Lịch sử hình thành Công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty xây dựng đường thủy ty (Trang 35 - 99)

Năm 1982, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số 2010/TCCB

thân của Tổng Công ty xây dựng đường Thủy hiện nay. Lực lượng chính của Liên hiệp là 3 đơn vị nạo vét thuộc Cục đường sông và Tổng cục đường biển.

Ngày 9/12/1984 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ký quyết định số

2856/QĐ-TCCB đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét sông, biển thành “Liên hiệp các xí nghiệp giao thông đường thủy”

Ngày 02/8/1988, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số

1843/QĐ-TCCB-LĐ đổi tên thành “Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy”.

Ngày 21/12/1991 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số

2726/QĐ-TCCB-LĐ về việc thành lập “Tổng Công ty xây dựng đường Thủy”. Tổng Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, là tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chính là xây dựng công trình giao thông đường thủy trong phạm vi cả nước.

Ngày 30/6/2010 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ký quyết định số

1845/QĐ-BGTVT thành lập Công ty Mẹ - Tổng Công ty xây dựng đường Thủy. Công ty Mẹ - Tổng Công ty xây dựng đường Thủy là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng.

Đến nay Tổng Công ty xây dựng đường Thủy đã có các đơn vị xây lắp đủ các

loại hình công trình: Công trình thủy công, giao thông đường bộ, công trình dân dụng, công nghiệp, công trình thủy lợi...

Năm 1982, Tổng Công ty xây dựng đường Thủy mới có 5 đơn vị, đến nay (năm 2014) Tổng Công ty đã có 30 đơn vị thành viên, bao gồm 4 Chi nhánh, 01 Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, 11 Công ty con, 13 Công ty liên kết và nhiều Ban điều hành dự án trực thuộc Công ty mẹ, hoạt động tại khắp mọi miền của đất nước. Trong số đó có:

- 12 đơn vị có chức năng thi công nạo vét sông biển, san lấp tôn tạo mặt bằng. - 16 đơn vị có chức năng xây dựng các công trình cảng, kè, triền đà, ụ tầu, chỉnh trị đường thủy, trục vớt, phá đá ngầm, xây dựng cầu đường bộ, thanh thải chướng ngại vật trên các tuyến đường thủy.

- 1 Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đường thuỷ

- 1 Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực Đầu tư và Dịch vụ nhân lực.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức tổng Công ty xây dựng đƣờng Thủy Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý tổng Công ty xây dựng đƣờng Thủy

Hội đồng thành viên

Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc

Văn Phòng Phòng Phòng Phòng tổ Phòng Văn phòng phòng kế hoạch kỹ thuật tài chính chức lao quản lý đại diện tại tổng thị công kế toán động dự án TP.HCM Công ty trường nghiệp

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a. Hội đồng thành viên: a. Hội đồng thành viên:

Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch hội đồng thành viên và ủy viên Hội

đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty.

24

 Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau:

+ Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên

+ Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.

b. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc

chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

 Kiến nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do hội đồng thanh viên bổ nhiệm

c. Văn phòng tổng Công ty

 Giúp Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc Tổng Công ty quản lý điều hành hoạt động SXKD của Tổng Công ty, thực hiện các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, truyền thông, quảng cáo,… của Công ty.

 Chăm lo và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên toàn Cơ quan.

 Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các Văn phòng Đại diện thực hiện chế độ chức trách và quan hệ công tác, lề lối làm việc theo quy định.

d. Phòng kế hoạch thị trƣờng

Xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của Tổng Công ty, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của toàn Tổng Công ty trong đó có các Công ty con và đơn vị trực thuộc. Quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Dự báo thị trường trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty; Phối hợp với các Công ty con, Công ty liên kết và liên doanh khai thác tạo nên thị trường trong và ngoài nước ổn định, mở rộng thị phần

e. Phòng tài chính kế toán:

Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm để trình ban giám đốc. Phối hợp với phòng hành chánh – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận..

25

f. Phòng tổ chức lao động

Sắp xếp, cải tiến mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh, bộ máy quản lý tại

Văn phòng Tổng Công ty. Đưa ra kế hoạch đào tạo cán bộ, kế hoạch đãi ngộ hoặc xử phạt người lao động.Thực hiện các công việc do Lãnh đạo Tổng Công ty giao phó.

g. Phòng quản lý dự án

Giúp Công ty quản lý các dự án trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư.

h. Phòng kỹ thuật công nghệ:

Thiết kế, triển khai, thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất. Tổ chức quản lý,

kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm. Trực tiếp báo cáo Tổng giám đốc Công ty về chất lượng, số lượng, các chỉ số hao hụt vật tư, nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ sản xuất. Theo dõi tiêu hao nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu trong sản xuất kinh doanh.

i. Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh

Cập nhật thông tin và báo cáo về Tổng Công ty mẹ tình hình sản xuất kinh

doanh của Công ty con và các Công ty thành viên tại TP Hồ Chí Minh. Làm đầu mối giao dịch, đầu mối quan hệ tại khu vực để tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội đàm, làm việc, thương thảo và ký kết hợp đồng cho Lãnh đạo Tổng Công ty và các Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty. Thay mặt Tổng Công ty tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng với các đối tác. Cung cấp các thông tin cần thiết (trong phạm vi cho phép) về Tổng Công ty cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu, đề nghị. Theo dõi hoạt động chung của các Công ty thành viên tại khu vực .

26

2.2. TÌNH HÌNH SXKD TẠI CÔNG TY

2.2.1. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty từ năm 2010 - 2012

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động SXKD của Tổng Công ty xây dựng đƣờng Thủy

Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch 2011 – 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1. Doanh thu 1.042.041.742.512 946.479.354.756 578.812.876.093 (95.562.387.756) (9,17) (367.666.478.663) (38,85)

2. Doanh thu thuần

1.042.041.742.512 946.479.354.756 578.812.876.093 (95.562.387.756) (9,17) (367.666.478.663) (38,85) 3. Giá vốn hàng bán 988.097.498.987 889.288.947.859 523.615.731.853 (98.808.551.128) (10,00) (365.673.216.006) (41,12) 4. Lợi nhuận gộp

53.944.243.525 57.190.406.897 55.197.144.240 3.246.163.372 6,02 (1.993.262.657) (3,49)

5. Doanh thu hoạt động tài chính 23.874.529.544 18.295.217.713 9.186.274.732 (5.579.311.831) (23,37) (9.108.942.981) (49,79) 6. Chi phí tài chính 22.890.722.910 29.379.233.876 34.517.875.076 6.488.510.966 28,35 5.138.641.200 17,49

Chi phí lãi vay 21.760.029.431 27.965.279.541 0 6.205.250.110 28,52 (27.965.279.541) (100,00) 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 42.545.215.433 40.520.023.164 33.063.279.427 (2.025.192.269) (4,76) (7.456.743.737) (18,40)

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 12.382.834.726 5.586.367.570 (3.197.735.531) (6.796.467.156) (54,89) (8.784.103.101) (157,24) 9. Thu nhập khác

3.871.981.181 2.313.814.994 10.452.367.952 (1.558.166.187) (40,24) 8.138.552.958 351,74 10. Chi phí khác 4.075.801.283 1.069.241.675 1.239.031.926 (3.006.559.608) (73,77) 169.790.251 15,88 11. Lợi nhuận khác (203.820.102) 1.244.573.319 9.213.336.026 1.448.393.421 710,62 7.968.762.707 640,28

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.179.014.624 6.830.940.889 6.015.600.495 (5.348.073.735) (43,91) (815.340.394) (11,94)

13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 142.863.149 0 0 142.863.149 0

14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 12.179.014.624 6.830.940.889 5.872.737.346 (5.348.073.735) (43,91) (958.203.543)

(14,03)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 - 2012)

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả hoạt động kinh doanh là

một trong những báo cáo tài chính khái quát tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động. Báo cáo cung cấp những thông tin về doanh thu, chí phí và kết quả các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp như hoạt dộng sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác, từ đó nhận biết cơ cấu doanh thu, chi phí và kết quả của từng hoạt động đã phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh hay chưa. Cũng từ báo cáo ta có thể biết được đâu là hoạt động mang lại doanh thu cao nhất, chiếm vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển hoạt động đó, hay giúp các nhà quản trị kiểm soát các khoản chi phí của các hoạt động, cũng như đưa ra các kế hoạch đầu tư.

Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng doanh thu, giá vốn và lợi nhuận

Đơn vị tính: Đồng 1200000000000 1000000000000 800000000000 Doanh thu 600000000000 Giá vốn Lợi nhuận 400000000000 200000000000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 - 2012)

