2.3.2.1. Kết cấu nợ ngắn hạn của tổng Công ty xây dựng đường Thủy 49
Bảng 2.12. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty
Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch 2011 -2010 Chênh lệch 2012- 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 898.775.070.671 792.671.721.355 844.132.212.075 (106.103.349.316)
(11,81) 51.460.490.720 6,49 1. Vay và nợ ngắn hạn 109.906.707.602 136.352.707.767 194.515.138.107 26.446.000.165 24,06 57.162.430.340 41,92 2. Phải trả người bán 443.068.342.594 389.595.675.827 431.102.240.033 (146.527.333.233) (33,07) 41.506.564.206 10,65
3. Người mua trả tiền trước 207.349.613.540 132.309.392.043 123.281.456.956 (75.041.778.503) (36,19) (10.972.064.913) (8,29)
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà 6.281.584.902 12.450.233.762 10.081.737.245 (5.036.351.140) (80,18) (2.368.496.520) (19,02) nước
5. Phải trả người lao động 9.050.822.459 3.170.819.522 5.216.381.563 (5.880.002.937) (64,97) 2.045.562.041 64,51 6. Chi phí phải trả 99.460.579.330 101.396.561.759 55.117.342.587
1.935.982.370
1,95 (53.720.780.828) (52,98) 7. Các khoản phải trả, phải nộp 15.669.879.751 9.861.854.759 13.615.568.950 (5.808.024.991) (37,06) 3.753.714.191 38,06 ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 793.082.440 2.949.588.339 3.465.536.823 2.156.505.899 271,91 515.948.484 17,49
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 7.194.458.053 4.584.888.053 7.736.809.811 (2.609.570.000) (36,27) 3.151.921.758 68,75
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán năm 2010 - 2012) 50 Biểu đồ 2.7. Kết cấu nợ ngắn hạn Năm 2010 Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác Dự phòng phải trả ngắn hạn
Quỹ khen thưởng phúc lợi
0,09% 1,74% 0,8%
1,07% 12,23% 0,7% 11,07% 23,07% 49,30% Năm 2011 Năm 2012 0,40% 0,41% 0,37% 1,99% 1,61% 0,92% 0,62% 1,24% 1,19% 6,53% 16,69% 0,16% 12,79% 23,04% 14,60% 17,20% 49,15% 51,07%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010 – 2012) 51
Phải trả người bán chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty.
Năm 2010, phải trả người bán chiếm 49,30%. Năm 2011 chiếm 49,15% giảm 0,15% so với năm 2010 do nhu cầu mua sắm hàng hóa của Công ty bị hạn chế khi hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng khó khăn. Năm 2012, phải trả người bán chiếm 51,07% nợ ngắn hạn tăng 1,92% so với năm 2011 do chính sách nới lỏng tín dụng của nhà cung cấp. Phải trả người bán biến động không đáng kể qua các năm và chiếm gần 1 nửa cơ cấu nợ ngắn hạn chứng tỏ Công ty chiếm dụng vốn của người bán lớn mà không phải mất chi phí trả lãi. Tuy nhiên, nếu công ty chiếm dụng vốn của người bán quá lớn thì có thể ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ với người bán.
Vay và nợ ngắn hạn năm 2010 là 109.906.707.602 đồng chiếm 12,23% nợ
ngắn hạn. Năm 2011 chiếm 16,69% tăng 4,46% so với năm 2010. Năm 2012 chiếm 23,04% tăng 6,35% so với năm 2011. Vay ngắn hạn của Công ty là toàn bộ phần vay lãi của ngân hàng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do công ty cần vốn để khôi
phục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thanh toán các chi phí phát sinh liên qua đến việc bị ngừng thi công dự án mà nguồn vay vốn ngân hàng có tính ổn định cao, lãi suất ngân hàng cũng nhỏ hơn lãi suất thị trường nên vay ngân hàng luôn là lựa chọn đầu tiên của doanh nghiệp.
