thì lượng phân bón là 20kg N/ha trên ựất Limon cát có thể ựạt năng suất 3,3 tấn quả/ha trong ựiều kiện các yếu tố khác tối ưu và chỉ khi nào muốn ựạt ựược năng suất cao hơn mới cần bón thêm ựạm. Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm trên các loại ựất khác nhau ở Ấn độ ựã chỉ ra rằng, khi sử dụng 20kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả (Mann H.S 1965) [55], (Tripathi H.P and Moolani M.K, 1971) [70]. Tuy nhiên, khi tăng lượng ựạm là 40kg N/ha trong ựiều kiện ẩm ựộ ựất tối ưu thì lại ựem lại kết quả (Choudary W.S.K 1977) [42], (Jayyadevan R and Sreendharan C) [53].

- Những nghiên cứu về bón lân cho lạc:

Lân là yếu tố dinh dưỡng cần thiết ựối với cây lạc, ựem lại năng suất cao và chất lượng tốt. Theo Nasr-Alla et al [58], khi tăng tỷ lệ P và K riêng lẻ hoặc phối hợp thì sẽ làm tăng số cành trên cây và năng suất quả trên câỵ Tương tự, Ali và Mowafy cũng chỉ ra rằng khi bón thêm phân lân làm tăng ựáng kể năng suất hạt và tất cả những thuộc tắnh của nó [40].

Thêm vào ựó, El-far and Ramadan [45] cũng cho biết, khi tăng lượng lân bón sẽ làm tăng trọng lượng thân cây, tăng số lượng và khối lượng của quả và hạt trên cây, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu trong hạt cũng tăng. Khi tăng lượng phân lân từ 30-60 kg P2O5/fad làm tăng ựáng kể trọng lượng khô của toàn câỵ điều này ựược giải thắch do hàm lượng lân giúp cho hệ rễ lạc phát triển mạnh hơn, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Từ ựó, giúp ựồng hóa tốt hơn thể hiện ở sự gia tăng sinh khốị Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc thì khi tăng lượng lân từ 30-60kg P2O5/fad thì làm tăng số quả và số hạt/cây, tăng trọng lượng quả và hạt/cây, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu trong hạt cũng tăng caọ điều này ựược lý giải là

do hiệu quả của lân liên quan ựến việc gia tăng số lượng và kắch thước nốt sần từ ựó giúp cho quá trình ựồng hóa N tốt hơn. Hơn nữa, lân là thành phần quan trọng trong cấu trúc của axit nucleic, giúp hoạt hóa các quá trình hoạt hóa trao ựổi chất. Sử dụng 46,6 kg/fad P2O5 và 36 kg/fad K2O ựã cho hiệu quả cao nhất về năng suất và tất cả các thuộc tắnh của nó. [45]

Vai trò của phân lân ựến năng suất và chất lượng lạc ựược ghi nhận ở nhiều quốc giạ

Ở Ấn độ tổng hợp từ 200 thắ nghiệm trên nhiều loại ựất ựã kết luận rằng: bón 14,5 kg P2O5/ha cho lạc nhờ nước trời năng suất tăng 201 kg/ha, trên ựất Limon ựỏ nghèo N, P bón 15 kg P2O5/ha năng suất tăng 14,7 %. đối với loại ựất Feralit mầu nâu ở Madagasca, lân là yếu tố cần thiết hàng ựầụ Nhờ việc bón lân ở liều lượng 75 kg P2O5/ha năng suất lạc có thể tăng 100%, theo IG.Degens, 1978 cho rằng chỉ cần bón 400 - 500 mg P/ha ựã kắch thắch ựược sự hoạt ựộng của vi khuẩn Rhizobium Vigna sống cộng sinh làm tăng khối lượng nốt sần hữu hiệu ở cây lạc.

Tại tất cả các vùng của Ấn độ khi bón kết hợp 30 kg/ha N và 20kg/ha P làm tăng năng suất lạc lên gấp hai lần so với bón riêng 30kg N/ha (Kanwar JS, 1978) [54].

