Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty xây dựng đường thủy ty (Trang 85 - 99)

a. Những hạn chế

 Bên cạnh kết quả đạt được, Công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục như:

 Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của Công ty

giảm và nhỏ hơn 1. Đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Công ty, khả năng huy động các nguồn ngắn hạn khó khăn hơn.

 Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận ròng rất lớn do công tác quản lý chi phí chưa tốt.

 Mức độ chiếm dụng vốn của khách hàng ngày càng lớn do tình hình kinh tế khó khăn, Công ty nới lỏng chính sách tín dụng để tăng doanh thu bán hàng.  Công ty chưa áp dụng tốt mô hình quản lý hàng tồn kho.

b. Nguyên nhân

Về khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho của Công ty lớn, công tác

quản lý và luân chuyển kho của Công ty được áp dụng không hiệu quả, không phù hợp. Về khả năng thanh toán tức thời là do Công ty dự trữ quá ít tiền mặt, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn.

Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của Công ty rất lớn do trong quá trình kinh doanh Công ty phát sinh rất nhiều khoản chi phí nên mặc dù doanh thu rất cao nhưng lợi nhuận lại rất thấp.

Do nguồn nhân lực không đồng đều, một số cán bộ còn chưa có trình độ chuyên môn cao nên Công ty chưa xây dựng được cho mình một chính sách tín dụng hợp lý.

55

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY.

TRONG TƢƠNG LAI GẦN

3.1.1. Nhận xét chung về môi trƣờng kinh doanh

Tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó

khăn. Việt Nam cũng thoát khỏi vòng xoáy chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, năm nay (Năm 2014) vẫn là một năm đầy khó khăn đối với mọi doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Ngành xây dựng có thể coi là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất hậu khủng hoảng.

Đã có tới 15,296 trên tổng số 50,000 doanh nghiệp ngành xây dựng thông báo thua lỗ. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Con số này nói lên những khó khăn kinh tế gặp phải là vô cũng lớn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Cơ hội

Năm 2014, Ngành Xây dựng có được nguồn vốn tái cơ cấu và đầu tư lớn từ cả trong và ngoài nước tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển chung của ngành: Giá trị sản xuất xây dựng quý I/2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 155,5

nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 16,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,5%; khu vực ngoài Nhà nước 127,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 11,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,4%.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2014 theo giá hiện hành ước tính đạt

214,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 28,4% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 78,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng vốn và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 77,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 6,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 58,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,4% và tăng 4,4%.

Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam

trong 3 tháng đầu năm, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 534,2 triệu USD, chiếm 26,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) đạt 264,5 triệu USD, chiếm 12,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh đạt 238,7 triệu USD, chiếm 11,7%; Xin-ga-po đạt 230,7 triệu USD, chiếm 11,3%; Ca-na-đa đạt 226 triệu USD, chiếm 11%; Nhật Bản đạt 133,7 triệu USD, chiếm 6,5%...

Chính phủ liên tục chi cho các dự án xây dựng, góp phần giải quyết việc làm tư không chỉ cho ngành xây dựng mà còn cho các ngành phụ trợ liên quan, giúp duy trì lao động trong ngành đến mức tối đa, tạo việc làm ngắn hạn cũng như dài hạn, kích 56

thích đầu tư và phát triển bền vững. Thêm vào đó là gói tín dụng 30.000 tỷ cũng đang được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường của ngành.

Khủng hoảng kinh tế là một thử thách với người trong nghề, cũng là hời điểm

để ngành xây dựng định hướng lại sự phát triển, vươn tới hiệu suất lao động cao hơn. Các Công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ bị suy yếu hoặc bị loại bỏ, trong khi các Công ty có định hướng hoạt động tốt, xử lý vấn đề và quản lý rủi ro tốt ... sẽ tồn tại và phát triển.

