1.6.1.1. Chuẩn 802.11b
Chuẩn 802.11b được IEEE phê duyệt vào năm 1999. Chuẩn 802.11b dùng kiểu trải phổ trực tiếp DSSS, sử dụng CCK (Complementary Code Keying) để mã hóa dữ liệu, hoạt động ở dải tần 2,4GHz, tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 11Mbps trên một kênh, tốc độ thực tế là khoảng từ 4-5Mbps, độ rộng băng thông là 20MHz. Vùng phủ sóng có thể lên đến 100 mét. Khi dùng chuẩn này tối đa có 32 người dùng/điểm truy cập. Đây là chuẩn đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và được triển khai với qui mô lớn.
Nhược điểm của 802.11b là hoạt động ở dải tần 2,4GHz trùng với dải tần của nhiều thiết bị trong gia đình như lò vi sóng, mạng bluetooth... nên có thể bị nhiễu. Đồng thời, nó còn những hạn chế như thiếu khả năng kết nối giữa các thiết bị truyền
giọng nói và không cung cấp dịch vụ QoS (Quality of Service) cho các thiết bị truyền thông.
1.6.1.2. Chuẩn 802.11a
Được IEEE phê duyệt vào năm 1999. Chuẩn 802.11a hoạt đông ở băng tần 5GHz và sử dụng phương pháp trải phổ trực giao OFDM tại lớp vật lý. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa có thể đạt được 54Mbps trên một kênh tránh được can nhiễu từ các thiết bị dân dụng, tốc độ thực tế khoảng 27Mbps, độ rộng băng thông là 20MHz, dùng chuẩn này tối đa có 64 người dùng/điểm truy cập. Đây cũng là chuẩn đã được triển khai sử dụng rộng rãi trong hệ thống mạng trên toàn thế giới.
Phạm vi phủ sóng tối đa khoảng 51m. Nhưng chuẩn 802.11a hoạt động tốt trong khu vực đông đúc, với số lượng kênh không chồng lên nhau (non - overlapping) trong dải 5GHz lớn hơn nhiều so với 802.11b (23 kênh so với 3 kênh). Một lợi ích mà chuẩn 802.11a mang lại, đó chính là tốc độ nhanh do băng thông hoạt động tương đối lớn nên việc truyền hình ảnh và những tập tin lớn dễ dàng, không bị nhiễu bỡi các vật dụng, thiết bị trong gia đình. Tuy nhiên, nhược điểm của các thiết bị chuẩn 802.11a là không tương thích ngược với các thiết bị chuẩn 802.11b có sẵn, tầm hoạt động ngắn và giá thành cao hơn các thiết bị chuẩn 802.11b.
1.6.1.3. Chuẩn 802.11g
Hình 1.5: Tốc độ và phạm vi phủ sóng của các chuẩn 802.11b,g,a (theo http://www.bb-elec.com)
Tháng 06/2003 IEEE phê duyệt chuẩn 802.11g bằng cách cải tiến IEEE 802.11b về tốc độ truyền cũng như băng thông, khắc phục nhược điểm của chuẩn
802.11a với tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 5 lần so với chuẩn 802.11b với cùng một phạm vi phủ sóng. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa lên đến 54Mbps, còn tốc độ thực tế là khoảng 20Mbps, 802.11g hoạt động ở băng tần 2,4GHz. Do đó, các thiết bị thuộc chuẩn 802.11b và 802.11g hoàn toàn tương thích với nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi bạn trộn lẫn các thiết bị của hai chuẩn đó với nhau thì các thiết bị sẽ hoạt động theo chuẩn nào có tốc độ thấp hơn. IEEE 802.11g sử dụng kỹ thuật trải phổ DSSS và OFDM, sử dụng CCK để mã hóa dữ liệu.
1.6.1.4. Chuẩn 802.11n
Bảng 1.1: So sánh các chuẩn 802.11 được sử dụng trong mạng WLAN
Standard 802.11b 802.11a 802.11g 802.11n
Ratified 1999 1999 Tháng 6/2003 Tháng 9/2009
Max Rate
[Mbps] 11Mbps 54Mbps 54Mbps 300Mbps hay cao
hơn
Transmission DSSS/CCK OFDM DSSS/CCK/OFD
M DSSS/CCK/OFDM Frequency band [GHz] 2,4GHz 5GHz 2,4 GHz 2,4GHz 5GHz Spatial Stream 1 1 1 1, 2, 3 hay 4 Bandwidth [MHz] 20MHz 20MHz 20 MHz 20MHz 40MHz Throughput [Mbps] 20 20 20 20 40 Max Range (feet) (1 feet ~ 0,3048 met) 350 170 300 Trên 400
Với nhu cầu công nghệ ngày một càng cao hơn, tốc độ 11Mbps của chuẩn 802.11b, 54Mbps của chuẩn 802.11a/g và cả 108Mbps của MIMO-802.11 (802.11 super a/g) dù rất hấp dẫn nhưng dường như vẫn chưa thỏa cơn khát tốc độ của người dùng. Vì thế, chuẩn 802.11n có tốc độ nhanh, vùng phủ sóng rộng và đáng tin cậy ra đời, được phê chuẩn tháng 9/2009.
Chuẩn 802.11n được xây dựng trên các chuẩn 802.11 trước đó bằng cách thêm vào anten MIMO, các kênh 40MHz và sự kết hợp khung trên lớp MAC nên nó cũng có tính tương thích ngược với các thiết bị của các chuẩn khác.
802.11n dùng kênh ghép (Dual-Bands): thay vì dùng kênh có băng tần 20MHz như các chuẩn Wi-Fi trước đây, 802.11n thêm kênh có băng tần 40MHz.
802.11n hoạt động ở băng tần 2,4GHz và 5GHz, IEEE 802.11n sử dụng kỹ thuật trải phổ DSSS và OFDM, sử dụng CCK để mã hóa dữ liệu.
Vậy, so với các chuẩn trước, đặc tả kỹ thuật của 802.11n "thoáng" hơn nhiều: có nhiều chế độ, nhiều cấu hình để tùy chọn. Các nhà sản xuất có thể tăng hoặc điều chỉnh khả năng hỗ trợ để chế tạo ra các sản phẩm với tốc độ nhanh, kết nối ổn định, khả năng linh động cao và hứa hẹn khả năng tương thích tốt, tính năng phong phú, hấp dẫn... với băng thông lớn, tầm phủ sóng rộng, độ tin cậy cao và hỗ trợ nhiều chế độ cho việc triển khai mở rộng cấu trúc mạng...