Tại Senegan phân lân bón cho lạc có hiệu lực trên nhiều loại ựất khác nhau bón với lượng 12 - 14 kg P2O5/ha ựã làm tăng năng suất quả lên 10 - 15% so với không bón. Phân lân không có hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân dễ tiêu trong ựất ựạt >155 ppm.

Ở Trung Quốc thường bón supe photphat và canxi photphat. Phân lân Supe photphat có 18% hàm lượng nguyên chất, phân giải nhanh. Loại phân này bón trên ựất trồng lạc có ựộ phì trung bình và mang tắnh kiềm thì sẽ ựạt năng suất caọ Phân canxi photphat, phân giải chậm phù hợp với ựất trồng lạc có ựộ phì trung bình, ựất chua (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [7].

- Nghiên cứu về bón kali cho lạc:

Bón kali cho ựất có ựộ phì từ trung bình ựến giàu ựã làm tăng khả năng hấp thu N và P của cây lạc.

Theo Ngô Thế Dân và CS, 1999 [7], bón 25 kg K/ha cho lạc ựã làm tăng năng suất lên 12,7 % so với không bón. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suba Rao (1980) cho biết ở ựất cát của Ấn độ bón với tỷ lệ K:Ca:Mg là 4:2:0 là tốt nhất. Theo Ređy (1988) [65]. trên ựất limon cát vùng Tyrupaty trồng lạc trong ựiều kiện phụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón kali với lượng 66 kg K2O/hạ Mức bón ựể có năng suất tối ựa là 83,0kg K2O/ha và có hiệu quả nhất là bón 59,9 kg K2O/hạ

- Nghiên cứu về bón Canxi (Ca) cho lạc: vôi là một nhân tố không thể thiếu khi trồng lạc, vôi làm thay ựổi ựộ chua của ựất. đất trồng lạc thiếu Ca sẽ dẫn ựến giảm quá trình hình thành hoa và tia, dẫn ựến củ bị ốp và cũng làm phôi hạt bị ựen. Ca làm giảm hiện tượng phát triển không ựầy ựủ của noãn, tăng số quả/cây, dẫn ựến tăng năng suất.

Theo Ngô Thế Dân và CS, 1999 [7], ở Trung Quốc vôi bón cho ựất chua làm trung hòa ựộ pH của ựất, cải thiện phần lý tắnh của ựất và ngăn ngừa sự tắch lũy của ựộc tố do Al và các nhân tố khác gây nên. Bón vôi với liều lượng 375 kg/ha cho ựất nâu ở Weihai ựã làm tăng năng suất quả lạc 4,61 tấn/ha, tăng 11,8% so với ựối chứng không bón vôị

Có thể thấy có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố phân bón cho cây lạc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới ựây cho thấy bón phân cân ựối mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung trong ựó có lạc. Theo kỹ thuật này, việc bón N-P-K cân ựối về liều lượng, dựa theo yêu cầu của cây trồng, khả năng cung cấp của ựất và hiệu ứng của phân bón.

Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy bón N, P, K kết hợp làm tăng khả năng hấp thu ựạm của cây lên 77,33%; lân lên 3,75% so với việc bón

riêng lẻ, tỷ lệ bón thắch hợp nhất là 1:1,5:2. để thu ựược 100 kg lạc quả cần bón 5 kg N, 2 kg P2O5 và 2,5 kg K2O cho 1 ha (Duan Shufen 1998) [44]

Nghiên cứu của N Ramesh Babu, S Rami Ređy, GHS Ređi và DS Ređy [61], trên ựất sét pha cát của vùng Tirupati Campus cho thấy, số quả chắc trên cây ựạt cao nhất khi sử dụng 60kg N, 40 kg P và 100kg K trên 1 hạ

Ngoài ra với các loại ựất có ựộ phì trung bình và cao, mức ựạm cần bón phải giảm ựi 50% và tăng lượng lân cần bón lên gấp 2 lần. Bón phối hợp 10 Ờ 40 kg N, 30 Ờ 40 P2O5, 20 Ờ 40 K2O cho 1 ha là mức bón tối ưu cho lạc ở Ấn độ (Xuzeyong, 1992) [73].

