NGOẠI THƯƠNG ĐẾN NĂM
3.4.1 Ưu tiên về vốn
Để phát triển Vận tải đa phương thức cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, các đội tàu và cả các công nghệ máy móc, phương tiện tiên tiến của thế giới. Điều này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư rất lớn. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm huy động nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như:
• Nguồn vốn trong nước: tăng cường đầu tư từ ngân sách, tối thiểu phải đạt 3 – 3.3% GDP; tiếp tục cho thu phí sử dụng trực tiếp, nghiên cứu các biện pháp thu phí sử dụng gián tiếp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; dành 100% nguồn thu phí giao thông qua xăng dầu cho phát triển và bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ; huy động các ngồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, cá nhân bằng các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu; huy động tiền tiết kiệm và tích luỹ nội bộ trong nước; cho phép thành lập “Quy hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông”; khuyến khích hình thức đầu tư BOT trong nước.
• Ngồn vốn nước ngoài ( ODA và BOT): có cơ chế, chính sách giải quyết các vấn đề trong nước như bố trí vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư… để thực hiện được dự án đầu tư vốn ODA, BOT; xác định rõ các danh mục, các công trình cho phép đầu tư trực tiếp của nước ngoài; có chính sách nhất quán, hấp dẫn, lâu dài để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư; mở rộng các dạng đầu tư khác như BT, BOO, BOS.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp vận tải có nguồn vốn trong quá trình đầu tư công nghệ cao: ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn đầu tư thiết bị; mở rộng hình thức cho vay tín chấp; thuê mua tài chính; ngân hàng chấp nhận cho doanh nhân dùng quyền sử dụng đất để tín chấp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất; sáp nhập những doanh nghiệp nhỏ; mở rộng hình thức liên doanh với các công ty nước ngoài, nhằm mục đích tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến và cải tạo tình hình vốn cho sản xuất kinh doanh.