Người mua trả tiền trước là khoản tiền mà Công ty được chiếm dụng của
khách hàng, là khoản mà Công ty không phải bỏ bất cứ chi phí nào để có được nó. Năm 2010, người mua trả tiền trước chiếm 23,07% nợ ngắn hạn. Năm 2011 chiếm 17,20% giảm 5,87% so với năm 2010. Năm 2012 chiếm 14,06% giảm 3,14% so với năm 2011. Khoản này giảm dần qua các năm do ảnh hưởng của nên kinh tế khó khăn, các Công ty cạnh tranh gay gắt nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn nên Công ty không thể chiếm dụng được nhiều vốn của khách hàng.
Chi phí phải trả gồm có chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên trong thời gian nghỉ phép, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa,… Năm 2010, chi phí phải trả chiếm 11,07% nợ ngắn hạn. Năm 2011 chiếm 12,79% tăng 1,72% so với năm 2010. Năm 2012 chiếm 6,53% giảm 6,26% so với năm 2011. Năm 2012 chi phí phải trả giảm mạnh do Công ty bị ngừng thi công các dự án, công trình không được triển khai nên không phải mất khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Ngoài ra, trong cơ cấu nợ ngắn hạn còn bao gồm thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước, chi phí phải trả phải nộp ngắn hạn khác, … những khoản nợ này chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn nhưng nó cũng góp phần không nhỏ vào sự biến động của nợ ngắn hạn qua các năm.
52
2.3.2.2. Chi phí các khoản nợ ngắn hạn tại tổng Công ty xây dựng đường Thủy Chi phí các khoản phải trả: Đây là khoản chi phí mất đi do Công ty không tận
hưởng chính sách của nhà cung cấp. Năm 2010, 2011 Công ty được nhà cung cấp cho hưởng chính sách tín dụng 2/20 net 50 và 1/10 net 30 và Công ty đã tận dụng được chính sách của nhà cung cấp. Năm 2012, nhà cung cấp cũng cho Công ty hưởng chính sách tín dụng 2/20 net 50 nhưng vào thời điểm mua hàng Công ty đã không có đủ tiền để trả cho nhà cung cấp để hưởng mức chết khấu. Do đó, chi phí của khoản tín dụng thương mại năm 2012 là:
Kb= (1+ 2%/(100%-2%))360/30 – 1 = 27,43%
Như vậy, vì không có tiền thanh toán nên Công ty mất đi một khoản chi phí là 27,43% do không tận hưởng chiết khấu của nhà cung cấp.
2.3.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ ngắn hạn tại tổng Công ty xây dựng đường Thủy
Bảng 2.13. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ ngắn hạn Chỉ tiêu
Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hệ số chi trả lãi vay
% 1,56 1,24 0
Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn %
1,36 0,86 0,70
Vòng quay các khoản phải trả Vòng
2,25 2,29 1,25
Thời gian trả nợ trung bình Ngày
160 157 288
Thời gian quay vòng tiền Ngày
90 119 201
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 – 2012) Hệ số chi trả lãi vay: Dùng để đánh giá khả năng thanh toán hoàn trả các khoản lãi vay hàng năm của Công ty. Hệ số này càng cao chứng tỏ rằng khả năng chi trả các khoản lãi vay càng lớn và Công ty không gặp khó khăn về tài chính. Năm 2010, hệ số này bằng 1,56. Năm 2011 là 1,24 giảm 0,32 lần so với năm 2010. Do năm 2011, EBIT tăng 2,53%, chi phí lãi vay tăng 28,52%. Tốc độ tăng của EBIT nhỏ hơn tốc độ tăng của lãi vay nên hệ số chi trả lãi vay nhỏ hơn năm 2010. Năm 2012 hệ số chi trả lãi vay bằng 0 do Công ty không phát sinh các khoản vay ngắn hạn. Hệ số này luôn được các ngân hàng quan tâm khi cho các doanh nghiệp vay bởi nó cho thấy khả năng trả nợ đúng hạn của Công ty. Hệ số này càng cao thì khả năng vay nợ của Công ty càng lớn. Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn: Cho biết 100 đồng nợ ngắn hạn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010, 100 đồng nợ ngắn hạn tạo ra 1,36 đồng lợi nhuận. Năm 2011, 100 đồng nợ ngắn hạn tạo ra 0,86 đồng lợi nhuận giảm 0,5 đồng so với năm 2010. Do năm 2011, lợi nhuận sau thuế giảm 43,91%, nợ ngắn hạn giảm 11,81%. Tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nên tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn năm 2011 nhỏ hơn năm 2010. Năm 2012, tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn là 0,7% giảm 0,16% so với năm 2011. Do năm 2012, lợi nhuận sau thuế 53
