4. Kết cấu luận văn
2.2.1. Thực trạng chung
16
Lĩnh vực quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc, phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo nhất hiện nay. Đó là nhận định của thanh tra Chính phủ qua đợt kiểm tra thực hiện Luật đất đai trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tiến hành.
Những hạn chế, yếu kém, sai phạm trong thi hành Luật đất đai nổi lên trong đợt kiểm tra vừa qua là về:
- Công tác quản lý, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiến triển chậm;
- Hình thức lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, quy hoạch “treo” còn khá phổ biến.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, không đạt tiến độ đề ra và tồn tại nhiều sai phạm do địa phương không hiểu đúng và đầy đủ những quy định của Luật đất đai 2003.
- Các địa phương cũng thiếu kịp thời và kiên quyết trong việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng có nhiều bất cập và sai phạm như giá đất bồi thường thấp hơn rất nhiều giá đất cùng loại trên thị trường, không bố trí hoặc bố trí không hợp lý khu tái định cư cho người dân có đất bị giải tỏa…
- Tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp còn tiếp diễn là do chính quyền địa phương không chịu giải quyết. Theo thống kê có đến 99% khiếu nại, tố cáo của ngành tài nguyên là thuộc về đất đai.17
Trong đợt thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua, “các đoàn thanh tra đã tiếp nhận tới 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong đó khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm 70%, đòi lại đất cũ chiếm 6,8%, tố cáo cán bộ, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đất đai chiếm 10%”18. Trong đó, hai dạng vi phạm là chính quyền xã phường giao đất trái nguyên tắc và bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng. Các dạng vi phạm trên chủ yếu xảy ra ở chính quyền cấp xã và cấp huyện, ở cấp tỉnh cũng có nhưng tỉ lệ ít hơn.
Điển hình là vụ án tham nhũng đất đai tại thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng và những sai phạm trong quản lý đất đai ở huyện đảo Phú Quốc. “Hiện tượng Đồ Sơn” không còn cá biệt. Tuy mức độ có thể khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định
17
http://vneconomy.vn/20090429024413935P0C17/quan-ly-dat-dai-noi-khong-co-tieu-cuc-la-khong- dung.htm
18
rằng không nơi nào không có hiện tượng tham nhũng về đất đai. Không nơi nào cán bộ có chức, có quyền không được giao đất với giá rẻ.
Dưới sức ép của dư luận và chủ trương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý của Chính phủ, trong thời gian qua hàng loạt các vụ vi phạm về quản lý đất đai đã được đưa ra trước công luận:
Qua thanh tra, kiểm tra về quản lý đất đai trên đảo Phú Quốc đã phát hiện những sai phạm trên đảo trong thời gian qua là rất nghiêm trọng, mất mát nhiều cán bộ, gây dư luận và hậu quả xấu. Ngay sau khi phát hiện ra sai phạm Tỉnh ủy Kiên Giang đã chỉ đạo thu hồi 38 lô đất cấp cho cán bộ cấp tỉnh, huyện ở ấp Vũng Bầu, xã Cửa Cạn. Tỉnh đã xử lý 8 tổ chức cơ sở Đảng (4 khiển trách, 4 cảnh cáo); có 54 cán bộ Đảng viên bị kiểm điểm, trong đó 30 cán bộ Đảng viên bị kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách 6, cảnh cáo 14, cách chức 7, khai trừ khỏi Đảng 3 người. Do vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cơ quan Công an đã khởi tố và bắt tạm giam 11 đối tượng là cán bộ huyện Phú Quốc.19
Vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn được xác định là một trong 10 vụ tham nhũng đất đai nổi cộm thời gian qua. Hàng chục cơ quan báo chí đã lên tiếng mạnh mẽ về vụ tham nhũng này và cách xử sự như đùa của Tòa án nhân dân Hải Phòng, sự can thiệp quá sâu của UBND thành phố Hải Phòng. Bản án sau khi tuyên đã khiến nhiều cơ quan tố tụng trung ương phải xem xét lại vấn đề, nhận định có sai sót trong xét xử. Ngày 09/10/2006, Toà án nhân dân tối cao mở phiên phúc thẩm, tuyên huỷ án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu. Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ tiêu cực đất đại tại Đồ Sơn. Cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Chu Minh Tuấn và 8 quan chức bị đề nghị truy tố về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả ngiêm trọng.
Tại Vĩnh Phúc, vừa qua Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo, trong vụ cấp 323 lô đất trái pháp luật tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo(20).
Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa đề xuất thường trực Tỉnh ủy xem xét xử lý kỷ luật đối với Phó bí thư Thường trực thị ủy Phúc Yên do liên quan đến việc chia chác đất giãn dân ở khu ao Tháp Miếu 3 và khu ao lò gạch Hợp Tiến, thị
19
“ Tỉnh ủy Kiên giang: Sai phạm đất đai ở Phú Quốc là rất nghiêm trọng” – Báo Tuổi Trẻ: http://www.tuoitre.com.vn
20
“Vĩnh Phúc: bắt tạm giam trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tam Đảo – Báo Tuổi Trẻ: http://www.tuoitre.com.vn
trấn Phúc Yên cũ. Có đến 40 lô đất không được cấp đúng đối tượng và tiêu chuẩn.(21)
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra vụ án xét xử sơ thẩm vụ án “xẻ đất rừng làm trang trại” với 10 bị cáo bị truy tố về các tội : tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa; lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ tịch xã Ngọc Thanh đã lấy 1.328m2 đất công chia thành ba suất cho hai con trai và con dâu đứng tên (trong đó có một con trai đang là học sinh). Cán bộ địa chính xã chiếm ba suất với tổng diện tích 10.312m2 đất (do bản thân, vợ và con trai đứng tên). Ủy viên hội đồng xét cấp đất xã cũng tranh thủ lấy 6.557m2 đất và cho con trai đứng tên.
Tại Nghệ An, cơ quan điều tra tỉnh Nghệ An vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố Vinh về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Lợi dụng chức vụ của mình trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường Vinh đã đề nghị UBND thành phố Vinh cấp hàng loạt sổ đỏ sai quy định, gây ra dư luận bức xúc trong nhân dân.(22)
Ngày 07/11/2006, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An đã phê chuẩn quyết định khởi tố 6 bị can trong vụ cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực đất đai và sử dụng ngân sách tại Vinh Tân, Hưng Lộc thuộc thành phố Vinh. 6 cán bộ quản lý này đã liên kết nhiều năm, tự ý bán gần 30.000 m2 đất sai thẩm quyền(23)
Theo báo cáo mới nhất đề ngày 26-3-2009 của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường: Tình hình quản lý, sử dụng đất hiện nay còn nhiều bất cập, quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng kém hiệu quả, còn để xảy ra nhiều tiêu cực. Trong số 7.507.318 ha đất nhà nước giao cho các tổ chức, thì có tới hàng trăm ngàn hécta đất sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí còn dùng “ma thuật” biến đất công thành đất tư, ở nhiều nơi đất bị hủy hoại, hoang hóa24...
Tại Hà Nội, năm 2009 thanh tra thành phố đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1.147 m2 đất, hơn 5,6 tỷ đồng; trả lại cho dân 700 m2 đất và 316 m2 nhà; khôi phục quyền lợi kinh tế của dân hơn 1,3 tỷ đồng; xử lý kỷ luật 69 cán bộ và chuyển sang cơ quan điều tra 3 vụ.
Tuy nhiên, các vụ việc đã thanh tra, kiểm tra và xử lý được chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế những vi phạm về quản lý đất đai trong thời gian qua.
21
“Vĩnh Phúc: Đề xuất kỷ luật Phó Bí thư Thị ủy Phúc Yên – Báo tuổi trẻ - http://www.tuoitre.com.vn
22
“Khởi tố trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Vinh” – www.thanhtra.gov
23
“Khởi tố 6 bị can tham nhũng đất đai tại thành phố Vinh” – Báo Tuổi Trẻ: http://www.tuoitre.com.vn
24
- Công tác xử lý vi phạm hiện nay rơi vào tình trạng cứ thanh tra, kiểm tra nhưng rồi các kết luận thanh tra, kiểm tra lại không được thực hiện nghiêm túc, những người sai phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Một số vụ việc nghiêm trọng đáng lẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng lại được xử lý chiếu cố, giảm nhẹ.
Tiêu biểu cho sai phạm này là bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về vụ vi phạm pháp luật đất đai của một số quan chức. Bản án tuyên phạt cảnh cáo 3 bị cáo đã làm dư luận báo chí và quần chúng nhân dân phản ứng rất gay gắt.
- Sự việc UBND thành phố Hải Phòng đã 2 lần có văn bản gửi VKSND tối cao đề nghị miễn truy tố cho một số quan chức liên quan đến vụ án tiêu cực đất đai Đồ Sơn là biểu hiện cho sự bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức.
Một ví dụ nữa đó là : Phó bí thư Đảng ủy chỉ đạo chủ tịch xã Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận bán hàng chục lô đất đất đai beo ngoài quy hoạch với số tiền lên tới 141 triệu đồng để ngoài sổ sách, sử dụng không đúng mục đích và thiếu công khai. Thế nhưng, hơn 1 năm nay ông chỉ bị cảnh cáo về Đảng sau đó giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã.
Hàng loạt các vụ việc khác cũng đang rơi vào tình trạng chìm trong im lặng, chờ xem xét làm nhân dân vô cùng bức xúc.