công việc sau:
♦ Đề ra chính sách bảo mật.
♦ Chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo mật và các biện pháp, công cụ bảo vệ hệ thống.
♦ Chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo mật.
♦ Có các biện pháp và công cụ bảo mật hệ thống, như là: kiểm soát quyền truy nhập bảo vệ cho hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa, kiểm soát sự xác thực người dùng với nhiều công cụ xác thực như TACAC và RADIUS…, có biện pháp bảo vệ hệ điều hành, phòng chống những người dùng trong mạng bằng việc sử dụng lại phần mềm crack và sử dụng mật khẩu một lần, kiểm soát nội dung thông tin truyền nhận, thực hiện phương pháp xác nhận chữ ký điện tử và quan trọng nhất trong bảo mật là mã hóa dữ liệu.
Kết luận chương 1 & 2
Chương I đã trình bày tổng quan về WLAN: + Đưa ra khái niệm WLAN
+ Các thiết bị cơ bản trong WLAN, các mô hình WLAN và một số cơ chế được sử dụng khi trao đổi thông tin trong WLAN
+ Đề cập các chuẩn IEEE dùng trong WLAN. Theo đó, tốc độ và phạm vi phủ sóng, cũng như việc sử dụng các kỹ thuật mã hóa, trải phổ…trong mạng WLAN là do việc sử dụng chuẩn IEEE nào quy định.
Sau khi có một cái nhìn tổng quát về WLAN, trong chương II vắn tắt về tình hình an ninh mạng hiện nay, các tiêu chí đánh giá an ninh an toàn mạng trên phương diện vật lý và logic, cũng như đưa ra một số các loại tấn hình tấn công mạng như là : tấn công theo tính chất xâm hại thông tin, tấn công theo vị trí mạng bị tấn công và tấn công theo kỹ thuật tấn công. Cuối cùng là chỉ ra quy trình xây dựng hệ thống thông tin an toàn và các yêu cầu để thực hiện bảo mật mạng.