- Nghiên cứu về phân hữu cơ cho lạc:

Các nước trên thế giới ựã nghiên cứu và sử dụng phân vi sinh vật trong nhiều năm nhằm nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường sinh tháị Phân vi sinh vật cố ựịnh ựạm cho các cây họ ựậu với các tên khác nhau như: Nitrazin (đức, Balan, Liên Xô) Bactenit hoặc Rizonit (Hunggari), Nitrobacterin (Anh), Campen (Hà Lan), Nitrzon (Tiệp), Azofit (Ý). Chế phẩm phân giải chất hữu cơ Estrasol (Nga), Mân (Nhật, Philipin). Phân vi sinh tổng hợp Tian-li-bao (Trung Quốc, Hồng Kông).

Kết quả nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ấn độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật cho thấy sử dụng chế phẩm VSV có thể cung cấp cho ựất và cây trồng từ 30-60 kgN/ha/năm hoặc thay thế 1/2 Ờ 1/3 lượng lân vô cơ bằng quặng photphat. Dịch nuôi cấy các VSV sinh tổng hợp chất ựiều hoà sinh trưởng thực vật như Azotobacter, Azospirilum, Rhizobium có thể cung cấp 10-20 ộgIAA/ml hoặc 20 ộg GA3/ml do ựó làm tăng khả năng nảy mầm, ra rễ của hạt giống, tăng khả năng phân chia mô tế bào, kắch thắch hoặc kìm hãm sự nở hoa, tăng khả năng sinh trưởng và năng suất củ quả và tắnh chống chịu hạn. Một số chất kháng sinh như Agrocin 84, Agrocin 434, Phenazines, Pyoluteorin ựược sinh ra bởi Agrobacterium, Pseudomonas và Bacillus có khả năng hạn

chế bệnh tua mực ở cây quế, bệnh trụi ngọn ở cam chanh, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh thối rễ do nấm ở cây ựậu ựỗ. [38]

Năm 1995, Sở nghiên cứu khoa học đông bắc Trung Quốc ựã sản xuất phân vi sinh vâth chuyển hoá photpho bón cho lúa nước, lúa mì, khoai tây, ựậu tương, cà chua, mắa, lạc ựều thu ựược năng suất cao hơn.

Ở Trung Quốc chế phẩm phân vi sinh ựược ứng dụng rộng rãi: chế phẩm Ộđiền lục bảoỢ có hai chủng ưu thế có khả năng chuyển hoá photpho khó tan, xác ựịnh thuộc chi Bacillus. Nó ựã ựược thử nghiệm trên 23 loại cây trồng khác nhau và ựược chứng minh là vừa có khả năng chuyển hoá photpho trong các hợp chất khó tan vừa có khả năng cố ựịnh nitơ ựể cung cấp photpho nitơ cho cây trồng.

Năm 1970 ở Liên Xô ựã dùng Bacillus megatheriumvar. Phosphatcum ựể sản xuất chế phẩm photphobacterin. Chế phẩm này ựược sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và các nước đông Âu dùng bón cho lúa mì, ngô, lúa nước kết quả cho thấy sản lượng tăng 5-10% so với ựối chứng. Cùng năm này Liên Xô xử lý 10% diện tắch trồng cây họ ựậụ Còn ở Mỹ từ năm 1968 xử lý hơn 70% diện tắch trồng cây họ ựậu bằng chế phẩm phân vi sinh vật cố ựịnh ựạm.

Năm 1984 ở Mỹ người ta tắnh là trong khoảng 15 triệu ựôla cho công nghiệp sản phẩm chế phẩm phân vi sinh cố ựịnh ựạm.

Nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn. đây là phương hướng tương lai của nông nghiệp ựể nhằm giảm bớt các tác hại của việc sử dụng không cân ựối các loại phân hoá học, việc làm ô nhiễm môi trường và việc chi phắ quá nhiều ngoại tệ nhập khẩu phân bón vô cơ. [82]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và liều lượng bón phân hữu cơ vi sinh cho một số lạc thu tại gia tộc hải dương (Trang 30 - 37)