Biểu đồ kiểm nghiệm biểu cấp đất KLT toàn quốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên. (Trang 69 - 73)

3. Kiến nghị

3.1: Biểu đồ kiểm nghiệm biểu cấp đất KLT toàn quốc

Qua biểu đồ hình 3.1 ta có một số nhận xét về biểu cấp đất KLT toàn quốc như sau:

Mặc dù các đường sinh trưởng chiều cao h0 thực nghiệm có dạng dích dắc,

Như vậy sơ bộ nhận thấy biểu cấp đất KLT toàn quốc bao quát hết các đường cong sinh trưởng h0 cho KLT ở tỉnh Thái Nguyên.

Để khẳng định chắc chắn nhận định trên đây đã tiến hành kiểm tra phương hướng của đường cong chiều cao lý thuyết (đường cong chỉ thị cấp đất hay đường

trung bình của cấp đất) với phương hướng của các đường cong thực nghiệm h0/A của các lâm phần kiểm tra bằng tiêu chuẩn t.

Kết quả kiểm tra phương hướng các đường cong chỉ thị cấp đất trong biểu cấp đất KLT được tổng hợp ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra phương hướng các đường cong chỉ thị cấp đất

Cấp

đất

Lâm phần

kiểm tra

Tham số hồi quy b của

Sd t T05 Kết luận Đường bình quân Lâm phần kiểm tra I Đại Từ - 1,548 - 1,679 0,1523 0,860 2,20 H0+ II Phú Lương - 1,654 - 1,495 0,0975 1,631 2,16 H0+ III Đại Từ - 1,632 - 1,534 0,1587 0,617 2,18 H0+ IV Phổ Yên - 1,542 -1,312 0,1897 1,212 2,18 H0+

Từ bảng 3.2 nhận thấy giá trị tuyệt đối của t tính toán đều nhỏ hơn t05 tra bảng,

điều đó chúng tỏ các đường cong thực nghiệm của các lâm phần kiểm tra và đường

cong cấp đất có cùng phương hướng.

Căn cứ vào biểu đồ hình 3.1 và kết quả kiểm tra phương hướng các đường

cong chỉ thị cấp đất ở bảng 3.2 nhận thấy không cần thiết phải lập riêng một biểu

cấp đất KLT cho đối tượng nghiên cứu, mà sử dụng biểu cấp đất KLT toàn quốc làm cơ sở cho những nội dung nghiên cứu tiếp theo.

3.2. Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ

Việc nghiên cứu tỷ suất dăm cũng như tỷ suất dăm công nghệ trong sản xuất ván dăm có một ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất ván dăm. Bởi vì, tỷ suất dăm cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản

Thông thường, để lựa chọn một loại gỗ làm nguyên liệu để sản xuất ván dăm thì tỷ suất dăm công nghệ đạt được phải lớn hơn 70%. Như vậy, tỷ suất dăm ở các công đoạn trước (sau máy băm dăm, sau máy nghiền dăm…) phải có

giá trị cao hơn nữa.

Tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ là chỉ tiêu biểu thị kết quả của quá trình

sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng, là kết quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ

thuật nuôi dưỡng rừng cũng như việc xác định thời điểm khai thác rừng.

Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ của 90 cây mẫu được tổng

hợp ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tổng hợp tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ theo tuổi sau khi sấy

STT A (tuổi) Gỗ tròn (kg/cây) Thành phần gỗ sau khi băm (kg) KL dăm/cây (kg) Q (%) Q0 (%) Biến động của Dăm CN Dăm CN Dăm mặt Ph/liệu (Xơ, mùn) Sai tiêu chuẩn S% 1 6 13,14 8,27 2,65 2,44 10,92 83,11 62,71 1,73 20,87 2 7 20,33 13,77 4,25 2,31 18,02 88,49 67,44 3,71 26,95 3 8 23,37 16,21 5,04 1,12 21,26 91,50 69,30 4,03 18,91 4 9 25,23 18,59 5,27 2,06 23,86 94,63 73,65 4,96 16,74 5 10 30,76 24,64 4,64 1,16 29,28 95,07 80,04 4,69 19,02 6 11 36,35 29,89 5,15 1,24 35,03 96,06 82,10 5,29 17,70 7 12 42,55 36,44 5,50 1,15 41,95 98,5 85,58 7,03 17,69 8 13 47,5 40,00 6,40 1,10 46,39 97,59 83,91 7,69 20,09 9 14 58,42 48,52 8,44 1,08 56,96 96,52 83,02 4,35 9,33 Tổng cộng 3.124,28 2.502,00 486,89 132,91 2988,70 8.463,0 6.947,21 43,48 167,3 BQ chung 34,71 27,80 5,41 1,48 33,21 94,03 77,19 4,83 18,59

