6. Cấu trúc luận án
3.5.4. Xác định biện pháp tỉa thưa, tỉa cành
Mật độ được xác định cho rừng trồng KLT sản xuất dăm gỗ ở mục 3.5.3 là mật độ xác định cho rừng trồng KLT không tỉa thưa trong suốt chu kỳ kinh doanh. Với mật độ như trên tuổi khép tán ở các cấp đất I, II, III, IV lần lượt là: 5, 6, 7, 8. Sở dĩ không đề xuất tỉa thưa trong quá trình nuôi dưỡng rừng là vì: Thứ nhất, tỷ suất dăm công nghệ ở tuổi 6, 7, 8 bình quân chỉ đạt 66%, do vậy nếu trồng rừng mật độ cao hơn, khép tán ở tuổi 4, 5, 6, 7 tương ứng với cấp đất I đến IV và tiến hành tỉa thưa ở tuổi 6, 7, 8, 9, sản phẩm tỉa thưa nếu đưa vào băm dăm sẽ thu được lượng dăm công nghệ rất thấp. Thứ hai, do trồng thưa (ở cấp đất I, II) sẽ dẫn đến số cành nhiều sẽảnh hưởng đến tỷ suất dăm, tuy nhiên giai đoạn này đường kính cành còn nhỏ nên ít ảnh hưởng đến tỷ suất dăm sau này và sẽ tiến hành tỉa cành thay cho tỉa thưa sau khi rừng khép tán.
Từ những phân tích ở mục 3.5.1.1 cho thấy chiều cao tầng ưu thế và diện tích dinh dưỡng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái cây rừng. Các chỉ tiêu này có
ảnh hưởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Số cành tăng sẽ làm giảm tỷ
suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ, do vậy trong quá trình nuôi dưỡng rừng cần
thiết phải tiến hành tỉa cành. Thời điểm tiến hành tỉa cành nên tiến hành sớm (sau
khi rừng khép tán), khi đó đường kính cành còn nhỏ. Chiều dài thân cây được tỉa cành là 1 - 1,2m tính từ cành thấp nhất trong tán cây.