Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của

Một phần của tài liệu luận văn luật pháp luật đất đai trong việc xử lý vi phạm pháp luật đối với người quản lý đất đai (Trang 43 - 105)

4. Kết cấu luận văn

3.2. Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của

quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai

Qua tìm hiểu thực trạng quản lý đất đai và phân tích những nguyên nhân của tình trạng đó, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau nhằm ngăn ngừa và xử lý hiệu quả đối với những vi phạm của người quản lý đất đai:

3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật đất đai để hạn chế vi phạm và xử lý có hiệu quả cao

Luật đất đai 2003 đã quy định cụ thể về hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với người quản lý đất đai khi có hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn những kẽ hở của pháp luật mà các cán bộ quản lý có thể lợi dụng để trục lợi. Do đó, trước hết cần rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi một số quy định pháp luật về đất đai.

Có rất nhiều vấn đề cần xem xét nhưng trước mắt cần tập trung thực hiện những vấn đề sau:

+ Về cơ chế giải quyết khiếu nại nên mở rộng cơ chế xét xử tại Toà án. Việc giải quyết khiếu kiện lần đầu theo quy định của Luật đất đai 2003 là do chủ tịch UBND cùng cấp xử lý. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết này không hiệu quả do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như mối quan hệ mật thiết trong công tác giữa người xử lý và người bị xử lý, năng lực giải quyết chưa cao do thiếu kinh nghiệm, việc xử lý vi phạm đất đai chỉ là một phần công việc của chủ tịch UBND. Do Toà án có bộ máy chuyên môn thực hiện nhiệm vụ xét xử nên sẽ đảm bảo khách quan, công bằng trong giải quyết khiếu nại. Vì vậy, pháp luật nên quy định trong trường hợp người có khiếu nại không muốn thông qua Chủ tịch UBND giải quyết lần đầu thì có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân cùng cấp ngay. Bên cạnh đó cũng cần quán triệt nghiêm túc nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, tránh sự can thiệp của chính quyền địa phương đối với quá trình xét xử của Toà án. Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Toà hành chính để giải quyết tốt hơn trước tình hình khiếu kiện về đất đai ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng phức tạp.

+ Cần có những quy định của pháp luật để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ đứng đầu trong các cơ quan quản lý đất đai trong phát hiện và xử lý vi phạm đối với cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của mình. Muốn thực hiện được điều đó thì phải quy định trách nhiệm liên đới đối với cán bộ đứng đầu với vi phạm của cán bộ công chức dưới quyền.Như vậy, sẽ tăng cường sự giám sát chặt chẽ của cán bộ lãnh đạo đối với nhân viên thuộc quyền quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai.

+ Trong điều kiện hiện nay các vi phạm pháp luật đất đai từ phía người quản lý đã và đang diễn ra rất phức tạp. Do đó, cần quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khái niệm “gây hậu quả nghiêm trọng” để xử lý hình sự đúng pháp luật, xoá bỏ ranh giới mong manh, không rõ ràng giữa trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Hành vi vi phạm của người quản lý đất đai rất đa dạng. Do đó, để xác định thế nào là “nghiêm trọng” phải căn cứ vào từng dạng vi phạm mà vận dụng những tiêu chí như: diện tích đất bị vi phạm, giá trị diện tích đất bị vi phạm, số lần vi phạm…

+ Luật đất đai 2003 quy định việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên trên thực tế giá đất do UBND cấp tỉnh quy định lại chênh lệch rất lớn so với giá đất trên thị trường. Do đó, vấn đề cần phải giải quyết là xác định lại giá đất cụ thể cho hợp lý đối với từng địa phương, sát với giá thị trường trong từng thời điểm. Từ đó, sẽ triệt tiêu được sự bất công khi thu hồi đất, giảm bớt được tham nhũng về đất đai, bởi vì các cán bộ tham nhũng về đất đai suy cho cùng là nhằm ăn chênh lệch giá. Nếu giá đất ngang với giá thị trường thì sẽ không còn chuyện các cán bộ quản lý “mua đất” Nhà nước với giá rẻ rồi chuyển nhượng với giá cao gấp bội. Đồng thời, cần kéo giá đất xuống vì giá trị quyền sử dụng đất rất lớn nên vì món lợi lớn mà không ít cán bộ quản lý sẵn sàng vi phạm. Muốn xây dựng cơ chế tài chính “một giá đât” thì cần phải có một cơ quan chức năng thẩm định, tư vấn giá trị mảnh đất trong quá trình giao dịch. Công việc này có thể giao cho các tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất là hợp lý.

