2.2.3.1 Tỷ số tăng trưởng:
Năm 2011 2012 2013
số cổ phiếu phát hành
10.300.00
0 10.300.000 10.300.000
Số cổ phiếu đang lưu hành
10.300.00
0 9.900.000 9.900.000
Cổ phiếu giữ lại 0 400.000 400.000
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
*Tỷ số lợi nhuận giữ lại: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận
sau thuế để tái đầu tư. Nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = lợi nhuận giữ lại/lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận giữ lại = 400.000 * 10.000 =4.000.000.000 VND
→ tỷ số lợi nhuận giữ lại 2008 = 4.000.000.000/11.708.948.654 = 0.342 = 34,2%
→ tỷ số lợi nhuận giữ lại 2009 =4.000.000.000/21.112.629.671 = 0.189 = 18,9%
Năm 2012 lợi nhuận giữ lại của công ty là 34,2% cao hơn nhiều so với năm 2013 (18,9%) là 15,3%, điều này cho ta thấy năm 2012 công ty giữ lại lợi nhuận nhiều để nhằm có được nguồn vốn cho công ty hoạt động mà không phải huy động thêm nhiều nguồn vốn từ các nguồn khác điều này rất có lợi
cho công ty, bởi khi ta huy động nguồn vốn từ vay nợ ngân hàng nhiều thì cũng không tốt, bởi lãi suất, hay ta huy động thêm bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thì làm cho thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đa dạng hơn, nhiều khi không tốt ta sẽ mất đi quyền lãnh đạo công ty, khi các công ty khác có ý muốn sở hữu công ty ta, đến năm 2013 thì tỷ số này giảm mạnh do công ty hoạt động tốt nên không cần giữ lại nhiều nhằm tránh chia lợi nhuận của công ty.
* Tỷ số tăng tưởng bền vững
Tỷ số tăng tưởng bền vững =lợi nhuận giữ lại/vốn chủ sở hữu.
Năm 2012 = 4.000.000.000/ 192.517.589.713 = 2,1% Năm 2013 = 4.000.000.000/201.610.572.301 = 2% Tỷ này cho ta thấy được năm 2012 cao hơn so với năm 2013 là 0,1%, do vốn chủ sở hữu năm 2013 cao hơn với 2012
2.2.3.2. Tỷ số giá trị thị trường:
Các tỷ số khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và tỷ số khả năng sinh lời đã trình bày trước chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn phụ thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông.
2.2.3.3 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu:
Tỷ số này đo lường giữa lãi ròng với số cổ phiếu mà doanh nghiệp đang phát hành. Tỷ số này nói lên lãi trên mỗi cổ phiếu qua một năm là bao nhiêu. Nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ số này, họ mong muốn EPS càng cao càng tốt.
Ý nghĩa: EPS là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành
trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của công ty.
EPS = Lợi nhuận phân bổ cho các cổ đông /Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
EPS 2011 = 19.503.789.674/10.300.000 = 1.894đ/cp EPS2012 = 11.708.948.654/9.900.000 = 1182,7đ/cp
EPS2013 = 21.112.629.671/9.900.000 = 2132.59đ/cp
Qua kết quả trên cho thấy năm 2011 lợi nhuận cổ phiếu của công ty là 1.894đ/cp, năm 2012 là 1182,7đ/cp do thi trường lạm phát, cũng có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nên công ty làm ăn giảm hiệu quả nhưng bước sang năm 2013 lợi nhuận trên cổ phiếu của công ty là 2,133đ/cp cho thấy công ty có xu hướng kinh doanh tăng dần, lợi nhuận đạt được cũng cao. Công ty hoạt động có lơi nhuận cao làm cho EPS ngày càng cao, cổ đông đầu tư vào cổ phiếu nhiều sẽ có lợi nhuận cao.
2.2.3.4. Tỷ số giá thị trường
Tỷ số P/E = giá thị trường của cổ phiếu/lợi nhuận trên cổ phần
Giá thị trường của cổ phiếu củ công ty được niêm yết ngày 28/4/2011 là 25.600đ.
