Đặc điểm hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần thép Thăng Long Kansa

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán bán mặt hàng thép tại công ty cổ phần thép thăng long kansai (Trang 32 - 43)

Danh mục hàng bán Chính Phẩm Thép SD295 CP Thép SD390 CP Thép CII CP Thép CIII CP Thép không phù hợp Thép SD295 KPH Thép SD390 KPH Thép chờ xử lý Thép SD295 CXL Thép SD390 CXL Thép loại 4 Thép SD295 Loại 4 Thép SD390 Loại 4 Sản phẩm khác Thép ngắn dài Thép Uốn gãy

Thép không đạt cơ tính SD295

Thị trường của công ty

Ý thức được việc xây dựng thương hiệu mới trong ngành thép là rất khó khăn, Công ty đã chú trọng các hoạt động đầu tư cải tiến sản xuất. Hàng loạt các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ được đầu tư như dùng khí hóa than thay thế đốt dầu FO để tiết kiệm chi phí, cải tạo trục cán sản xuất thép bán kính lớn, tôi cứng bề mặt ngoài… Qua đó sản phẩm thép mang nhãn hiệu U-Kansai của Công ty đã ngày càng chiếm lĩnh được thị trường.

Lúc đầu, Công ty xác định khoảng 70% sản lượng là dành cho các công trình của Công ty mẹ Sông Đà Thăng Long. Tuy nhiên đội ngũ kinh doanh của Công ty đã rất chú ý khai thác mảng thị trường thép dân dụng khiến 60% sản lượng được tiêu thụ ra ngoài thị trường, hàng bán ra đến đâu được đôn đốc sát sao thu tiền đến đó. Dòng tiền quay lại phục vụ sản xuất được duy trì.

Qua đó nguồn thép cung cấp cho các công trình của Sông Đà Thăng Long cũng được chủ động ở mức tối đa và việc xây dựng thị trường, xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp sản phẩm của Công ty trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt cũng được thực hiện một cách bền vững hơn.

Hiện tại sản phẩm của Công ty đã có mặt trên khắp các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hai Dương, Thái Bình, Nam Định, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn…và sắp tới sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới cung cấp sản phẩm thép mang nhãn hiệu U-Kansai của Công ty ra các tỉnh miền Trung và miền Nam cùng với định hướng Nam tiến trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng của Công ty mẹ Sông Đà .

Phương thức bán hàng

Do đặc điểm sản phẩm của công ty có số lượng và giá trị lớn nên công ty sử dụng chủ yếu 2 phương pháp bán hàng là bán buôn qua kho và bán theo các hợp

đồng dự án. Công ty chưa có các đại lý độc quyền nên không sử dụng hình thức bán

hàng giao đại lý, ký gửi, trích hoa hồng cho đại lý. Và bán lẻ thì rất ít. • Bán buôn qua kho

Bán buôn qua kho là phương thức bán hàng chủ yếu của công ty vì phương thức này giúp cho công ty tiêu thụ hàng hoá với số lượng lớn, tránh hiện tượng thất thoát và thu hồi vốn nhanh, ít có hiện tượng ứ đọng vốn hay khách hàng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Hoat động kinh doanh của công ty có cơ sở vững chắc về pháp lý, mặt khác công ty có thể chủ động lập kế hoạch sản xuất và bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh của công ty. Phương thức bán buôn qua kho được công ty tiến hành chủ yếu theo hình thức chuyển hàng. Tức là căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bằng phương tiện vận tải của mình, công ty chuyển hàng đến giao cho bên mua ở một địa điểm đã thoả thuận. Thành phẩm chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Số thành phẩm này được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

Hiện tại Công ty đã có hơn 100 cơ sở kinh doanh là các đại lý tổng hợp, các nhà phân phối là các công ty thương mại chuyên kinh doanh các loại vật liệu xây dựng với quy mô đa dạng được coi là khách hàng thường xuyên. Khi 2 bên quyết định hợp tác kinh doanh, căn cứ để đảm bảo nội dung sẽ là hợp đồng nguyên tắc. Sau khi kí hợp đồng nguyên tắc để thực hiên các nghiệp vụ mua bán phát sinh trong kỳ, các nhà phân phối, các đại lý sẽ lên kế hoạch mua hàng và lập biên bản xác nhận đơn hàng căn cứ vào đơn hàng công ty sắp xếp, lập kế hoạch cung cấp, vận chuyển, lập hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho cho khách hàng. Hóa đơn và phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người mua, liên 3 dùng để lưu giữ chứng từ làm sổ sách kế toán.

