Cơ chế RTS/CTS (Request to Send/Clear to Send)

Một phần của tài liệu mạng máy tính không dây wlan (Trang 43 - 47)

Giao thức RTS/CTS là một mở rộng của giao thức CSMA/CA. Dùng cơ chế này nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột do các thiết bị cùng truyền trong cùng thời điểm. Việc sử dụng RTS/CTS cho phép các STA quảng bá ý định truyền dữ liệu của chúng. Ví dụ nếu AP muốn truyền dữ liệu đến STA, nó sẽ gửi 1 khung RTS đến STA, STA nhận được tin và gửi lại khung CTS, để thông báo sẵn sàng nhận dữ liệu từ AP, đồng thời không thực hiện truyền dữ liệu với các thiết bị khác cho đến khi AP truyền xong cho STA. Lúc đó các thiết bị khác nhận được thông báo cũng sẽ tạm ngừng việc truyền thông tin đến STA. Cơ chế RTS/CTS đảm bảo tính sẵn sàng

giữa 2 điểm truyền dữ liệu và ngăn chặn nguy cơ xung đột khi truyền dữ liệu. Tuy nhiên với phương thức truyền như vậy (broadcast cho tất cả các STA còn lại trong mạng biết AP với STA kia chuẩn bị thực hiện truyền), băng thông của mạng giảm đáng kể. Vì lý do này, trên AP chế độ RTS/CTS ở trạng thái mặc định là tắt (off).

Cấu hình RTS/CTS: có 3 thiết lập về RTS/CTS trên các AP + On.

+ Off.

+ On with Threshold (ngưỡng) (cho phép người quản trị điều khiển gói nào là được thông báo quảng bá bởi client truyền).

Chương 2: AN NINH MẠNG MÁY TÍNH 2.1. Khái quát tình hình an ninh mạng

Tình hình an ninh mạng Việt Nam và Thế Giới trong những năm trở lại đây biến động liên tục. Thế giới Internet ngày càng bất ổn trước làn sóng tấn công ồ ạt của virus với những kỹ thuật tấn công mới, các phần mềm độc hại, các hacker mũ đen và cả mạng lưới tội phạm mạng, hay còn gọi là các “thế giới ngầm” chuyên tấn công đột nhập vào hệ thống máy tính người dùng để kiếm tiền. Những lỗ hổng bảo mật được “thế giới ngầm” khai thác triệt để và sâu hơn, phương thức xâm nhập và tấn công tinh vi hơn, gây ra nhiều nguy hiểm và thiệt hại cho hệ thống mạng, cho người dùng mạng; nguy hiểm nhất là tội phạm mạng tấn công vào các cơ quan chính trị, cơ quan đầu não trên thế giới.

Theo thống kê của trung tâm An ninh mạng Bkis về nạn vi rút năm 2009 vừa qua thì năm 2009 đã có tới 50.128 dòng virus mới xuất hiện trong năm, gấp 1,5 lần so với năm 2008 và gấp 7 lần so với năm 2007. Các virus này đã lây nhiễm trên 64,7 triệu lượt máy tính, trong đó lây nhiều nhất là dòng virus siêu đa hình W32.SalityVF.PE đã lây nhiễm trên 483.000 máy tính.

Hình 2.1: Số dòng virus mới xuất hiện theo các năm

Đánh vào tâm lý đảm bảo an ninh an toàn mạng, vào sự thiếu hiểu biết, cũng như sự cả tin của một số đối tượng người dùng mạng thì hàng loạt phần mềm diệt vi rút giả xuất hiện. Điển hình năm 2009 có tới 744 chương trình giả mạo phần mềm diệt virus với hàng chục nghìn biến thể như W32.FakeAntivirERZ.Adware, W32.FakeSecuritySUI.Adware... Đã có ít nhất 258.000 máy tính tại Việt Nam bị lừa cài đặt các phần mềm này.

Bên cạnh vấn nạn vi rút thì vấn nạn mã độc, sự tấn công ồ ạt liên tục của tin tặc…cũng cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại lớn. Ở Ấn Độ, tội phạm Hacker

đã tấn công vào hệ thống máy tính chính phủ trong tháng 1 vừa qua. Cũng trong tháng 4 năm nay, Hacker Trung Quốc đã đánh cắp “kho báu” của Google, chúng tấn công vào hệ thống máy chủ Google đánh cắp một số tài sản trí tuệ, không những thế mà hacker Trung Quốc còn xâm nhập được cả vào hệ thống cấp mật khẩu vốn được coi là “kho báu” quý giá của hãng này.

Hình 2.2. Hình minh họa virus Conficker

Theo nhận định của Bkis, virus sẽ tiếp tục xuất hiện hằng ngày với số lượng ngày càng tăng, đặc biệt là các virus nguy hiểm như virus siêu đa hình, virus ghi đè file chuẩn của hệ điều hành. 2010 cũng sẽ là năm chứng kiến sự tăng đột biến của các chương trình diệt virus giả mạo, nhắm vào sự lơ là mất cảnh giác của người sử dụng.

Các chuyên gia bảo mật Symantec vừa công bố 10 mối đe dọa bảo mật mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng không thể lơ là trong năm 2010:

1) Những cuộc tấn công mạng gây tổn hại cho các doanh nghiệp. 2) Lượng thư rác toàn cầu tăng mạnh.

3) Biểu đồ về hoạt động của các loại mã độc tăng đột biến.

4) Thông tin thẻ tín dụng là món hàng được bày bán nhiều nhất trên mạng. 5) Ngân hàng là mục tiêu lừa đảo.

6) Thư rác truyền thống sẽ dần bị mất đi và thay thế bằng những vụ lừa đảo có chủ đích (Targeted Scams).

7) Những tin tức thời sự nóng hổi châm ngòi cho các cuộc tấn công. 8) Tội phạm mạng theo xu hướng tấn công quy mô lớn.

9) Sự phổ dụng ngày càng tăng của những nền tảng mới sẽ tạo đà cho những cuộc tấn công mới.

10) Tội phạm mạng có xu hướng nhắm tới thông tin thay vì theo đuổi các nền tảng hạ tầng.

Trước tình hình an ninh hiện nay đòi hỏi người dùng mạng, các nhà quản trị mạng, đặc biệt là các chuyên gia bảo mật cần tăng cường phương pháp phòng chống và ngăn chặn kịp thời, không ngừng phát hiện và vá những lỗ hổng bảo mật...đảm bảo an ninh an toàn mạng tối ưu.

Một phần của tài liệu mạng máy tính không dây wlan (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w