3.2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý đất đai

Cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức. Đội ngũ cán bộ chưa đủ kiến thức về chính sách, pháp luật đất đai, về nội dung quản lý các quy trình chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để hạn chế những vi phạm pháp luật do không đủ trình độ năng lực, cần phải củng cố hệ thống tổ chức cán bộ quản lý đất đai từ tỉnh đến huyện, xã. Phấn đấu đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu 80% cán

bộ địa chính ở trung ương có trình độ đại học, 70% ở cấp tỉnh và 60% ở cấp huyện, riêng ở cấp xã 100% cán bộ phải được qua đào tạo(37). Để đạt được thì phải thực hiện những công việc sau:

+ Nâng cao chất lượng đào tạo các môn học vê Luật đất đai trong các trường đại học, cao đẳng, các lớp đào tạo cán bộ địa chính để sinh viên ra trường nắm chắc luật và làm việc tốt.

Vấn đề ở đây là trên cơ sở nắm vững những kiến thức về lý thuyết của các môn học thì nhà trường nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các buổi thực tế ngoài trời nhằm tạo ra một môi trường cọ sát để sinh viên phần nào nắm được những kiến thức thực tế nhằm hạn chế sự bở ngở sau khi ra một môi trường làm việc thực tiển.

+ Đối với đội ngũ cán bộ địa chính, đặc biệt là cán bộ địa chính xã thì cần tiến hành đào tạo nghiệp vụ và kết hợp kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, nếu không đủ điều kiện thì phải kiên quyết loại bỏ.

Nên có một cơ sở pháp lý quy định rỏ ràng và cụ thể các tiêu chuẩn của một người cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ địa chính nói riêng. Vì hiện tại nó vẫn còn là cơ sở pháp lý chung chung chưa được cụ thể đó là Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu của xã hội là cơ quan luôn gắn liền và gần gủi thực tế với người dân thì đòi hỏi cần phải có một lực lượng cán bộ chuyên trách cấp xã cũng phải từng bước được nâng cao. Vì vậy theo tôi nghĩ nhu cầu của một xã hội hiện tại không bao giờ gọi là “đủ”.

+ Tổ chức các cuộc thi mang tính chất phong trào để khuyến khích cán bộ quản lý đất đai tìm hiểu về pháp luật đất đai.

3.2.3. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai

Nói đến xử lý vi phạm là nói đến chế tài, chế tài đối với một cán bộ quản lý đất đai tuy đã có nhưng khi nói một chế tài gọi là “nghiêm” thì còn là một vấn đề nan giải.Thật sự thì pháp luật đất đai “chưa” quy định được chế tài gọi là nghiêm, nó chưa thật sự răng đe, chưa ngăn cản được lòng tham của một người cán bộ quản lý.

37

Chiến lược phát triền ngành địa chính đến năm 2010 kèm theo tờ trình số 126 Tr/ĐC ngày 09/02/1998 của Tổng cục địa chính

Công tác xử lý vi phạm đối với cán bộ quản lý đất đai trong thời gian qua vẫn còn chưa kịp thời, chưa nghiêm minh, đó là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm vấn tiếp tục gia tăng và ngày càng phức tạp. Do đó, áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp là một trong những phương pháp để hạn chế vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý. Xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm không những thể hiện sự trừng phạt mà còn nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra. Những hành vi vi phạm của cán bộ quản lý đất đai rất đa dạng, xảy ra phổ biến trên cả nước. Trước mắt, chúng ta không thể rà soát và xử lý triệt để tất cả các trường hợp vi phạm. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần tập trung xử lý các vụ việc trọng điểm gây bức xúc lớn trong nhân dân.