Để đảm bảo tính cạnh tranh công ty thường có các chiến lược kinh doanh với các mức giá phù hợp với thị trường chung. Khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn thì được chiết khấu hỗ trợ để khuyến khích khách hàng mua nhiều.

Bán hàng theo hợp đồng dự án

Tuy là thương hiệu còn non trẻ nhưng nhờ vào sự uy tín, chất lượng và được kế thừa danh tiếng của sản phẩm Thép của Công ty tiền thân Vinakansai nên các sản phẩm thép mang thương hiệu U-KANSAI của Công ty đã được các nhà thầu xây dựng tin tưởng, lựa chọn đưa vào sử dụng cho các công trình quan trọng như Cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy, Khu đô thị Ciputra – Nam Thăng Long, Cảng Đình Vũ, Nhà máy Xi

măng Hải phòng, Xi măng Chinfon, Parkson TD Plaza, Nhà máy Xi măng Hạ long, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Khu du lịch Tuần Châu; Cầu Pá Uôn (Sơn La); Cầu vượt đầm Thị Nại (Bình Định); Bệnh viện đa khoa thành phố Huế…Và nhiều công trình quan trọng khác của Công ty mẹ Sông Đà Thăng Long.

Khi nhân được hợp đồng cung cấp thép cho dự án, công ty tiến hành lập kế hoạch cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của ban quản lý các dự án. Thường là cung cấp theo từng giai đoạn khác nhau. Căn cứ trên hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng, công ty chủ động cung cấp sản phẩm và hoàn thiện các chu trình chứng từ liên quan tương tự như phương thức bán buôn.

Phương thức thanh toán

Công ty sử dụng chủ yếu hai phương thức thanh toán là thanh toán trả ngay và thanh toán trả sau hoặc trả chậm. Công ty săn sàng chấp nhận mọi phương thức thanh toán của khác hàng, thanh toán bằng tiền mặt, séc chuyển khoản, ngân phiếu và ngoại tệ.

2.2.2. Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thép Thăng Long Kansai

2.2.2.1. Chứng từ sử dụng

+ Hóa đơn GTGT: Công ty sử dụng hoá đơn GTGT theo mẫu 01/GTKT-3LL do Bộ Tài Chính ban hành, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng hoặc căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, kế toán lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên (đặt giấy than ghi một lần):

Liên 1: Được lưu gốc tại quyển hoá đơn (màu tím). Liên 2: Giao cho khách hàng (màu đỏ).

Liên 3: Chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán.

+ Phiếu xuất kho: Dùng để theo dõi số lượng hàng hoá xuất bán, Công ty sử dụng phiếu xuất kho theo mẫu 02-VT do Bộ Tài Chính ban hành. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:

Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán ghi vào sổ kế toán.

Liên 3: Giao cho khách hàng.

Khi khách hàng xác nhận đơn hàng, ban lãnh đạo cho lệnh xuất kho, kế toán kho lập phiếu xuất kho, thủ kho lập phiếu cân hàng và xuất kho hàng hóa.

Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán định khoản và phản ánh nghiệp vụ kinh tế này vào giao diện phiếu xuất kho trên phần mềm, phần mềm tự động ghi các sổ chi tiết và tổng hợp liên quan

+ Phiếu thu: Là loại chứng từ được lập nhằm mục đích xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền và kế toán ghi sổ các khoản thu .