Qua bảng 3.3 cho thấy, trong điều kiện cùng một máy băm dăm, nhưng tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ lại khác nhau giữa các cỡ tuổi. Tỷ suất dăm biến động từ 83,11% đến 98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3  5%) và chúng tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 12 sau đó có xu hướng giảm dần. Tỷ

suất dăm công nghệ biến động từ 62,72% (tuổi 6) đến 85,58% (tuổi 12), sau đó

giảm dần, đến tuổi 14 tỷ suất dăm công nghệ còn 83,02% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3  5%). Nếu xét chung cho các cỡ tuổi thì tỷ suất dăm

bình quân chung là 94,03% và tỷ suất dăm công nghệ là 77,19%. Tỷ suất dăm và tỷ

suất dăm công nghệ của KLT ở đối tượng nghiên cứu tương đương với tiêu chuẩn

Quốc gia, tiêu chuẩn ngành [8] [9] [11]. Sai tiêu chuẩn của trị số bình quân về dăm

công nghệ biến động từ tuổi 6 đến tuổi 14 là 1,73 đến 7,69. Hệ số biến động của dăm công nghệ từ 9,33 đến 26,95%. Sở dĩ sai tiêu chuẩn và hệ số biến động của dăm công nghệ khá lớn là do các cây tiêu chuẩn được thu thập từ các lâm phần có

mật độ, tuổi khác nhau, sinh trưởng trên các điều kiện lập địa (cấp đất) khác nhau. Mặc dù, các mẫu được tiến hành thực hiện trên cùng một thiết bị băm dăm, do vậy sự sai khác về tỷ suất dăm giữa các mẫu không bị ảnh hưởng bởi thiết bị băm dăm. Sự khác nhau về tỷ suất dăm ở các mẫu được giải thích như sau:

Ở tuổi còn non, khi tiến hành băm dăm do gỗ còn non nên tạo xơ nhiều, mặt khác đường kính thường nhỏ sẽ làm cho tỷ lệ dăm vụn tăng, khi tiến hành sàng sơ

bộ, bộ phận xơ bị loại bỏ dẫn đến tỷ lệ phế liệu lớn, tỷ suất dăm và tỷ suấtdăm công

nghệ giảm. Khi tuổi tăng lên đường kính tăng tỷ lệ dăm vụn giảm, mặt khác đến

một giai đoạn tuổi nhất định, gỗ lõi được hình thành, khối lượng thể tích tăng và đạt

cực đại khi cây đến tuổi thành thục công nghệ (nghĩa là hàm lượng “chất khô” trong

gỗ cũng tăng dần từ tuổi non và đạt cực đại ở tuổi thành thục công nghệ). Nhưng ở cây có độ tuổi quá cao, gỗ thường giòn cứng, khi băm dăm dễ bị gãy vụn làm cho tỷ

suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ giảm, hoặc xuất hiện những phần gỗ già mềm, xốp ảnh hưởng không tốt đến tỷ suất dăm cũng như chất lượng dăm. Đây sẽ là cơ sở xác định tuổi khai thác chính cho rừng trồng KLT kinh doanh nguyên liệu ván dăm ở đối tượng nghiên cứu.

Qua bảng số liệu trên đây, bước đầu có thể kết luận tuổi khai thác chính của

rừng trồng KLT kinh doanh nguyên liệu ván dăm tại đối tượng nghiên cứu là tuổi

12. Số liệu về tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ được minh họa ở biểu đồ hình 3.2, 3.3.

Tuổi 6

8.27 2.44

2.65

Dăm CN Dăm mặt Phế liệu

Tuổi 9

18.59 5.27

2.06

Dăm CN Dăm mặt Phế liệu

Tuổi 12

36.44 5.5 1.15

Dăm CN Dăm mặt Phế liệu

Tuổi 14

48.52

8.44 1.08

Dăm CN Dăm mặt Phế liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên. (Trang 69 - 73)