Năm 2011 = 25.600/1.894 = 13,53 Năm 2012 = 25.600/1.182,7 = 21,65 Năm 2013 = 25.600/2.132,59 = 12
Từ những kết quả trên cho ta thấy nhà đầu tư sẵn lòng bỏ ra 13,53 để mang về 1000đ lợi nhuận. Năm 2012, 2013 là 21,65đ, và 12đ cổ đông bỏ ra bấy nhiêu để mang lại được 1000đ lợi nhuận. Thấy tỷ tương đối cao điều công ty hoạt động tương tốt đem lại lợi nhuận nhiều cho các cổ đông khi tham
gia vào công ty. Năm 2011, 2013 tỷ số này thấp so với năm 2012 tỷ số này tương đối là do giá cổ phiếu thấp, do ảnh hưởng của nền kinh tế nên là cho tỷ này khá cao, nhưng chúng ta không thể khẳng định được liền là công ty hoạt động tốt hơn so với năm 2011,2013.
2.3. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty
- Ưu điểm: Do công ty là thành viên của tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng nên đã có uy tín trên thị trường xây dựng và đầu tư. Các công trình ma công ty đang thực hiện đang tiến triển rất tốt đẹp và thuận lợi.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, tích cực tìm tòi sáng tạo trong công việc nên đã hoàn thành tốt hầu hết các nhiệm vụ được giao.
Do đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị nên có nhiều cơ hội đầu tư, công ty đã từng bước nắm bắt được những cơ hội và đang đầu tư với hiệu quả cao.
- Nhược điểm: Khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề vốn. Vốn vay của công ty chủ yếu là vay với lãI suất cao, thủ tục cho vay của ngân hàng khá chặt chẽ. Quá trình vay vốn mất nhiều thời gian hoặc do không có kế hoạch trước nên khi thực hiện gặp nhiều khó khăn, làm việc tuỳ tiện.
Do tình hình tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, lợi nhuận chưa cao, chưa tương ứng với tốc độ tăng trưởng của sản xuất kinh doanh, lãI vay ngân hàng tỷ lệ cao nên đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.
Công tác thu hồ công nợ tại một số đơn vị khó đòi tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa có phương pháp tích cực và hiệu quả.
Máy móc thiết bị thi công hiện chưa đầy đủ, phảI đI thuê bên ngoài nên không chủ động trong sản xuất.
Việc đào tạo cán bộ kế cận, bổ xung lực lượng, khuyến khích công nhân tay nghề chưa được chú trọng và đáp ứng kịp thời tình hình thực tập, hoạt động sản xuất của công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là đội ngũ quản lý có năng lực và kỹ sư xây dựng.
Tổng thu nhập của cán bộ công nhân viên chưa được nâng cao do hiệu quả sản xuất của đơn vị chưa đảm bảo và chế độ phân phối thu nhập chưa xứng đáng.
Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả công ty: Sự leo thang của giá cả, sự mất giá của tiền tệ, quá trình thay đổi cơ chế để hội nhập… làm giảm lợi nhuận của công ty, khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đầu tư.
CHƯƠNG 3 :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THANH HOÁ
3.1. Kiến nghị
Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán bằng tiền. Để làm được điều đó công ty cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào kinh doanh hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thoanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm chậm trễ.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Quản trị khoản phải thu:
Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty cần có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỉ lệ chiết khấu đều có thể làm doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi.
Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp cần đối mặt để có thể đưa ra
chính sách tín dụng phù hợp. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền.
Nhận diện các khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý các khoản hao hụt .
3.2.2. Quản trị tiền mặt:
Áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt có hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt đuợc. Qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THANH HOÁ, vận dụng những kiến thức đã học ở trường, em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra những phân tích về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty để qua đó có thể biết được hiệu quả hoạt động mà Công ty đã đạt được trong những năm qua.
Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THANH HÓA là một trong những đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng lớn ở Thanh Hóa. Từ khi ra đời đến nay công ty đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng đứng vững trong môi trường cạnh tranh rất quyết liệt của thị trường nhà đất hiện nay. Hoạt động kinh doanh của công ty là thực sự có hiệu quả và ngày càng phát triển hơn. Hàng năm công ty đều tạo ra doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng so với năm trước. Để đạt được thành quả này thì sự đóng góp của bộ phận Kế toán là không nhỏ. Chính nhờ những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời về tất cả tình hình biến động của nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí…của bộ phận Kinh doanh đã giúp Ban lãnh đạo có được cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về tình hình của công ty, để từ đó có những giải pháp khai thác tiềm năng, khắc phục tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.