+ Giấy báo có của ngân hàng: Là thông báo của ngân hàng về khoản thanh toán tiền hàng của khách hàng làm tăng tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng

+ Lệnh xuất kho: là giấy do phòng kinh doanh lập thông qua đơn đặt hàng của khách hàng, ghi rõ số lượng.

+ Phiếu xuất kho: Là giấy tờ do thủ kho lập khi xuất hàng hóa ra khỏi kho. + Các chứng từ khác: Tùy thuộc vào từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán có thể lập một số chứng từ liên quan khác.

2.2.2.2. Tài khoản sử dụng

Trong quá trình hạch toán kế toán bán hàng, công ty sử dụng một số tài khoản sau:

* TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Công ty sử dụng tài khoản này để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới việc ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng ra bên ngoài.

Khi nghiệp vụ bán hàng đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho đã lập, ghi Có TK 511 và ghi Nợ các TK liên quan.

TK này, kế toán có mở các TK chi tiết để theo dõi như : 51121110 – Thép D10 SD 295...

* TK 521: “Chiết khấu thương mại”

Do đặc điểm kinh doanh công ty chủ yếu là bán buôn và bán theo hợp đồng dự án, và sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuản quy định, rất ít lỗi, hỏng nên các khoản giảm trừ doanh thu của công ty chỉ là khoản chiết khấu thương mại theo các chương trình hỗ trợ giá theo chiến dịch kinh doanh để khuyến khích và ưu đãi khách hàng mua với số lượng nhiều.

* TK 632: “Giá vốn hàng bán”.

Kế toán sử dụng tài khoản này để ghi nhận giá vốn của các nghiệp vụ bán hàng đã được ghi nhận doanh thu.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kế toán ghi Nợ TK 632 và ghi Có các TK có liên quan.

* TK 131: “Phải thu khách hàng”.

TK 131 được sử dụng để ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng ra bên ngoài nhưng chưa thu được tiền của khách hàng.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho và giấy nhận nợ của khách hàng hoặc hợp đồng đã ký kết có quy định thời hạn thanh toán, kế toán ghi nhận khoản phải thu trong kỳ.

* Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK có liên quan khác như 111, 112, 641…

2.2.2.3. Trình tự hạch toán

Trình tự hạch toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng chủ yếu mà công ty đang sử dụng. Trong trường hợp này, khách hàng của công ty thường sử dụng phương thức thanh toán trả chậm, khi đến thời hạn thanh toán sẽ tiến hàng thanh toán thông qua chuyển khoản tại ngân hàng. Thường thì các đơn vị tiến hành thanh toán cho công ty tại một thời điểm đã được giao ước trước trong hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa hai bên.

Khi có một công ty hoặc đơn vị (có thể là các đơn vị trực thuộc khác của công ty) đặt hàng của công ty, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, phòng kinh doanh sẽ lập một phiếu xác nhận đơn hàng gửi cho khách hàng. Sau khi khách hàng xác nhận đơn hàng, ban lãnh đạo cho lệnh xuất kho, kế toán kho lập phiếu xuất kho, thủ kho lập phiếu cân hàng và xuất kho hàng hóa. Hóa đơn GTGT được lập sau khi khách hàng xác nhận đơn hàng và được sự phê duyệt của ban Giám đốc.

Đồng thời, sau khi khách hàng xác nhận đơn hàng, kế toán công ty thực hiện ghi nhận doanh thu và khoản phải thu khách hàng:

Nợ TK 131: Giá thanh toán của hàng bán (bao gồm cả thuế GTGT) Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Nợ TK 111 (112): tiền khách hàng ứng trước

Nợ TK 131: số tiền khách hàng còn phải thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Căn cứ vào phiết xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: Trị giá thực tế hàng hóa xuất kho

Có TK 155: Trị giá thực tế hàng hóa xuất kho

Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán tiền của công ty sẽ hạch toán khoản thu này bằng cách ghi:

Nợ TK 112: Có TK 131:

Hàng ngày, căn cứ vào hóa đơn GTGT, là chứng từ của công ty xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán hàng cho người mua. Kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động vào sổ Nhật ký bán hàng, Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp chi tiết doanh thu. Với các chứng từ nhập xuất hàng hóa, kế toán cũng tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động vào các sổ chi tiết liên quan.

