Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 121)

5. Bố cục luận văn

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể như: Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, tình hình quản lý hộ, kết quả thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể theo các quy trình nghiệp vụ...

- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ vi phạm của các hộ về thuế. - Các chỉ tiêu so sánh thực hiện nộp thuế với đăng ký nộp như:

+ Số thuế tự kê khai so với số thuế sau thẩm tra quyết toán của cơ quan thuế. + Số thuế thực nộp so với số thuế kê khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KDCT TẠI CHI CỤC THUẾ ĐỒNG HỶ

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT tại chi cục thuế Đồng Hỷ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Trên địa bàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã - thị trấn, cụ thể là 15 xã và 3 Thị Trấn.

Huyện Đồng Hỷ là một trong 9 huyện, thành phố của Tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Hà Nội 90 km về phía Đông Bắc, có Quốc lộ 1B chạy qua. Là một huyện nằm trong vùng có nhiều đồng bào dân tộc miền núi cùng chung sống. Về địa giới, Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai, phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang và phía Tây giáp với huyện Phú Lương.

Tổng diện tích đất toàn huyện là: 45.524,44 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 44.593,28 ha chiếm tỷ lệ 98 %, đất phi nông nghiệp 931,16 ha chiếm tỷ lệ 2,0 %.

Địa bàn huyện Đồng Hỷ có nhiều đồi núi, nhân dân cơ bản là sản xuất nông nghiệp, cây trồng phổ biến là cây lúa và cây chè, hộ KDCT trải rộng trên toàn huyện.

Về dân số và lao động: Tổng dân số huyện Đồng Hỷ tính đến 31/12/2013

là 111.410 người phân bố trên địa bàn 18 xã-thị trấn. Dân số trong độ tuổi lao động là 80.980 người chiếm tỷ lệ 72,7% trên tổng dân số. Trên địa bàn huyện có khoảng 21 dân tộc đang sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 57,9%. Các dân tộc khác chỉ chiếm 42,1% bao gồm người Sán Dìu, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Chay, Ngái, Hoa, Mường, Thái, Khơ Me, Giáy, Hrê, Thổ, Ê Đê, Chăm, Ba Na, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Lao với tỷ lệ dân số ít, phân bố rải rác ở các xã. Huyện Đồng Hỷ là một trong những huyện có nhiều đồng bào Thiên Chúa Giáo cùng sinh sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Biểu dân số chia theo giới tính

Đơn vị hành chính Hộ Nhân Khẩu (ngƣời)

Chia ra

Nam Nữ

Năm 2011 30.059 110.170 54.865 55.305

Năm 2012 30.306 111.160 55.433 55.727

Năm 2013 chia theo xã 30.368 111.410 55.553 55.857

1. TT. Chùa Hang 3.199 10.694 5.547 5.147 2. Xã Hoá Thượng 6.582 10.963 5.386 5.577 3. Xã Quang Sơn 786 2.933 1.513 1.420 4. TT Sông Cầu 1.251 3.927 1.889 2.038 5. Xã Hoá Trung 1.256 4.334 2.182 2.152 6. Xã Minh Lập 1.796 6.561 3.222 3.339 7. Xã Hoà Bình 792 2.782 1.362 1.420 8. Xã Tân Long 1.418 5.502 2.830 2.672 9. Xã Văn Lăng 1.100 4.743 2.412 2.331 10. Xã Nam Hòa 2.355 9.726 4.867 4.859 11. Xã Khe Mo 1.876 6.713 3.333 3.380 12. Xã Cây Thị 802 3.219 1.626 1.593 13. Xã Hợp Tiến 1.554 5.969 3.006 2.963 14. TT Trại Cau 1.193 3.720 1.849 1.871 15. Xã Huống Thượng 1.551 5.777 2.747 3.030 16. Xã Tân Lợi 1.087 4.798 2.404 2.394 17. Xã Văn Hán 2.508 9.965 4.993 4.972 18. Xã Linh Sơn 2.461 9.084 4.385 4.699

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2013)

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

Đồng Hỷ là một huyện của tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc miền núi. Với địa thế thuận lợi như trên, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao. Cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của huyện có mức tăng trưởng bình quân là 10,7%/năm. Trong đó cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng các ngành Nông-lâm nghiệp tăng 24,3%/năm, ngành Công nghiệp-xây dựng tăng 48,2%/năm, ngành Dịch vụ tăng 27,5%/năm (được mô tả ở biểu đồ 3.1).

