Giải pháp tiến hành phân loại đối tượng hộ kinh doanh để quản lý

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 113 - 115)

5. Bố cục luận văn

4.2.3. Giải pháp tiến hành phân loại đối tượng hộ kinh doanh để quản lý

thu nợ thuế

Chi cục thuế cần tiến hành phân loại các đối tượng hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thuế phù hợp. Đối với các hộ kinh doanh có địa điểm cố định yêu cầu đảm bảo 100% các hộ thực tế có kinh doanh phải được đưa vào quản lý thuế, kể cả các hộ đã có giấy chứng nhận ĐKKD, đã có MST và các hộ chưa có giấy chứng nhận ĐKKD và chưa có MST. Đối với các hộ kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh sáng, tối yêu cầu Đội thuế phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương để nắm bắt địa chỉ thường trú của các hộ này để có cơ sở quản lý thuế. Trước mắt phấn đấu tối thiểu phải có trên 70% số hộ được đưa vào quản lý thuế và tỷ lệ này phải được nâng dần lên qua từng năm. Ngoài ra đối với các hộ nộp thuế khoán có số thuế phải nộp ổn định hàng tháng, Chi cục thuế nên mạnh dạn giao khoán toàn bộ số thu của các hộ này cho đội ngũ cán bộ UNT, hàng tháng cán bộ UNT có trách nhiệm đôn đốc, thu nộp và báo cáo kết quả về Đội thuế. Cán bộ đội thuế chỉ nên làm công tác kiểm tra và điều chỉnh doanh số khi cần thiết.

Bảng 4.2. Bảng phân loại đối tƣợng hộ quản lý thuế Đối tƣợng quản lý Nội dung quản lý

1. Hộ KD có địa điểm ổn định Quản lý tốt việc kê khai, kế toán thuế và quản lý thu nợ thuế

2. Hộ KD không có địa điểm ổn định Quản lý tốt thông tin NNT, nhất là địa chỉ thường trú để đôn đốc thu thuế 3. Hộ đã đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề kinh doanh đã

đăng ký và ngành nghề đang kinh doanh 4. Hộ chưa đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề thực tế đang kinh doanh để phục vụ công tác thu thuế 5. Hộ nộp thuế theo hình thức kê khai Quản lý tốt việc sử dụng hóa đơn bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6. Hộ nộp thuế theo hình thức khấu trừ Quản lý tốt việc thực hiện kế toán thuế, kế toán chi phí đầu ra, đầu vào

7. Hộ nộp thuế theo hình thức khoán

Quản lý tốt việc điều tra doanh số, phấn đấu doanh số kê khai sát với doanh số thực tế

Đối với công tác kiểm tra, Chi cục thuế cần tăng cường công tác kiểm tra hộ kinh doanh đảm bảo mỗi hộ được kiểm tra ít nhất 1 lần trong năm. Riêng các hộ có đơn ngưng, nghỉ kinh doanh để miễn giảm thuế, Chi cục cần phấn đấu 100% số hộ này phải được kiểm tra, xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh trước khi quyết định miễn, giảm. Đối với những hộ đã có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh phải kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số thuế đã miễn giảm. Đội trưởng Đội thuế phải chịu trách nhiệm nếu địa bàn có hộ kinh doanh xin nghỉ, đã miễn giảm thuế nhưng thực tế vẫn đang kinh doanh mà không phát hiện được. Chi cục nên phân công cụ thể mỗi cán bộ kiểm tra phải phụ trách một số địa bàn và phải cùng chịu trách nhiệm với Đội thuế nếu có các hộ xin nghỉ nhưng thực tế vẫn đang kinh doanh. Hàng tháng, quý, năm, Đội kiểm tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, tập trung kiểm tra đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn nhằm phát hiện hộ mới ra kinh doanh chưa kê khai nộp thuế, các hộ kinh doanh sáng tối, các hộ kinh doanh không có cửa hàng cố định để đưa vào diện quản lý thuế. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán thống kê và sử dụng hoá đơn tài chính để hạn chế việc trốn lậu thuế. Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, rà soát lại các hộ trong địa bàn quản lý. Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã- thị trấn để đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài. Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. Đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, Chi cục thuế nên thông báo cho Chính quyền địa phương biết, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tốt và hộ kinh doanh thấy được lợi ích thực tế, không tái phạm.

Đối với công tác quản lý thu nợ thuế: Chi cục thuế cần tăng cường phối hợp với các cơ quan hưu quan như Công an, Quản lý thị trường, các Ngân hàng... trong việc đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. Chi cục thuế cần giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế hàng tháng cho Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời cần cương quyết hơn nữa trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi nợ, nhất là các trường hợp cố tình nợ dây dưa, một mặt để thu được số thuế nợ đọng, mặt khác để răn đe các đối tượng khác tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Đồng thời Chi cục thuế cần giao chỉ tiêu thu nợ thuế hàng tháng cho các Đội thuế. Đội thuế phải giao chỉ tiêu đến từng cán bộ phụ trách địa bàn, đồng thời lấy chỉ tiêu này làm cơ sở đánh giá, xếp loại công chức hàng tháng và cuối năm.

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)