Đặc điểm phân lập tế bào gốc trung mô dây rốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biệt hóa tế bào gốc trung mô màng dây rốn người để điều trị vết thương bỏng nhiệt thực nghiệm (Trang 56 - 62)

3.1.1.1. Kết quả phân lập và hình thái tế bào gốc trung mô dây rốn

Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm khi xử lý và cấy mô (n=20)

Ngày cấy mô Nhiễm khuẩn Nhiễm nấm Nhiễm Mycoplasma Không nhiễm Ngày thứ 2 02 00 00 18 Ngày thứ 3 00 00 00 18 Ngày thứ 5 00 00 00 18 Ngày thứ 10 00 01 00 17

Tỷ lệ nhiễm trong cấy mô thấp, chỉ có 3/20 mẫu bị nhiễm, chiếm 15%. Có 2/20 mẫu nghiễm khuẩn

Có 1/20 mẫu nhiễm nấm xác định đƣợc vào ngày thứ 10 sau cấy mô Còn 17 mẫu mô đƣợc theo dõi khả năng mọc tế bào

Bảng 3.2. Thời gian tế bào tách ra khỏi mẫu mô và đạt 50% che phủ (n=17) Chỉ tiêu Chỉ tiêu Trong 7 ngày Trong 14 ngày Trong 21 ngày Trong 28 ngày Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Số mẫu % Mọc tế bào 02 11,7 10 58,8 15 88,2 17 100,0 Tế bào đạt 50% 00 00 05 29,4 14 82,3 16 94,1

Tế bào mọc ra khỏi mẫu mô sớm nhất là trong 1 tuần.

Đa số tế bào mọc ra khỏi mẫu mô trong tuần thứ 2 và thứ 3. Sau 4 tuần tất cả các mẫu mô đều mọc tế bào.

0 20 40 60 80 100 120

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

% Mọc tế bào % Tách tế bào

Biểu đồ 3.1. Thời gian tế bào mọc ra khỏi mẫu mô và thời gian thu tế bào sau khi cấy mô. sau khi cấy mô.

Theo dõi tế bào mọc ra khỏi mẫu mô nuôi cấy, thu tế bào bằng quy trình tripsin và cấy chuyển đến P3-P4.

Ảnh 3.1. Tế bào mọc ra khỏi mẫu mô ở ngày thứ 10 sau cấy mô.

Hình dạng tế bào chủ yếu hình thoi (1) là hình dạng đặc trưng của tế bào dạng trung mô. Các tế bào dạng biểu mô cũng mọc ra từ mẫu mô với số lượng ít hơn, các tế bào này có

dạng nhỏ hơn và hình đa diện (2), (đảo ngược 50X).

Ảnh 3.2. Tế bào mọc ra khỏi mẫu mô sau 14 ngày cấy mô

Các tế bào gốc trung mô đạt khoảng 90% độ che phủ bề mặt nuôi cấy và lấn át tế bào biểu mô, (đảo ngược 50X).

1

2

Hình thái tế bào mọc ra khỏi mẫu mô:

Tế bào gốc trung mô màng dây rốn tách ra khỏi mẫu mô có đặc điểm là tế bào có hình sao hoặc hình thoi là chủ yếu trong bề mặt nuôi cấy, các tế bào bám vào bề mặt đĩa nhƣ nuôi cấy tế bào.

Các tế bào trung mô không thấy có kết nối nhánh bào tƣơng khi quan sát ở độ phóng đại lớn. Tế bào có dấu hiệu phát triển lan rộng ra khỏi mẫu ở dạng đơn lớp mà không thấy sự biệt hóa nhiều lớp.

Cùng với các tế bào hình sao và hình thoi, có phát hiện một số tế bào có hình oval hoặc hình đa diện nhƣng ít cũng mọc từ mẫu mô.

Duy trì tế bào nuôi trong môi trƣờng nuôi cấy chuyên biệt dành cho tế bào trung mô, các tế bào hình sao hình thoi phát triển và dần lấn át các tế bào biểu mô hình oval hoặc đa diện.

Ảnh 3.3. Hình ảnh nhân và bào tương bình thường của tế bào trung mô mới tách ra khỏi mô dây rốn. Tế bào hình thoi, nhân hình trứng. Mẫu mô số 02/2010. (Giemsa, 200X).

3.1.1.2. Khả năng tạo colony của tế bào gốc trung mô dây rốn

Bảng 3.3. Khả năng tạo colony của tế bào gốc trung mô ở P2

Nguồn tế bào

Thời gian (ngày) Tỷ lệ % số colony/tế bào thí nghiệm Bắt đầu quan sát thấy colony Thấy rõ đa số colony Mẫu mô 01 4 7 73 Mẫu mô 02 5 8 72 Mẫu mô 03 5 10 77 Mẫu mô 04 4 9 66 Mẫu mô 05 5 7 71

Tế bào tách từ 5 mẫu mô đƣợc thử khả năng tạo CF-E đều thấy xuất hiện các collony.

Các collony đều có thể thấy xuất hiện sớm trong vòng 05 ngày thí nghiệm, các colony lúc này có khoảng 3-4 tế bào và đã thấy rõ trong vòng 10 ngày.

Tỷ lệ colony trong tập hợp số tế bào tách ra khỏi mẫu mô đạt cao, thấp nhất là 66% và cao nhất là 77% .

Ảnh 3.4. Các colony có từ 3-5 tế bào được quan sát sớm vào ngày thí nghiệm thứ 05. Mẫu mô số 02/2010, (Soi ngược, 50X).

Ảnh 3.5. Các colony do các tế bào gốc trung mô màng dây rốn tạo nên vào ngày thí nghiệm tạo thứ 20. (Tế bào từ mẫu mô 02/2010, P2, Giemsa).

Các mẫu nghiên cứu cho thấy, tế bào gốc phát triển tốt và tạo ra số lƣợng lớn các colony (gần 30 colonies) và đƣờng kính của colony cũng đạt hơn 2mm.

Đặc điểm colony là CFU-F (fibroblast colony forming unit).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biệt hóa tế bào gốc trung mô màng dây rốn người để điều trị vết thương bỏng nhiệt thực nghiệm (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)