4. Kết cấu luận văn
3.1. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày
bộ quản lý ngày càng gia tăng và việc xử lý vi phạm chưa triệt để
- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn là do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân chính sau:
+ Chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian dài thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể và có nhiều kẽ hở, đất đai có giá trị đặc biệt nhưng việc thi hành pháp luật về đất đai không nghiêm, quản lý còn lỏng lẻo.
+ Chế tài xử lý kỷ luật áp dụng đối với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm còn chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa và xử lý thích đáng. Do đó, vì những lợi ích vật chất rất lớn trước mắt các “quan tham” vẫn “sẵn sàng” vi phạm.
+ Giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định chưa sát giá thị trường, mới chỉ vào khoảng 50-70%, trong đó đáng kể là đất nông nghiệp trong khu đô thị và khu dân cư nông thôn có giá trị cao hơn. Giá quy định hiện là 180.000-250.000 đồng/m2, trong khi giá thực tế là 1,8-2,5 triệu đồng/m2. Lợi dụng sự chênh lệch giá này nên các cán bộ quản lý đã tìm cách tham nhũng để hưởng chênh lệch giá. Đồng thời, chế độ lương của cán bộ công chức còn bất hợp lý, mức lương quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên các cán bộ, công chức phải tìm đến “chế độ bổng lộc”36
+ Trình độ của cán bộ quản lý đất đai đặc biệt là cấp cơ sở còn quá thấp, chỉ có 60% cán bộ có bằng cấp chuyên môn, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Còn lại 40% cán bộ không có bằng cấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm thực tế. Do đó, vấn đề nắm Luật đất đai để xử lý hồ sơ liên quan đến đất đai của phần lớn cán bộ cấp quận, huyện và xã, phường còn rất yếu. Nhiều vụ việc ban đầu không phức tạp nhưng do trình độ của cán bộ cơ sở còn non kém, tinh thần trách nhiệm không cao nên giải quyết sai trình tự thủ tục, không thoả đáng, lại không chịu đối thoại và gặp gỡ nhân dân nên đã “đẩy” vụ việc thành phức tạp. Khi đã xử lý sai nhiều cán bộ cố tình bảo vệ cái sai, một mặt không giải quyết cho người dân, mặt khác báo cáo với cấp trên không đúng sự thật, khiến sai lại càng sai.
36
+ Trách nhiệm công chức của một số cán bộ còn rất thấp. Khi thực hiện công vụ thì vấn đề mà các cán bộ công chức – công bộc của dân phải đưa lên hàng đầu là quyền lợi của nhân dân. Thế nhưng, vì lợi ích cá nhân, vì thói quen nhũng nhiễu, hách sách mà dẫn đến tình trạng cán bộ thờ ơ, coi thường trước hoàn cảnh khó khăn của dân, đôi khi đẩy người dân vào cùng cảnh mà không thấy áy náy.
+ Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đất đai ít được thực hiện, do đó không phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm của người quản lý.
- Việc xử lý đối với cán bộ quản lý đất đai trong thời gian qua đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn đó là do những nguyên nhân sau:
+ Cơ chế giải quyết khiếu kiện hiện hành chưa hợp lý. Theo quy định của pháp luật chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ giải quyết khiếu kiện lần đầu đối với quyết định hành chính trong quản lý đất đai và hành vi hành chính của cán bộ quản lý thuộc UBND xã phường, thị trấn, Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND quận, huyện. Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cán bộ thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính quy định này khiến việc giải quyết khiếu nại chậm trễ, thiếu khách quan, tạo điều kiện để các cán bộ bao che cho nhau dẫn dến việc không giải quyết hoặc giải quyết qua loa không có hiệu quả. Các cán bộ công chức đã sai phạm nhưng vẫn không tự sửa và để cho “ tự xử” như vậy là không hợp lý.
+ Quy định của pháp luật còn nhiều kẽ hở, dễ bị lợi dụng. Các quy định về xử phạt vi phạm đối với người quản lý đất đai chưa quy định rõ căn cứ, mức độ như thế nào là “hậu quả nghiêm trọng” để xác định trách nhiệm pháp lý nên trong thực tế việc xử lý vi phạm đối với cán bộ công chức còn nhẹ, bỏ lọt tội phạm.
+ Những vi phạm pháp luật đất đai thường không phải do một cán bộ, ở một cấp thực hiện mà thường do sự câu kết của nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền. Do đó, khi xử lý vi phạm sẽ dễ xảy ra tình trạng “rút dây động rừng” nên việc xử lý còn chưa dứt khoát, cố tình chậm trễ. Mặt khác, do sự tác động chỉ đạo từ phía các cơ quan chính quyền nên việc xử lý chưa nghiêm minh, chưa đúng người, đúng tội.
+ Mặt khác, người dân Việt Nam chưa có thói quen đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực như hách dịch cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. Người dân có ý thức nhẫn nhục, sẵn sàng hy sinh chút quyền lợi để đạt được mục
đích nên đã tạo điều kiện để cán bộ quản lý vi phạm, đồng thời công tác đấu tranh xử lý vi phạm chưa hiệu quả.
+ Thẩm quyền của các cơ quan thanh tra chưa được chú trọng đúng mức. Các đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ có nhiệm vụ phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý do đó các hành vi vi phạm bị phát hiện nhưng rồi cuối cùng lại chìm trong im lặng hoặc xử lý qua loa cho xong việc.