Ví dụ 1:

Sau khi nhận lại phiếu xác nhận đơn hàng của công ty CP TM & XD Nam Sơn, có địa chỉ: 375 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội (Phụ lục 2.2), phòng kinh doanh lập tức cho lệnh xuất kho (Phụ lục 2.3), nhận được lệnh xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho và xuất hàng cho Công ty CP TM & XD Nam Sơn (Phụ lục 2.4). Hóa đơn GTGT số AA/11P 0000411(ngày 26/07/2011): 9.370kg thép vằn D10 SD295 với đơn giá là 15.100 đồng/kg, 14.388kg thép vằn D18 SD295 với đơn giá là 15.000 đồng/kg, 9.778kg thép vằn D20 SD295 với đơn giá là 15.000 đồng/kg, 14.574kg thép vằn D22 SD295 với đơn giá là 15.000 đồng/Kg. Thuế GTGT đầu ra phải nộp 10%, tổng giá thanh toán là 794.845.700 đồng (phụ lục 2.5 ). Giá vốn của mặt hàng này là

577.320.000 đồng ( phụ lục 2.4). Ngày 25/08/2011, công ty nhận được giấy báo có của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam về số tiền Công ty CP TM & XD Nam Sơn thanh toán . (Phụ lục 2.6).

Nợ TK131: 794.845.700 Có TK 51121110: 141.487.000 Có TK 51121118: 215.820.000 Có TK 51121120: 146.670.000 Có TK 51121122: 218.610.000 Có TK 3331: 72.258.700

Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán Nợ TK 632211: 577.320.000

Có TK 155: 577.320.000

Khi có thông báo của kế toán tiền tại trụ sở về khoản tiền khách hàng đã thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 112: 794.845.700 Có TK 131: 794.845.700

Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn

Đối với các hợp đồng kinh tế lớn, khách hàng mua với số lượng nhiều, công ty đều có chính sách chiết khấu đối với từng mặt hàng và theo số lượng hàng hóa mà khách hàng yêu cầu. Các khoản chiết khấu đều được ghi trong các hợp đồng kinh tế và ghi trực tiếp trên hóa đơn bán hàng. Kế toán phản ánh khoản giảm trừ doanh thu trên hóa đơn. Và ghi nhận các khoản giảm trừ này trên sổ sách.

Ví dụ 2:

Vẫn với nghiệp vụ phát sinh trong ví dụ 1 nhưng trong trường hợp công ty CP

TM & XD Nam Sơn được hưởng chiết khấu thương mại 2% cho tất cả các mặt hàng trong hóa đơn thì kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK131: 794.845.700 Có TK 51121110: 141.487.000 Có TK 51121118: 215.820.000 Có TK 51121120: 146.670.000 Có TK 51121122: 218.610.000 Có TK 3331: 72.258.700

Kế toán ghi nhận khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng: Nợ TK 521: 15.896.914

Nợ TK 3331: 1.589.691

Có TK 131: 17.486.605 Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632: 577.320.000

Có TK 155: 577.320.000

Khi có thông báo của kế toán tiền tại trụ sở về khoản tiền khách hàng đã thanh toán, kế toán ghi :

Nợ TK 112: 777.359.095

Có TK 131: 777.359.095

Trình tự hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo hợp đồng dự án

Khi nhân được hợp đồng cung cấp thép cho dự án, công ty tiến hành lập kế hoạch cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của ban quản lý các dự án. Thường là cung cấp theo từng giai đoạn khác nhau. Căn cứ trên hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng, công ty chủ động cung cấp sản phẩm và hoàn thiện các chu trình chứng từ liên quan tương tự như phương thức bán buôn.

Ví dụ 3:

Ngày 19 tháng 10 năm 2012 công ty CP thép Thăng Long Kansai ký hợp đồng

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán bán mặt hàng thép tại công ty cổ phần thép thăng long kansai (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w