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai

Trên thực tế, công việc điều tra nhà đất và cập nhật dữ liệu nhà đất để phục vụ công tác quản lý đất đai là hết sức cần thiết. Đất đai là tài sản có giá trị lớn nhưng chỉ mua bán trao tay hoặc thông qua lấn chiếm đất… chưa được hợp thức hoá nên rất khó kiểm soát. Trong khi đó, một số cán bộ lợi dụng chức quyền để trục lợi, chiếm đoạt đất đai. Xuất phát từ thực tế đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà đất là hết sức cần thiết và hữu ích, làm công khai, minh bạch, góp phần phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc biến động về số liệu quản lý, về tình hình nhà đất trên phạm vi toàn quốc có thể phát hiện những người có thu nhập bất thường. Tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và đã phát huy hiệu quả tốt, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân về đất đai. Trong thời gian tới, chúng ta nên nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước. Để thực hiện được điều này cần phải cần phải đầu tư tài chính lớn, trải qua rất nhiều công đoạn như đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị….Nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai là cần thiết và chúng ta có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN

Vấn đề xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, từ các chuyên gia nghiên cứu lý luận đến các cán bộ làm công tác thực tiễn cũng như nhân dân và các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề lý luận, thực tiễn, khoá luận đã nêu rõ thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng pháp luật. Từ đó, phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và xử lý vi phạm đối với cán bộ quản lý đất đai.

Nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quản lý đất đai ở nước ta cũng như việc xử lý vi phạm đối với người quản lý nói riêng và cũng hy vọng sẽ đóng góp được những giải pháp để tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong việc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai.

M Ụ C L Ụ C

LỜI MỞ ĐẦU... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài... 1

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài... 2

3. Phương pháp nghiên cứu... 2

4. Kết cấu luận văn... 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI... 4

1.1.Sơ lược về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta... 4

1.1.1.Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước về đất đai... 4

1.1.2. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước về đất đai... 4

1.1.3. Hệ thống các cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai... 4

1.2. Vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai... 5

1.2.1. Vi phạm pháp luật đất đai... 5

1.2.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật... 5

1.2.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai... 5

1.2.1.3. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật đất đai... 6

1.2.2. Vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai... 7

1.2.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai... 7

1.2.2.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai... 7 1.2.2.2.1. Có hành vi trái pháp luật... 7 1.2.2.2.2. Yếu tố lỗi... 8

1.2.2.3. Cấu thành của vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai... 9

1.3. Xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai... 10

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản đất đai... 10

1.3.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm đối với người quản đất đai... 10 1.3.1.2. Đặc điểm của xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai... 12

1.3.2. Yêu cầu đối với pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai.... 14

1.3.3. Các hình thức xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai... 14

1.3.3.2. Trách nhiệm hình sự... 16 1.3.3.3. Trách nhiệm dân sự... 17

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ... 19

2.1. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai... 19

2.1.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai... 19

2.1.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm... 20

2.1.3. Các hành vi vi phạm của người quản lý đất đai và biện pháp xử lý... 22

2.1.3.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc giới địa giới hành chính... 22

2.1.3.2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... 23

2.1.3.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

... 23

2.1.3.4. Vi phạm quy định về thu hồi đất... 24

2.1.3.5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất... 24

2.1.3.6. Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý... 24

2.1.3.7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất... 25

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai... 25

2.2.1. Thực trạng chung... 25

2.2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đai... 29

2.2.2.1. Vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng... 29 2.2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... 35

2.2.2.4. Vấn đề quy hoạch treo, dự án treo... 37

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI... 41

3.1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và việc xử lý vi phạm chưa triệt để... 41

3.2. Một số kiến nghị góp phần áp dụng có hiệu quả và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai... 43

3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật đất đai để hạn chế vi phạm và xử lý có hiệu quả cao... 43

3.2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý đất đai... 44

3.2.3. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật ... 45

Một phần của tài liệu luận văn luật pháp luật đất đai trong việc xử lý vi phạm pháp luật đối với người quản lý đất đai (Trang 43 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)