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Tăng B/Q 2011 - 2013

(%)

1. Dân số trung bình Người 110.170 111.160 111.410 101,1 2. Dân số trong độ tuổi

lao động Người 80.230 80.700 80.980 100,9

3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,04 0,9 0,97 4. Tổng SP Quốc nội Tỉ

đồng 2.100 2.490 2.988 142,3

5. GDP bình quân đầu người

- Đồng Việt Nam 1.000 VND 22.000 26.000 29.000 131,8 - Đồng USD (Tỷ giá 20.000 đ/USD) USD 1.100 1.300 1.450 131,8 6. GTSX Nông-Lâm-Thủy Triệu đồng 1.045.804 1.118.915 1.197.239 114,5 7. Tổng SL cây LT có hạt qui lúa Tấn 44.275 42.818 43.150 97,5 8. SLLT cây có hạt BQ đầu người kg/ người 40,2 38,5 38,7 96,3 9. Giá trị SX Công nghiệp - TTCN Triệu đồng 1.814.250 2.427.000 2.954.560 162,8 10. Vốn ĐT. XDCB (Giá thực tế) Triệu đồng 58.647 67.383 75.420 128,6 11. Tổng thu NSNN trên địa bàn Triệu đồng 64.169 67.033 75.616 117,8 12. Tổng chi ngân sách huyện Triệu đồng 370.544 388.833 410.200 110,7 13. HS. PT bình quân HS 17.673 17.619 17.707 100,2 14. Y, bác sĩ bình quân Y, Bsĩ 209 238 275 131,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đồng Hỷ năm 2013) Trong quá trình hình thành và phát triển Huyện luôn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp xây dựng và tiểu thu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có 150 Công ty doanh nghiệp và hợp tác xã, thu hút trên 2.150 lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm qua kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán do Tỉnh giao và do Hội Đồng Nhân Dân Huyện Quyết nghị và tốc độ năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể:

+ Năm 2011 tổng thu ngân sách: 64.169 triệu đồng/ 49.150 triệu đồng, đạt: 131 % kế hoạch;

+ Năm 2012 tổng thu ngân sách: 67.033 triệu đồng/ 63.000 triệu đồng, đạt: 103% kế hoạch;

+ Năm 2013 tổng thu ngân sách: 75.616 triệu đồng/ 60.000 triệu đồng, đạt: 126% kế hoạch; 24.3 48.2 27.5 1 2 3

(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đồng Hỷ năm 2013)

Biểu đồ 3.1. Tổng sản phẩm năm 2013 trên địa bàn huyện 3.1.3. Tình hình hoạt động của hộ KDCT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

a. Đặc điểm của các hộ KDCT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Ngành Dịch vụ Ngành Nông- lâm nghiệp Ngành Công nghiệp-xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Đồng Hỷ có 18 đơn vị hành chính cấp xã, với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 45.524,44 ha. Trên địa bàn huyện hiện có 150 Công ty doanh nghiệp và hợp tác xã, thu hút trên 2.150 lao động.

Trên địa bàn huyện có 1 chợ loại III và một số chợ tạm (chợ phiên) hình thành ở trung tâm các xã, thị trấn của huyện. Từ những điều kiện như trên nên tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển không đông đều. Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, các hộ cá thể là đối tượng kinh doanh chiếm số lượng khá đông. Tính đến 31/12/2013, toàn huyện có 3.710 hộ kinh doanh cá thể đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể phân bố trên địa bàn 18 xã-thị trấn, trong đó tập trung nhiều ở địa bàn Thị trấn Chùa Hang và trung tâm các xã, có đường quốc lộ chạy qua như xã Hóa Thượng, xã Hóa Trung, xã Quang Sơn, thị trấn Sông Cầu, ... Các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện hoạt động trong mọi ngành nghề nhưng chủ yếu và chiếm số đông là các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao.

b. Quy mô phát triển của hộ KDCT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động đáng kể, làm vệ tinh tích cực cho các nhà máy lớn hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Song do số lượng hộ kinh doanh khá lớn lại phân bố rải rác trên địa bàn rộng đã làm cho công tác quản lý thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cần có những giải pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Thống kê cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD hộ cá thể

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lũy kế 31/12/2013 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1/Tổng số hộ (hộ) 199 100 207 100 198 100 3.710 100 Chia theo ngành nghề

Nông lâm nghiệp 01 0,5 02 0,9 05 2,5 22 0,6

Công Nghiệp, xây dựng 23 11,6 14 6,8 15 7,6 141 3,8

Thương mại, dịch vụ 128 64,3 154 74,4 121 61,1 3.193 86,1

Giao thông vận tải 15 7,5 13 6,3 16 8,1 130 3,5

Ngành khác 32 16,1 24 11,6 41 20,7 224 6

2/ Vốn đã đăng ký

(triệu đồng) 8.717 100 8.873 100 8.950 100 30.866 100

Chia theo ngành nghề

Nông lâm nghiệp 44 0,5 80 0,9 224 2,5 185 0,6

Công Nghiệp, xây dựng 1.011 11,6 603 6,8 680 7,6 1.173 3,8

Thương mại, dịch vụ 5.605 64,3 6.602 74,4 5.468 61,1 26.576 86,1

Giao thông vận tải 654 7,5 559 6,3 725 8,1 1.080 3,5

Ngành khác 1.403 16,1 1.029 11,6 1.853 20,7 1.852 6

(Nguồn: Bộ phận ĐKKD - Phòng TCKH huyện Đồng Hỷ)

Qua số liệu trên cho thấy các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào các ngành nghề thương mại-dịch vụ chiếm 86,1% trên tổng số hộ đăng ký kinh doanh và vốn kinh doanh.