Giai đoạn năm 2010 – 2012, sự thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Doanh thu: Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 1.042.041.742.512 đồng. Năm 2011 là 946.479.354.756 đồng giảm 95.562.387.756 đồng tương ứng 9,17% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu đạt 578.812.876.093 đồng giảm 367.666.478.663 đồng ứng với tỷ lệ giảm 38,85% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm xuống trong 2 năm là do nhiều dự án bị dừng, hoãn, giãn tiến độ hoặc có kế hoạch khởi công nhưng các chủ đầu tư không triển khai. Năm 2012, có những công trình bị dừng thi công luôn như gói thầu số 6b1 thuộc Dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động). Cùng với đó là các công trình bị dừng thi công đến sau 2015 mới xem xét khả năng thực hiện trở lại như 28

gói 6A Dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu. Ngoài ra một số dự án lớn khác của Vinawaco cũng bị tạm dừng hoặc triển khai cầm chừng như Gói số 5 xây dựng cầu tàu số 2 cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Nên tốc độ giảm xuống của năm 2012 mới lớn hơn nhiều so với năm 2011. Ta thấy, đây là mức doanh thu rất thấp so với quy mô của tổng Công ty xây dựng đường Thủy. Trong 3 năm qua, Công

ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu qua các năm cũng chính là doanh thu thuần trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là khoản chi phí lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí, giá mua nguyên vật liệu thực tế cấu thành nên sản phẩm hàng hóa. Nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận khiến doanh thu đạt được và lợi nhuận chênh lệch tương đối lớn. Năm 2011 giá vốn hàng bán là 889.288.947.859 đồng giảm 98.808.551.128 đồng tương ứng 10% so với năm 2010. Năm 2012 là 523.615.731.853 đồng giảm mạnh 365.673.216.006 đồng ứng với 41,12% so với năm 2011. Cùng với sự giảm xuống của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng giảm xuống, tuy nhiên, mức giảm xuống của giá vốn hàng bán lớn hơn sự giảm xuống của doanh thu qua các năm chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt những chi phí phát sinh khi các dự án bị dừng thi công.

Doanh thu tài chính: Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính là

18.295.217.713 đồng giảm 5.579.311.831 đồng tương ứng với 23,37% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do tình hình kinh tế khó khăn, công ty không được chiết khấu thương mại nhiều như trước. Năm 2012 là 9.186.274.732 đồng giảm 9.108.942.981 đồng ứng với 49,79% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do năm 2012 công ty không phát sinh các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng như không hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn nên các khoản thu lãi từ những hoạt động này bằng 0 vì vậy mới có sự giảm xuống của doanh thu tài chính. Các khoản doanh thu tài chính trong năm này chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn, lãi do chuyển nhượng vốn, lãi thanh lý tài sản cố định cũ,…

Chi phí tài chính: Năm 2011, chi phí tài chính là 29.379.233.876 đồng tăng 6.488.510.966 đồng tương ứng 28,35% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính như phát sinh khoản lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. Năm 2012 là

34.517.875.076 đồng tăng 5.138.641.200 đồng ứng với tốc độ tăng 17,49% so với năm 2011 do cho khách hàng hưởng chiết khấu từ các công trình nhận thầu.

 Chi phí lãi vay là chi phí mà Công ty nào cũng phải có vì các Công ty

không chỉ hoạt động dựa trên nguồn vốn của mình mà phải đi tìm nguồn vốn khác để duy trì hoạt động SXKD. Do đó chi phí lãi vay rất được quan tâm. Năm 2011, chi phí lãi vay là 27.965.279.541 đồng tăng 6.205.250.110 đồng tương ứng 28,52% so với 29

năm 2010 do lãi suất ngân hàng tăng cao và khoản vay ngân hàng của công ty cũng tăng trong năm này nên cũng là lý do chính làm tăng chi phí lãi vay. Năm 2012, chi phí lãi vay bằng 0 một phần là do tổng Công ty thực hiện việc bán nợ, giảm trừ trách nhiệm của mình, phần khác do bộ giao thông vận tải tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa về cơ chế, chính sách để Vinawaco vượt qua khó khăn và phát triển trở lại, dẫn đến việc được hỗ trợ chi phí lãi vay.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp là 40.520.023.164 đồng giảm 2.025.192.269 đồng tương ứng 4,76% so với năm 2010. Năm 2012 là 33.063.279.427 đồng giảm 7.456.743.737 đồng tương ứng 18,40% so với năm 2011. Do sản xuất kinh doanh không được thuận lợi nên các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản lý doanh nghiệp như chi phí vật liệu văn phòng, chi phí công

cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài,… cũng giảm dần qua các năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế tăng.

Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế: Tất cả sự thay đổi của các chỉ tiêu trên đều ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 là 6.830.940.889 đồng giảm 5.348.073.735 đồng ứng với 43,91% so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận kế toán sau thuế là 5.872.737.346 đồng giảm 958.203.543 đồng ứng với 14,03% so với năm 2011. Năm 2012 phát sinh khoản thuế TNDN là 142.863.149 đồng do

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty xây dựng đường thủy ty (Trang 35 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w