Bán hàng là khâu vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại, vì vậy, kế toán bán hàng đã là một đề tài được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Kế toán bán hàng tuy không phải là một đề tài mới, song tại các doanh nghiệp khác nhau thì tổ chức công tác kế toán bán hàng cũng khác nhau gắn với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu đối với từng doanh nghiệp cũng mang những điểm khác nhau đó, tuy nhiên vẫn mang một số đặc điểm chung nhất về kế toán bán hàng, sự vận dụng chế độ, chuẩn mực và các quy định có liên quan.
Trong số rất nhiều công trình nghiên cứu, em có tìm hiểu, tham khảo một số bài luận văn cũng như các bài viết trên tạp chí chuyên ngành các năm trước như:
Luận văn: “Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương
mại và xây dựng Vinh Vân” của sinh viên Phạm Thị Thúy lớp K43D4 do TS Nguyễn
Viết Tiến hướng dẫn. Luận văn đã nêu ra các vấn đề cơ bản của kế toán bán hàng, thực trạng kế toán bán hàng tại công ty TNHH Vinh Vân, đồng thời phát hiện những hạn chế trong công tác kế toán bán hàng tại công ty như:
- Việc hạch toán bán hàng vận chuyển thẳng - Phân bổ chi phí mua của lượng hàng xuất bán - Chưa trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi - Chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Chưa sử dụng phần mềm kế toán
- Chưa có bộ phận kế toán quản trị.
Luận văn: “Kế toán bán mặt hàng ô tô tại công ty TNHH MTV đầu tư
thương mại và dịch vụ Quốc tế (Interserco)” của sinh viên Vi Thị Huyền Anh lớp
K43D5 do Th.S Lưu Thị Duyên hướng dẫn. Trong luận văn, tác giả cũng đã đưa ra các vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng, thực trạng kế toán bán hàng tại công ty TNHH MTV đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng của công ty như:
- Giải pháp về chứng từ
- Giải pháp về tài khoản sử dụng - Giải pháp về phương pháp kế toán - Giải pháp về sổ sách kế toán - Giải pháp về chính sách bán hàng
Bài viết “Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả
cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ” của TS. Đoàn Vân Anh – Trường Đại
học Thương Mại, được tạp chí kế toán cập nhật và đăng trên website
http://www.tapchiketoan.comngày 28/05/2008. Bài viết trao đổi và làm rõ về hai nội
dung đó là, xác định giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trong công thức khi xác định mức dự phòng.
- Giá gốc hàng tồn kho (Theo VAS 02): giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
- Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa tồn kho (Theo VAS 02): giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
- Các phương pháp dự phòng giảm giá hàng tồn kho.