giảm 14,03% trong khi nợ ngắn hạn lại tăng nhẹ 6,49%. Trong 3 năm gần đây, tỷ suất sinh lời giảm dần cho thấy hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn của Công ty ngày càng kém. Thời gian trả nợ trung bình: Cho biết khoảng thời gian trung bình Công ty
phải thanh toán các khoản nợ. Năm 2010, chỉ tiêu này là 160 ngày, năm 2011 là 157 ngày giảm 3 ngày so với năm 2010 do vòng quay các khoản phải trả tăng. Năm 2012 là 288 ngày tăng 131 ngày so với năm 2011 do vòng quay các khoản phải trả giảm mạnh. Do năm 2012, Công ty chiếm dụng được nhiều vốn của người bán, người lao động, của Nhà nước trong khi giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Thời gian trả nợ trung bình càng lớn thì càng có lợi cho Công ty, Công ty có vốn để đáp ứng khả năng thanh toán trong trường hợp cấp bách và gia tăng các cơ hội đầu tư khác cho Công ty.
Thời gian quay vòng tiền: Phản ánh thời gian từ khi chi tiền thực tế mua hàng đến khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa cho khách hàng. Năm 2010 thời gian quay vòng tiền là 90 ngày. Năm 2011 thời gian quay vòng tiền là 119 ngày tăng 29 ngày so với năm 2010. Do năm 2011 chu kỳ kinh doanh tăng 26 ngày trong khi thời gian trả nợ trung bình lại giảm 3 ngày. Năm 2012 là 201 ngày tăng 82 ngày so với năm 2011. Do năm 2012, chu kỳ kinh doanh tăng 213 ngày, thời gian trả nợ trung bình tăng 131 ngày so với năm 2011.
2.3.3. Tình hình vốn lƣu động ròng tại tổng Công ty xây dựng đƣờng Thủy Bảng 2.14. Tình hình vốn lưu động ròng ĐVT: Đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản ngắn hạn 901.106.680.889 794.348.194.115 849.845.270.419 Nợ ngắn hạn 898.775.070.671 792.671.721.355 844.132.212.075 VLĐR 2.331.610.218 1.676.472.760 5.713.058.344
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 - 2012) Trong cả 3 năm liên tiếp, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp luôn dương, cho thấy các khoản nợ ngắn hạn đều được đảm bảo an toàn bằng các tài sản lưu động. Trong năm 2012, vốn lưu động ròng của Công ty lên đến 5.713.058.344 đồng, do lượng tài sản ngắn hạn của Công ty tăng nhanh hơn so với nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ Công ty đang theo đuổi chính sách thận trọng. Với chính sách này có thể sẽ làm tăng chi phí do chi phí nguồn ngắn hạn cao hơn nguồn dài hạn dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
54
2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cao, tổng Công ty xây dựng đường Thủy cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến động của nền kinh tế, trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục giảm những vẫn làm ăn có lãi, đó là sự cố gắng của cả ban lãnh đạo lẫn nhân viên. Mặc dù đây chưa phải là kết quả như mong đợi, nhưng Công ty đã cố gắng để duy trì và phát triển trong khi nhiều Công ty khác không giữ được lợi nhuận ở mức dương.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế a. Những hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, Công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục như:
Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của Công ty
giảm và nhỏ hơn 1. Đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Công ty, khả năng huy động các nguồn ngắn hạn khó khăn hơn.
Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận ròng rất lớn do công tác quản lý chi phí chưa tốt.
Mức độ chiếm dụng vốn của khách hàng ngày càng lớn do tình hình kinh tế khó khăn, Công ty nới lỏng chính sách tín dụng để tăng doanh thu bán hàng. Công ty chưa áp dụng tốt mô hình quản lý hàng tồn kho.
b. Nguyên nhân
Về khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho của Công ty lớn, công tác
quản lý và luân chuyển kho của Công ty được áp dụng không hiệu quả, không phù hợp. Về khả năng thanh toán tức thời là do Công ty dự trữ quá ít tiền mặt, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn.
Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của Công ty rất lớn do trong quá trình kinh doanh Công ty phát sinh rất nhiều khoản chi phí nên mặc dù doanh thu rất cao nhưng lợi nhuận lại rất thấp.
Do nguồn nhân lực không đồng đều, một số cán bộ còn chưa có trình độ chuyên môn cao nên Công ty chưa xây dựng được cho mình một chính sách tín dụng hợp lý.
55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY.
TRONG TƢƠNG LAI GẦN
3.1.1. Nhận xét chung về môi trƣờng kinh doanh
Tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó
khăn. Việt Nam cũng thoát khỏi vòng xoáy chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, năm nay (Năm 2014) vẫn là một năm đầy khó khăn đối với mọi doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Ngành xây dựng có thể coi là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất hậu khủng hoảng.
Đã có tới 15,296 trên tổng số 50,000 doanh nghiệp ngành xây dựng thông báo thua lỗ. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Con số này nói lên những khó khăn kinh tế gặp phải là vô cũng lớn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Cơ hội
Năm 2014, Ngành Xây dựng có được nguồn vốn tái cơ cấu và đầu tư lớn từ cả trong và ngoài nước tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển chung của ngành: Giá trị sản xuất xây dựng quý I/2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 155,5
nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 16,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,5%; khu vực ngoài Nhà nước 127,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 11,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,4%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2014 theo giá hiện hành ước tính đạt
214,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 28,4% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 78,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng vốn và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 77,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 6,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 58,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,4% và tăng 4,4%.
Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam
trong 3 tháng đầu năm, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 534,2 triệu USD, chiếm 26,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) đạt 264,5 triệu USD, chiếm 12,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh đạt 238,7 triệu USD, chiếm 11,7%; Xin-ga-po đạt 230,7 triệu USD, chiếm 11,3%; Ca-na-đa đạt 226 triệu USD, chiếm 11%; Nhật Bản đạt 133,7 triệu USD, chiếm 6,5%...
Chính phủ liên tục chi cho các dự án xây dựng, góp phần giải quyết việc làm tư không chỉ cho ngành xây dựng mà còn cho các ngành phụ trợ liên quan, giúp duy trì lao động trong ngành đến mức tối đa, tạo việc làm ngắn hạn cũng như dài hạn, kích 56
thích đầu tư và phát triển bền vững. Thêm vào đó là gói tín dụng 30.000 tỷ cũng đang được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường của ngành.
Khủng hoảng kinh tế là một thử thách với người trong nghề, cũng là hời điểm
để ngành xây dựng định hướng lại sự phát triển, vươn tới hiệu suất lao động cao hơn. Các Công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ bị suy yếu hoặc bị loại bỏ, trong khi các Công ty có định hướng hoạt động tốt, xử lý vấn đề và quản lý rủi ro tốt ... sẽ tồn tại và phát triển.
Cơ hội phục hồi của ngành xây dựng sẽ không chia đều cho các doanh nghiệp
những hoàn cảnh khó khăn nhất, năng lực và tư cách của mỗi nhà thầu được bộc lộ rõ”.