4. Kết cấu luận văn
2.2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng là một dạng sai phạm hiện nay. Các cán bộ làm ngơ cho dân chuyển mục đích sử dụng đất trái phép là phổ biến nhưng việc cán bộ kêu gọi dân làm chuyện này thì thật lạ. Thế nhưng tại xã Tân Trường, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, UBND xã, huyện và nhân dân đồng lòng “biến” 44.492 m2, chủ yếu là đất canh tác thành đất thổ cư nhằm hưởng hàng tỉ đồng tiền đền bù từ dự án đường nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh.
Những vi phạm của người quản lý đất đai trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian qua xảy ra rất nhiều, hành vi vi phạm cũng hết sức đa dạng. Đây cũng là vấn đề mà trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung xử lý.
2.2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng đất
Trong năm 2006, có hơn 560 vụ sai phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, 61 vụ đã được chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật. Giá trị sai phạm về tài chính được kiến nghị xử lý hơn 211 tỷ đồng. Kiên Giang là tỉnh phát hiện nhiều sai phạm về tài chính, phải thu hồi nộp ngân sách Nhà nước với số tiền gần 169 tỷ đồng.
Qua tổng hợp kết quả thanh tra 45 tỉnh của Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho thấy tiến độ công tác xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước còn rất chậm. Vấn đề còn chậm ở đây có rất nhiều nguyên nhân, nếu thực sự nguyên nhân chính là do sự hách dịch, cửa quyền của người quản lý đất đai thì đó là một sai phạm lớn trong việc xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tiền sử dụng đất còn gây khó khăn rất lớn cho người dân, vì vậy nên có một chính sách hỗ trợ hoặc miễn giảm thuế nhằm khắc phục tình trạng xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm;
Mới có 3 tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Điện Biên là hoàn thành 100% công việc. Một số tỉnh, thành có tỷ lệ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp như Ninh Thuận( Mới đạt 52,46%), Đà Nẵng ( 45,5%). Hiện tượng tồn sổ đỏ do người dân không có tiền để nộp xảy ra ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tại Gia
33
“UBND huyện Phú Quốc cấp đất cho …một học sinh lớp 9” – Báo thanh niên - http://www.thanhnien.com.vn
Lâm, Hà Nội đến đầu năm 2007 đã cấp hơn 12.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng mới có khoảng 100 trường hợp hoàn thành nghĩa vụ tài chính để được nhận giấy. Tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã cấp được hơn 2000 giấy chứng nhận nhưng người đến nhận thì không nhiều. Tại tỉnh Long An, đã căn bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn còn đọng trên 1.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người dân không có tiền nộp.
Trong số 4.753.837 bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 45 tỉnh, thành phố do thanh tra Chính phủ kiểm tra, đã phát hiện 670.699 bộ hồ sơ sai phạm, chiếm 14,11%. Phổ biến là sai phạm về trình tự thủ tục cấp, đối tượng cấp, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất. Chiếm tỷ lệ cao nhất là sai phạm về thời gian trao trả giấy chứng nhận cho hộ được cấp, 534.000 bộ hồ sơ, chiếm 79,62% so với tổng số hồ sơ vi phạm. Lâm Đồng có nhiều hồ sơ vi phạm nhất: 346.371 hồ sơ. Loại sai phạm khá phổ biến là về trình tự, thủ tục cấp giấy với hơn 56.044 hồ sơ, Hải Dương là tỉnh nhiều hồ sơ sai phạm loại này nhất, gần 2 vạn hồ sơ. Dạng tiếp theo là sai về đối tượng cấp giấy, Lâm Đồng là tỉnh nhiều vi phạm nhất. Đây cũng là tỉnh “dẫn đầu” về sai phạm diện tích.(34)
Tại Quy Nhơn, năm 2005 Phòng Tài nguyên – Môi trường tiếp nhận 5.099 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ cấp được 2.710 hồ sơ, đạt 53%. Nhưng trong 84 hồ sơ được chọn kiểm tra ngẫu nhiên thì có tới 50 hồ sơ sai phạm (chiếm gần 60%) với diện tích 14.460 m2, gây thiệt hại cho Nhà nước 11,252 tỷ đồng.
Tháng 4/2006, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Quỳnh Hợp tỉnh Nghệ An đã phát hiện có 405 giấy chứng nhận sử dụng đất của xã Nghĩa Xuân là giả. Thủ phạm chính là một cán bộ địa chính xã hiện đã khởi tố và đang bị truy nã.
Thanh tra cũng yêu cầu xử lý hành chính 434 cán bộ. Riêng Bình Dương đã phát hiện 115 vụ việc với 128 người vi phạm, trong đó có những vụ việc sai phạm nghiêm trọng đang được xem xét xử lý.
Nguyên nhân của những sai phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do:
+ Nguyên nhân khách quan: hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, hồ sơ không lưu trữ đầy đủ, công tác quản lý đất đai còn bị buông lỏng, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ thiếu hoặc thất lạc.
34
+ Nguyên nhân chủ quan: một số địa phương chưa quyết liệt trong quản lý đất đai và xử lý các vi phạm. Bên cạnh đó, sự quan tâm của một số cấp ủy địa phương chưa thường xuyên và sâu sát, công tác quản lý của chính quyền một số nơi còn yếu. Đội ngũ cán bộ địa chính – nhà đất ở cấp phường xã còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu về số lượng cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đất đai và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Nhiều cán bộ không nắm vững các quy định, chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, một bộ phận cố ý làm trái để tư lợi, nhiều cán bộ còn sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Trên thực tế còn có trường hợp UBND huyện đã giải quyết xong rồi nhưng khi về tới xã thì cán bộ địa chính xã ách lại, đòi dân phải chi tiền hoặc “dẫn đi nhậu” mới phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.