3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.3. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đó đến đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất
2.3.5. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại hai dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.3.6. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bất cập về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Để đánh giá chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và ảnh hƣởng của các chính sách đó đến đời sống, kinh tế - xã hội của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị, địa điểm nghiên cứu đƣợc chọn tại các xã An Khang, Lƣỡng Vƣợng và các phƣờng Hƣng Thành, Ỷ La căn cứ vào vị trí, loại hình dự án, điều kiện, sự tác động và thể hiện rõ nét nhất trong việc áp dụng các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các hộ gia đình trong phạm vi thu hồi đất:
+ Khu vực nông thôn (xã An Khang, xã Lưỡng Vượng): Cải tạo, nâng cấp
đƣờng từ Km 129+850 Quốc lộ 2 đến đƣờng dẫn cầu An Hoà (từ ngã ba gốc gạo đi Ruộc đến đƣờng dẫn cầu An Hoà), thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. (Công trình 1)
+ Khu vực đô thị (phường Hưng Thành, phường Ỷ La): Cải tạo, nâng cấp
tuyến đƣờng từ đƣờng Lý Thái Tổ qua cầu Gạo đến Quốc lộ 2, đoạn tránh thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. (Công trình 2)
- Trong quá trình khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn còn dùng phƣơng pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn các hộ điều tra phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng. Việc lựa chọn các hộ điều tra dựa trên loại đất bị thu hồi. Tổng số hộ điều tra: 175 hộ, trong đó :
+ Đất ở tại nông thôn: Chọn ngẫu nhiên 30/55 hộ bị thu hồi đất ở tại nông thôn + Đất ở tại đô thị: Chọn 10/10 hộ bị thu hồi đất ở tại khu vực đô thị
+ Đất trồng cây lâu năm: Chọn ngẫu nhiên 60/62 hộ ở 2 công trình nghiên cứu + Đất trồng cây hàng năm: Mỗi công trình nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 hộ bị thu hồi đất
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
a. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Điều tra, thu thập số liệu liên quan đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng của 2 dự án nghiên cứu từ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Tuyên Quang, chủ đầu tƣ dự án và các hộ nằm trong phạm vi thu hồi đất.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của các hộ gia đình nằm trong khu vực bị thu hồi đất… từ phòng Thống kê thành phố, phòng Tài nguyên Môi trƣờng thành phố và các đơn vị, ban, ngành có liên quan.
b. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp kết hợp điều tra đối với Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thành phố Tuyên Quang.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách về lĩnh vực quản lý đất đai, trên cơ sở những kinh nghiệm đó để vận dụng một cách có khoa học và chọn lọc vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập đƣợc về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thƣờng cũng nhƣ chi tiết về từng loại đất và mức ảnh hƣởng của dự án.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Tuyên Quang (nằm về phía Nam tỉnh) có tọa độ địa lý từ 21047/ đến 2105/ Vĩ độ Bắc và từ 105011/ đến 105017/ Kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km theo Quốc lộ 2; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo Quốc lộ 2; cách thành phố Thái Nguyên 60 km về phía Đông theo Quốc lộ 37 và cách thành phố Yên Bái 40 km về phía Tây theo Quốc lộ 37. Ranh giới hành chính của thành phố nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Long và xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn)
- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn); xã Cấp Tiến huyện Sơn Dƣơng.
- Phía Đông giáp xã Thái Bình, xã Phú Thịnh (huyện Yên Sơn); xã Tiến Bộ, xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dƣơng).
- Phía Tây giáp xã Thắng Quân, xã Trung Môn, xã Hoàng Khai, xã Kim Phú và xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn)
Thành phố Tuyên Quang có 11.921,0 ha diện tích tự nhiên với 13 đơn vị hành chính cấp xã (07 phƣờng và 06 xã).
Thành phố có vị trí thuận lợi về giao thông đƣờng thủy và đƣờng bộ nên có điều kiện thuận lợi để giao lƣu và phát triển kinh tế - xã hội với các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh. [25]
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng địa hình thung lũng thuộc vùng núi phía Bắc có địa hình địa chất phức tạp, bị chia cắt bởi sông Lô chảy qua theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực nội thị tƣơng đối bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình từ cốt 23 m đến 27 m, các đồi thấp xen kẽ có cốt trung bình từ 30 - 40 m. Ngoại thị là các khu dân cƣ, đồng ruộng, có những dãy đồi thấp và rải rác có núi cao. [25]
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,60C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm tƣơng đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 6; tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28,00C; thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 16,00C.
- Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa nhiều tập trung vào các tháng 5; 6; 7; 8. Các tháng có lƣợng mƣa ít là 11 và 12.
- Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng 7; 8; 9;10, thấp nhất vào các tháng 11 và 12. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của thành phố phụ thuộc chủ yếu vào sông Lô với lƣu lƣợng dòng chảy Qmax= 5.890m3/s, Qmin = 102 m3/s. Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lƣu sông Lô và 4 ngòi lớn là: Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục. Một số diễn biến mức ngập, nhƣ sau: Mức nƣớc lũ năm nào cũng xảy ra ở mức 23 m, tần suất 97%, chỉ ngập các ruộng lúa thấp; Mức lũ 30,87 m, tần suất 4%, ngập và thiệt hại hoa màu rất lớn; Mức lũ 31,37 m, tần suất 1,0%, thiệt hại rất lớn. Hiện tại đang xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn sông Gâm sẽ hạn chế mức nƣớc ngập cho thành phố. [25]
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất
Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhƣỡng theo phân loại đất định lƣợng đã xác định đƣợc 6 nhóm đất bao gồm 12 Đơn vị đất và 16 Đơn vị đất phụ: 1) Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất glây - Gleysols (GL); 3) Nhóm đất đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5) Nhóm đất đỏ - Ferrasols (FR); 6) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG). [25]
b) Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài nguyên nƣớc mặt của thành phố vào loại trung bình của vùng
miền núi phía Bắc, tiềm năng nƣớc mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nguồn nƣớc mặt là nguồn nƣớc chính cung cấp cho thành phố trong tƣơng lai.
