Tập dịch vụ SS (Service Set)

Một phần của tài liệu mạng máy tính không dây wlan (Trang 38 - 41)

Tập dịch vụ là một thuật ngữ dùng để mô tả các thành phần cơ bản của WLAN. Nói cách khác, có 3 cách để cấu hình WLAN, mỗi cách yêu cầu một tập các phần cứng khác nhau, đó là: tập dịch vụ cơ sở BSS, tập dịch vụ mở rộng ESS và tập dịch vụ cơ sở độc lập IBSS.

Tập dịch vụ cơ sở BSS (Base Service Set)

Là một thành phần cơ bản nhất của IEEE 802.11. Đây là đơn vị của một mạng con không dây cơ bản. Khi một AP được kết nối với mạng có dây và một tập các máy trạm không dây, cấu hình này được gọi là tập dịch vụ cơ sở BSS. Một BSS bao

gồm chỉ 1 AP và nhiều client. BSS sử dụng chế độ Infrastructure, là chế độ yêu cầu sử dụng một AP và tất cả các lưu lượng đều phải đi qua AP, client không thể truyền thông trực tiếp với nhau. Người ta thường dùng hình Oval để biểu thị phạm vi của một BSS, mỗi hình là một vùng phủ sóng vô tuyến duy nhất xung quanh AP. BSS chỉ có duy nhất một định danh tập dịch vụ SSID (Service Set Identifier). Kiến trúc cơ bản nhất trong WLAN 802.11 là BSS. Trong BSS có chứa các STA, nếu không có AP thì sẽ là mạng các phần tử STA ngang hàng (còn được gọi là mạng Ad-hoc), còn nếu có AP thì sẽ là mạng phân cấp (còn gọi là mạng Infrastructure). Các STA trong cùng một BSS thì có thể trao đổi thông tin với nhau. Nếu một STA nào đó nằm ngoài một hình Oval thì coi như STA không giao tiếp được với các STA, AP nằm trong hình Oval đó. Việc kết hợp giữa STA và BSS có tính chất động vì STA có thể di chuyển từ BSS này sang BSS khác. Một BSS được xác định bởi mã định danh hệ thống (SSID), hoặc nó cũng có thể hiểu là tên của mạng không dây đó.

Trong BSS, các trạm cần phải được kết nối với một điểm truy cập AP để có thể thực hiện các dịch vụ của mạng. Các máy trạm di động luôn luôn khởi tạo quá trình kết nối và các điểm AP có thể lựa chọn để chấp nhận hay từ chối việc truy nhập dựa vào nội dung của một yêu cầu liên kết. Tại một thời điểm, một máy trạm di động chỉ có thể được nối tới một điểm AP. Chuẩn 802.11 không giới hạn các trạm di động mà một AP có thể phục vụ.

Hình 1.15: Mô hình một BSS.

Tập dịch vụ độc lập IBSS (Independent BSS)

Tập dịch vụ độc lập IBSS là một nhóm các trạm không dây giao tiếp một cách trực tiếp (thấy nhau theo nghĩa quang học) với nhau mà không cần thông qua AP và như vậy chỉ liên lạc được trong phạm vi ngắn. Như vậy, các STA trong IBSS hoạt động được khi chúng có khả năng liên lạc trực tiếp với nhau. Mạng IBSS cũng

thường được gọi là mạng Ad-hoc bởi vì về cơ bản thì nó là một mạng không dây peer-to-peer. IBSS nhỏ nhất có thể chỉ gồm hai trạm STA.

Hình 1.16: Mô hình IBSS

IBSS không có AP hay bất kỳ truy cập nào khác vào hệ thống phân tán, nó cũng có một SSID duy nhất. Để truyền dữ liệu ra khỏi một IBSS thì một trong các client trong IBSS phải hoạt động như là một cổng ra vào (gateway), hay như một bộ định tuyến (router) bằng cách sử dụng một giải pháp phần mềm cho mục đích này. Đặc biệt, IBSS được xem là một số ít các trạm được thiết lập cho những mục đích cụ thể và tồn tại trong thời gian ngắn. Một ứng dụng thường gặp là xây dựng mạng để phục vụ cho hội nghị...

Tập dịch vụ mở rộng ESS (Extended Service Set):

Hình 1.17: Mô hình ESS

BSS có thể tạo ra một mạng bao phủ trong các văn phòng nhỏ hay ở nhà, nhưng không thể bao phủ một vùng rộng lớn. ESS là một khái niệm rộng hơn. Tập

dịch vụ mở rộng ESS được định nghĩa bao gồm 2 hoặc nhiều BSS được kết nối với nhau thông qua một hệ thống phân tán chung. Hệ thống phân tán có thể là mạng có dây, mạng không dây hay bất kỳ một kiểu kết nối mạng nào khác. Một ESS phải có ít nhất 2 AP hoạt động trong chế độ Infrastructure.

Để các trạm STA trong ESS liên lạc với nhau, môi trường không dây phải hoạt động như một kết nối 2 lớp riêng lẻ. Access Point hoạt động như các Bridge. Access Point thực hiện việc giao tiếp thông qua hệ thống phân phối DS. Hệ thống phân phối xác định đích đến của bản tin được nhận từ một BSS. Hệ thống phân phối sẽ kết nối đến BSS đích, chuyển tiếp tới một Access Point khác, hoặc gửi tới một mạng có dây với trạm đích không nằm trong ESS. Access Point nhận thông tin từ hệ thống phân phối rồi truyền tới trạm đích phù hợp.

Đặc trưng quan trọng nhất trong một ESS là các STA có thể giao tiếp với nhau và di chuyển từ một vùng phủ sóng của BSS này sang vùng phủ sóng của BSS khác mà vẫn bảo đảm giữ kết nối với nhau được và không yêu cầu phải cùng một SSID giữa các BSS.

Một phần của tài liệu mạng máy tính không dây wlan (Trang 38 - 41)