NGOẠI THƯƠNG ĐẾN NĂM
3.3.3. Tăng cường hoạt động marketing
Nghiên cứu nhu cầu thị trường, dựa trên năng lực hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai của Công ty, mở rộng hoạt động sang các loại hình kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ đường sắt với Trung Quốc, giao nhận phân phối, đại lý hàng quá cảnh đi nước thứ 3...
Để hoạt động marketing thực sự hiệu quả, Vinatrans Hà nội cần xây dựng chiến lược đồng bộ về thị trường mục tiêu, giá cả, hỗ trợ quảng cáo... Các hoạt động marketing chính của Công ty bao gồm:
Thực hiện chính sách tiếp thị thường xuyên, liên tục để duy trì, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó phát triển đội ngũ chăm sóc khách hàng với các dịch vụ chất lượng cao để tìm kiếm, mở rộng đối tượng khách hàng mới.
Giao quyền chủ động cho phòng ban chức năng và các chi nhánh, đơn vị thành viên trong việc xây dựng chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý tại các thời điểm khác nhau, có chính sách hoa hồng và cơ chế thưởng xứng đáng cho hệ thống trung gian giới thiệu.
Công ty áp dụng các chiến lược quảng cáo và hỗ trợ quảng cáo để quảng bá thương hiệu nhằm mục đích đạt được doanh thu dự tính như: xây dựng website của Công ty, thông tin trên các phương tiện đại chúng, đặc biệt là trên các tạp chí trong ngành, quảng bá văn phòng phẩm, tặng phẩm có logo của Công ty cho khách hàng.
Tham gia các hội nghị, hội thảo ngành nghề của quốc gia, khu vực và quốc tế để cập nhật thông tin về thị trường, các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để Công ty mở rộng mạng lưới bạn hàng và đối tác.
Hoạt động marketing của công ty trong thời gian qua còn đơn giản, việc quảng bá hình ảnh của công ty chưa đựơc rầm rộ, chỉ đăng tải trong một vài kỳ báo, tạp chí ngành... điều đó hạn chế số lượng khách hàng đến với các công ty. Chính vì vậy, để thu hút được khách hàng, công ty phải tăng cường hoạt động marketing đến khách hàng. Một mặt phải đẩy mạnh marketing để quảng bá cho các doanh nghiệp sản xuất thấy được vai trò, tác dụng của việc sử dụng dịch vụ vận tải đa phương thức, mặt khác thu hút khách hàng nội địa tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Ngoài ra hoạt động marketing còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài. Thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh thực hiện một số công việc
như sau:
Thiết lập và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các phòng đại diện và các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
Thường xuyên giữ mối liên hệ tốt với các cơ quan thưong vụ, các tổ chức quốc tế ở nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức Việt Nam ở nứơc ngoài để khai thác các thông tin về hợp đồng thương mại và đầu tưu nhằm mục đích khai thác nhu cầu dịch vụ vận tải giao nhận
Có kế hoạch tham quan, khảo sát, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo những tiêu chuẩn quốc tế.
Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở các văn phòng đại diện hoặc chi nhanh của doanh nghiệp ở nước ngoài để khai thác và mở rông thị trường kinh doanh.
Xây dựng mạng lưới đại lý của doanh nghiệp tai các quốc gia có lượng hàng hoá lớn vào Việt Nam để thực hiện những dịch vụ cung cấp khi cần thiết nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ luồng vận chuyển hàng hoá theo đúng yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra.
Ngoài ra cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong việc thuê ngoài các dịch vụ hậu cần. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay phần lớn bán theo giá FOB (Free on board), và mua theo giá CIF (Cost, insurance, freight), như vậy các công đoạn lưu kho, vận chuyển, làm thủ tục hải quan... đều do các doanh nghiệp nước bạn thuê dịch vụ logistics nước họ. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp nước bạn được phần lợi nhuận gấp bội. Do đó nhận thức của doanh nghiệp xuất nhập khẩu về vấn đề sử dụng dịch vụ logistics nói chung và vận tải đa phương thức ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của dịch vụ này. Khi thuê ngoài các dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm được khó
khăn về kho bãi, khắc phục tình trạng thiếu kinh nghiệm trong việc đóng gói hàng hoá, giảm chi phí trong thực hiện hoạt động dịch vụ trước khi xuất hàng, đồng thời lại được cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, như vậy có thể tập trung sức lực vào những lĩnh vực, những công đoạn mà doanh nghiệp có lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhà nước cần có các biện pháp nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất, cụ thể là cung cấp cho họ các nguồn thông tin, cho họ thấy được việc sử dụng dịch vụ logistics trong nước không chỉ có lợi cho chính bản thân doanh nghiệp của họ mà còn góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics. Đồng thời, các doanh nghiệp logistics cần đẩy mạnh việc khuyếch trương hình ảnh của doanh nghiệp mình, lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy cùng với sự nỗ lực của cả 3 bên, nhà nước, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, dịch vụ logistics nước ta sẽ có điều kiện để phát triển một cách toàn diện..