3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ KDCT tại chi cục thuế Đồng Hỷ Đồng Hỷ

3.2.1. Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ KDCT a. Đăng ký thuế a. Đăng ký thuế

Tại chi cục thuế Đồng Hỷ, hồ sơ xin cấp mã số thuế được bộ phận một cửa tiếp nhận, sau đó chuyển đến bộ phận KK&KTT thực hiện. Bộ phận KK&KTT sau khi nhận được hồ sơ xin cấp mã số thuế có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các thủ tục để cấp mã số cho người nộp thuế. Để tạo thuận lợi trong việc cấp MST cũng như để phù hợp với yêu cầu quản lý, Chi cục thuế Đồng Hỷ được phép sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phiên bản TINCC do Cục thuế cung cấp để phục vụ công tác cấp mã số thuế cho các đối tượng kinh doanh. Việc cấp MST bằng chương trình TINCC diễn ra đơn giản và giảm thiểu công việc đối với cán bộ thuế vì hầu hết các công đoạn xử lý đều được máy tính thực hiện. Tại Chi cục, cán bộ tiếp nhận tờ khai, kiểm tra các thông tin theo quy định, sau đó nhập các thông tin liên quan đến ĐTKD vào chương trình TINCC. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập các thông tin của ĐTKD, chương trình sẽ lập tức xử lý và truyền tải thông tin về Cục thuế thông qua đường truyền nội bộ. Máy chủ tại Cục thuế tổng hợp và truyền dữ liệu ra Tổng cục thuế để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý của thông tin và thực hiện cấp mã số thuế.

Hàng ngày, Cục thuế sẽ có 2 lần trả Mã số thuế chính thức theo đường truyền nội bộ về máy chủ của Chi cục. Cán bộ phụ trách cấp mã số thuế của Chi cục thực hiện các thao tác cần thiết để in thông báo cấp mã số thuế, trình lãnh đạo ký để trả kết quả cấp mã số thuế cho ĐTKD.

Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, tính đến 31/12/2013, Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho 4.364 trường hợp. Trong đó riêng các hộ kinh doanh cá thể là 1.357 trường hợp đã được cấp mã số thuế, trong đó năm 2011 Chi cục đã cấp mã số thuế cho 23 hộ, năm 2012 cấp 26 hộ và năm 2013 cấp 29 hộ. Toàn bộ mã số thuế của các hộ kinh doanh cá thể là loại mã 10 số.

Bảng 3.4. Thống kê tình hình cấp mã số thuế ĐVT: Đơn vị nộp thuế Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lũy kế đến 31/12/2013 Tổng cộng (trƣờng hợp) 63 2.598 317 4.364

1- Cá nhân có thu nhập cao 11 2.445 254 2.710

2- Công ty cổ phần 7 9 12 30

3- Doanh nghiệp tư nhân 10 7 8 63

4- Hộ kinh doanh cá thể 23 26 29 1.357

5- Hợp tác xã 1 2 3 12

6- Công ty TNHH 8 6 7 45

7- Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị 2 6 1 10

8- Tổ hợp tác 1 1

9- Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang 1 73 1 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Đội KK&KTT-Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ)

Nhìn chung công tác cấp mã số thuế đã được thực hiện theo đúng quy trình của Luật quản lý thuế. Tuy nhiên, qua số liệu 3.3 và 3.4 cho thấy đối với hộ kinh doanh cá thể thì số lượng được cấp mã số để phục vụ công tác quản lý thu thuế so với số lượng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn hạn chế. So sánh với số hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo báo cáo của Phòng Tài chính-Kế hoạch thì năm 2011 có 199 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng Chi cục thuế chỉ mới cấp mã số thuế cho 23 hộ, năm 2012 có 207 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 26 hộ được cấp mã số thuế và năm 2013 có 198 hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng cũng chỉ có 29 hộ được cấp mã số để quản lý thuế.

Như vậy nếu tính chung trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, trên địa bàn toàn huyện có 604 hộ kinh doanh cá thể phát sinh mới và đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 78 hộ được cấp mã số thuế, đạt 12,9% trên tổng số hộ ĐKKD mới phát sinh, số còn lại là 526 hộ chưa được cấp mã số thuế. Qua số liệu nêu trên cho thấy còn một số lượng khá lớn các hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chưa được cấp mã số thuế và điều này thể hiện sự phối hợp giữa Chi cục thuế và cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD (Phòng Tài chính- Kế hoạch) chưa được đồng bộ. Đây chính là kẽ hở để các hộ kinh doanh này trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời cũng là nguyên nhân phát sinh tiêu cực ngay trong đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế, nhất là cán bộ quản lý trực tiếp tại các địa bàn nơi phát sinh các hộ kinh doanh này.

b. Kê khai, ấn định thuế

Tại Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ, hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế của NNT, Đội thuế Liên xã và Đội KK&KTT thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để có sở đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế kèm theo bảng kê và hóa đơn bán hàng hóa,

Một phần của tài liệu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)