Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số hdc/h

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên. (Trang 76 - 77)

3. Kiến nghị

3.5: Kết quả xác định quan hệ giữa Q với tuổi và tỷ số hdc/h

STT Dạng

phương trình

Các chỉ tiêu thống kê

R2 Sig,F S a0/Sig a1/Sig a2/Sig

1 Q= a0 + a1.A + a2.hdc/h (3.5) 0,778 0,00 2,507 72,224 0,00 1,680 0,00 11,245 0,00 2 Q= a0 + a1.ln(A)+a2. ln(hdc/h) (3.6) 0,848 0,00 2,072 51,302 0,00 17,016 0,00 9,062 0,00 3 LnQ= a0 + a1.ln(A)+ a2.ln(hdc/h) (3.7) 0,833 0,00 0,024 4,070 0,00 0,188 0,00 0,102 0,00 Từ bảng 3.5 nhận thấy:

Hệ số xác định, các tham số của phương trình đều tồn tại, như vậy giữa tỷ suất dăm cây cá lẻ (Q) với tuổi và tỷ số hdc/h thực sự tồn tại mối quan hệ theo các dạng phương trình từ (3.5) đến (3.7). Hệ số xác định của các phương trình trên biến động từ

0,778 đến 0,848. Căn cứ vào hệ số xác định, chỉ số (Sig,F) và mức độ đơn giản của phương trình, đề tài đã chọn dạng phương trình (3.6) để mô tả mối quan hệ giữa tỷ suất dăm cây cá lẻ với tuổi và tỷ số hdc/h, phương trình lập được là:

Q= 51,302 + 17,016.ln(A) + 9,062.ln(hdc/h) (3.8)

Ở phương trình (3.8), A là tuổi của cây rừng đơn vị tính là năm, (hdc/h) là tỷ

số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn, đơn vị tính là mét. Như vậy, tỷ suất dăm có quan hệ tỷ lệ thuận với tuổi và tỷ số (hdc/h). Trong một giới hạn nhất định

khi tuổi và tỷ số (hdc/h) tăng thì tỷ suất dăm tăng theo, điều đó hoàn toàn phù hợp, khi tuổi tăng tỷ suất dăm tăng đã được phân tích trên đây, còn tỷ số (hdc/h) tăng dẫn

đến tỷ suất dăm tăng là do tỷ số này càng lớn có nghĩa là chiều cao dưới cành tăng

(số cành trên thân cây giảm) dẫn đến tỷ suất dăm tăng. Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và tỷ số (hdc/d), (hdc/h) đến tỷ suất dăm có thể đi đến kết luận chiều cao dưới cành có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất dăm. Đây sẽ là cơ sở để đề suất

biện pháp kỹ thuật trong trồng và nuôi dưỡng rừng KLT sản xuất dăm gỗ tại đối tượng nghiên cứu.

3.3.1.3. quan hệ giữa tỷ suất dăm vwois tuổi và số cành (Nc)

Gốc cành trong thân cây còn gọi là mắt gỗ (mắt sống, mắt chết), mắt gỗ được

mọc chếch với trục dọc thân cây một góc nhất định, do đó khi băm dăm phần mắt

gỗ không tiếp xúc vuông góc với dao băm nên sẽ tạo xơ là chủ yếu, phần xơ sẽ bị

loại bỏ khi tiến hành sàng sơ bộ sau khi băm dăm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả

tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Trong nội dung nghiên cứu này sẽ xem xét

quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và số cành (mắt gỗ).

Kết quả thăm dò quan hệ giữa Qvới Ncđược thể hiện ở bảng 3.6.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) làm nguyên liệu ván dăm ở tỉnh thái nguyên. (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)