Khu vực thành phố (tính cả phần mở rộng) có mạng lƣới sông ngòi phân bố khá đồng đều. Sông Lô và nhiều sông ngòi nhỏ cùng ao hồ, tạo thành mạng lƣới thuỷ văn khá dày. Đây là nguồn nƣớc mặt cung cấp nƣớc chủ yếu cho thành phố hiện nay. Tuy nhiên vào mùa mƣa, lũ cao nƣớc sông có hàm lƣợng cặn lơ lửng, độ đục, độ màu vƣợt quá giới hạn cho phép gây trở ngại cho việc sử dụng nƣớc sông làm nguồn nƣớc cấp sinh hoạt.
- Nước ngầm: Nguồn nƣớc ngầm dồi dào có ở khắp địa bàn thành phố, có chất
lƣợng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nƣớc ngầm không sâu và tƣơng đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Chất lƣợng nƣớc ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nƣớc trong, theo nghiên cứu thì nƣớc ngầm không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và kim loại nặng. Tuy vậy, nƣớc ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất. [25]
c) Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 (tính đến 01 tháng 01 năm 2012), thành phố Tuyên quang có 3.852,63 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 80,58%; rừng phòng hộ chiếm 19,42%. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng, điều tiết nguồn nƣớc và không khí của thành phố. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử. [25]
d) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn thành phố có một số mỏ đá vôi có chất lƣợng tốt, tập trung đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ mỏ đá vôi Tràng Đà, mỏ than ở phƣờng Minh Xuân, mỏ kẽm ở núi Dùm. Đồng thời có nhiều điểm có khả năng khai thác nguyên liệu sản xuất gạch, ngói và các đồ sứ, kể cả sứ cao cấp. [25]
e) Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng nên đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo
Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng (xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh) nhƣ: Thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thƣợng, Chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm... Đây là những điểm thu hút đƣợc nhiều du khách đến tham quan.
Thành phố là Trung tâm của tỉnh nên tập trung chủ yếu đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời ngƣời dân thành phố cũng có nhiều kinh nghiệm trong lao động, sản xuất... Các lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục luôn đƣợc quan tâm, chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu. Nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố ngày càng phát triển. [25]
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
Đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2006 – 2010; xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2010 – 2015, định hƣớng đến năm 2020. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhƣ trồng lúa đặc sản, trồng rau an toàn, sản xuất lúa giống, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản... đƣợc phát triển mở rộng; đã có những mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc thực hiện rộng rãi và có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất lƣơng thực và giá trị 1 ha canh tác tăng dần qua các năm. Đến năm 2010 đã có gần 700 máy cơ giới nông nghiệp, có trên 90.000 m kênh mƣơng nội đồng đƣợc kiên cố hóa.
Phát triển một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo quy mô tập trung, phƣơng pháp nuôi công nghiệp. Do đƣợc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lƣợng trâu, bò của thành phố có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây, trong đó: Số lƣợng trâu năm 2013 có 2.594 con, năm 2010 có 2.807 con, năm 2009 có 2.944 con; Số lƣợng bò năm 2013 có 838 con, năm 2010 có 1.071 con, năm 2009 có 1.227 con. Số lƣợng lợn và gia cầm có biến động không ổn định: Số lƣợng lợn năm 2013 có 18.131 con, năm 2010 có 22.650 con, năm 2009 có 20.937 con; Số lƣợng gia cầm năm 2013 có 212.514 con, năm 2010 có 259.786 con, năm 2009 có 253.480 con
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã đƣợc chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của thành phố năm 2013 đạt 545 tấn, tăng gấp 1,09 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,28 lần so với năm 2009.
Trồng rừng hàng năm đều đảm bảo kế hoạch; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có (diện tích trồng rừng năm 2013 đạt 106,67/50 ha, đạt 213,3% kế hoạch); tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở chế biến nông lâm sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp của thành phố năm 2013 (theo giá so sánh năm 1994) đạt 19.622 triệu đồng, bằng 91,84% của năm 2010 và tăng gấp 1,08 lần so với năm 2009, trong đó:
Trồng và nuôi rừng: 1.821 triệu đồng, chiếm 9,28%
Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác: 17.801 triệu đồng, chiếm 90,72%
b) Công nghiệp - xây dựng cơ bản
Đã quy hoạch, triển khai điểm sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp dịch vụ tại tổ 17, phƣờng Nông Tiến. Có nhiều cố gắng trong đào tạo nghề cho lao động công nghiệp, thủ công nghiệp; thực hiện nhiều giải pháp, tích cực thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và những ngành nghề sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động có sẵn tại địa phƣơng (năm 2010 trên địa bàn thành phố có 49 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp, 163 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; có 1.441 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng).
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 1.297.984 triệu đồng (chiếm tới 52,18% của cả tỉnh), đạt 107,5% kế hoạch, tăng gấp 1,43 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,76 lần so với năm 2009.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nƣớc (theo giá so sánh 1994) có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây: Năm 2013 đạt 630.195 triệu đồng, tăng gấp 1,17 lần so với năm 2010 và tăng gấp 1,96 lần so với năm 2009. Trong khi