STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tỷ số thanh toán nhanh hiện thời 2.37 1.52 1.44 2 Tỷ số thanh toán nhanh 2.16 0.89 1.03 3 Tỷ thanh toán nhanh bằng tiền mặt 0.06 0.13 0.16
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
Nhận xét: chỉ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ hiện thời của doanh nghiệp có bao nhêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Cụ thể với công ty mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2011 có 2,37 đồng tài sản lưu động để thanh toán, trong khi 1,52 đồng, 1,44 là con số của năm 2012, 2013.
Các chỉ số trên thay đổi mạnh là do các vấn đề sau như: tài sản ngắn hạn giảm (năm 2011 là 301.151 trđ, đến năm 2012, 2013 giảm xuống 227.541 trđ và 200.504 trđ), nợ ngắn hạn thì tăng tương đối 23.097 trđ từ năm 2011 đến năm 2012, đến năm 2013 giảm so với 2012 nhưng vẵn tăng so với 2011 (12.600 trđ). Tài sản ngắn hạn giảm cũng có thể do công ty chuyển các hình thức kinh doanh hay nói cách khác giảm bớt tài sản ngắn hạn nhưng tăng tài sản dài hạn lên để kinh doanh các công trình dài hạn hơn. Từ vấn các vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp tỷ số thanh khoản nhanh.
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty lần lượt là 2,37, 1,52, 1,44 > 1 điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn của công ty cũng có thể nói tà sản lưu động của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tóm lại, tình hình thanh khoản của công ty là rất tốt.
Tuy nhiên, nếu so với năm 2011 (2,37) tỷ số thanh khoản năm 2012 là 1,51 nhỏ hơn và đến 2013 giảm còn 1,44 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản năm 2013 giảm đi 0,94 lần so với năm trước, nhưng vẫn đảm bảo ở mức hợp lý (1,44 >1).
Từ bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được tài sản lưu động của công ty giảm nhưng nợ ngắn hạn lại tăng làm cho tỷ số thanh khoản giữa đến năm 2012 giảm rỏ rệch.
Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Cụ thể cới công ty mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2011 có 2,16 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán và đến năm 2012 lại giảm xuống còn 0,89, đến năm 2013 tuy tăng lên so với năm 2012 nhưng vẫn giảm so vơi năm 2013 (1,03)
Tỷ số thanh khoản của công ty là 2012 là 0,89 < 1 có nghĩa là tình hình thanh khoản của công ty không tốt lắm. Đối với các khoản nợ đến hạn trả sẽ làm công ty gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến uy tín công ty. Và điều này công ty đã khắc phục đến năm 2013 tăng lên 1,03 > 1. Điều này cho ta thấy công ty đã có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn trả một cách tốt hơn.
*Tỷ số thanh toán tiền mặt
Tỷ số này cho ta biết được khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty như sau: cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tiền mặt để trả cho khách hàng. Công ty thì có một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.06 đồng, 0.13 đồng, 0,16 đồng lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 tiền mặt để trả nợ.
Chỉ số này tương đối nhỏ là do tiền mặt của công ty tương đối ít so với số nợ ngắn hạn của công ty. Cụ thể như sau: năm 2011 có 7.120 trđ tiền mặt thì có 126.929 trđ nợ ngắn hạn, và năm 2012 cũng có 150.026 trđ nợ ngắn hạn thì 20.224 trđ tiền mặt để thanh toán, năm 2013 thì có 21.873 trđ tiền mặt thì lại có nợ ngắn hạn là 139.529 trđ.
Từ năm cho thấy được công ty không sử dụng tiền mặt nhiều mà dùng tiền đó để đầu tư các lĩnh vực khác để có khả năng sinh lợi cao hơn, cũng như tiền sẽ không bị mất giá do lạm phát, bên cạnh đó cũng có điều không tốt khi không có tiền mặt tại công ty nhiều, công ty sẽ gặp khó khăn khi cần sử dụng
một số tiền mặt lớn để thanh toán nợ đến hạn hay các vấn đề kinh doanh đột xuất cần tiền mặt liền.