Cơ hội phục hồi của ngành xây dựng sẽ không chia đều cho các doanh nghiệp

những hoàn cảnh khó khăn nhất, năng lực và tư cách của mỗi nhà thầu được bộc lộ rõ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam: theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu

người, trong đó có 3 triệu nhân lực đã qua đào tạo. Dựa trên các định hướng chính và các dữ liệu cần thiết (dân số, ước tính GDP, ngân sách công), các chuyên gia của tổ chức GCP (Global Construction Perspectives) và Trung tâm Kinh tế Oxford (Đại học Oxford, Anh) dự báo đến năm 2020: Ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất.

b. Thách thức

Tái cơ cấu chậm chạp: Trong bối cảnh thị trường xây dựng u ám, Bộ Xây

dựng đã phê duyệt 14 đề án tái cơ cấu của các Công ty trực thuộc. Dù các doanh nghiệp xây dựng cũng xác định việc tái cơ cấu là cần thiết nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, nhưng các đơn vị đều bị chậm tiến độ tái cơ cấu. Biện pháp mà các đơn vị này triển khai là sắp xếp lại, tinh giản đội ngũ và duy trì sản xuất ở mức cầm chừng.

Thị trƣờng Bất động sản vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi: Mặc dù thị trường

bất động sản đã có dấu hiệu tích cực song sự phục hồi vẫn diễn ra chậm. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tiếp tục đình trệ do thiếu nhà đầu tư; thậm chí, nhiều khu công nghiệp đang nằm trong tình trạng tỷ lệ lấp đầy thấp.

Tính đến cuối quý 1 năm nay, tổng giá trị tồn kho bất động sản ước khoảng trên 92.000 tỷ đồng. Việc tiêu thụ các chủng loại hàng hóa này cũng ngưng chệ, dẫn tới lượng hàng tồn kho lớn với khoảng 16 triệu m2 gạch ốp lát, 12 triệu m2 kính xây dựng, 2,6 triệu tấn ximăng, 800.000 tấn thép... Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí tài chính. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng trong kinh doanh từ lâu vẫn chưa có hướng

giải quyết triệt để, đặc biệt tại các công trình trọng điểm, công trình có quy mô vốn lớn và gián tiếp làm gia tăng khoản nợ xấu. Dư nợ phải trả, phải thu của hầu hết các doanh nghiệp đều cao dẫn đến mất cân bằng thu-chi tài chính và làm ảnh hưởng đến việc minh bạch hóa thông tin tài chính doanh nghiệp.

Do thiếu vốn, vốn tự có của doanh nghiệp thấp, những bất cập trong việc tái cơ cấu nguồn vốn (thoái vốn, cơ cấu các khoản vốn vay ngắn hạn, cơ cấu nợ…) và việc 57

tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cũng như huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân gặp khó khăn càng gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Mặc dù lãi suất vay vốn tín dụng gần đây đã được điều chỉnh giảm, nhưng

nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng do không đủ điều kiện pháp lý để vay vốn; giá đầu vào của nhiều loại vật tư, nguyên liệu tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, hoặc tăng ít làm ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến hàng tồn kho nhiều. Một số doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng phá sản hoặc nợ nần.

Tình hình thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả cũng gặp rất nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán suy giảm và do quy định bảo toàn vốn của Nhà nước cũng như những điều kiện bắt buộc khi chào bán cổ phiếu ra công chúng của Luật chứng khoán.

vừa phải cạnh tranh gay gắt với các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ cao hơn. Vì vậy việc duy trì đội ngũ công nhân lành nghề có chuyên môn cao hiện cũng đang là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

3.1.2. Mục tiêu tiêu chiến lƣợc và định hƣớng phát triển.

3.1.2.1. Mục tiêu chiến lược.

a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Tổng Công ty xây dựng đường Thủy (VINAWACO) thành một Tổng Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực nạo vét và xây dựng công trình thủy công, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước vươn ra hoạt động trên các thị trường trong khu vực và trên toàn thế giới.

b. Tốc độ tăng trƣởng

 Duy trì sự phát triển, tăng trưởng hàng năm của Tổng Công ty từ 10% đến 15%. Riêng Công ty mẹ tăng trưởng từ 20% đến 30% tùy theo mức độ đầu tư của Công ty mẹ.

 Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đạt mức trên 3.600 tỷ đồng.

c. Cơ cấu sản phẩm

 Khối nạo vét: Duy trì và giữ vững được thị phần ở trong nước với mức 75%, giữ tỷ trọng 40% giá trị sản lượng của Tổng Công ty.

 Khối xây dựng công trình thủy công: Giữ tỷ trọng 41% giá trị sản lượng của

Tổng Công ty ; Thực hiện đến 50% thị phần xây dựng công trình thủy công trong nước. 58

 Khối xây dựng cầu đường bộ và xây dựng khác: Phấn đấu tỷ trọng giá trị sản lượng trong Tổng Công ty là 14%.

 Dịch vụ và sản xuất khác: Tỷ trọng đạt 5% tổng giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

d. Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp

 Hoàn thành việc đổi mới, sắp xếp các đơn vị thành viên trong năm 2012.  Hoàn thành việc cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng đường Thủy. Công ty Mẹ là Công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ < 50% vốn điều lệ.  Hoàn thiện, ổn định cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Tài chính

 Vốn điều lệ của Công ty mẹ sau khi cổ phần hóa: 1.500 tỷ đồng.  Vốn Nhà nước là 660 tỷ đồng, bằng 44% vốn điều lệ.

Cán bộ công nhân viên chức Tổng Công ty và các cổ đông khác góp vốn bổ sung 840 tỷ đồng, bằng 56% vốn điều lệ.

f. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2015

 Tổng giá trị tài sản: 4.336.646.000.000 Đồng  Doanh thu: 3.212.364.000.000 Đồng

 Lợi nhuận trước thuế: 65.354.000.000 Đồng  Nộp ngân sách nhà nước: 92.220.000.000 Đồng 3.1.2.2. Định hướng phát triển.

Trước xu hướng phát triển chung của ngành và thực trạng của thị trường vật

liệu xây dựng, Công ty đã có phương hướng kinh doanh trong những năm tiếp theo như sau:

 Phấn đấu là nhà cung cấp cát, sỏi, đá cho hầu hết các công trình lớn ở

khu vực Hà Nội. Do chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng tới các công trình là rất lớn nên Công ty quyết định sẽ phát triển thị trường theo chiều sâu chứ không phát triển thị trường theo chiều rộng.

 Mở rộng thêm một số mặt hàng mới như than bùn, xi măng…vì cát, sỏi,

xi măng có yêu cầu tiêu dùng đồng bộ nên Công ty có thể kinh doanh thêm mặt hàng xi măng để lợi dụng phương tiện chuyên chở đã có.

 Hoàn thiện cơ chế giá theo hướng phù hợp với thị trường để nâng cao

năng lực cạnh tranh, quyết định sử dụng giá là công cụ cạnh tranh chủ yếu nhằm mở rộng thị trường cung cấp vật liệu xây dựng và gây dựng uy tín thương hiệu.

 Xây dựng đội ngũ nhân viên, cán bộ kinh doanh và quản lý có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển

59

 Tăng cường đội ngũ bán hàng cả về chất lượng và số lượng.  Đầu tư, đổi mới, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cho khách hàng

3.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG.

Mục đích của việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn có hạn của doanh nghiệp được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung có thể thấy bên cạnh những kết quả to lớn mà Công ty đã đạt được vẫn còn những tồn tại một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết để công tác sử dụng vốn lưu động của Công ty đạt hiệu quả cao hơn, em xin đưa ra một số giải pháp sau:

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lƣu động.

Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là một trong những giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bởi bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động thì đều cần có vốn, biết cách huy động vốn nhanh và hiệu quả nhất và tất nhiên muốn hoạt động hiệu quả thì phải xác định được phương hướng hoạt động kinh doanh, mục tiêu phấn đấu theo quy mô nhất định, dự đoán tình hình biến động của thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn, từ đó xác định được phương hướng đầu tư sử dụng vốn một cách hiệu quả. Muốn phát huy được hiệu quả của đồng vốn thì phải tăng cường công tác quản lý vốn mà trước hết là phải xây dựng kế hoạch kinh doanh tích cực và hợp lý làm tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Công ty mới hoàn thành việc cổ phần hóa vào đầu năm 2014, chính vì thế dự

kiến nhu cầu sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2014 gặp nhiều khó khăn và hoàn toàn là theo dự kiến. Ngay cả việc dự kiến nhu cầu vốn lưu động của Công ty những năm trước chưa thật sự sát với thực thế và còn có sự chênh lệch so với thực tế.

Để đảm bảo cho việc dự đoán nhu cầu vốn lưu động chính xác hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì Công ty cần thiết phải tiến hành thực hiện lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động theo các bước sau:

Bƣớc 1: Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khoản mục. Từ đó có biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng nhu cầu này, tránh được tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh.

60

Xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách sau:  Cơ sở lập kế hoạch:

 Phải căn cứ vào doanh thu thuần năm báo cáo và kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch sao cho có tính khả thi.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty xây dựng đường thủy ty (Trang 85 - 99)