2.2.2.1. Đánh giá khả năng sinh lời
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm2013
1 Tỷ suất lợi nhuận gộp 7.21 3.55 7.10
2 Lợi nhuận biên tế 7.41 4.73 7.86
3 Tỷ số ROA 5.40 3.24 5.82
4 Tỷ số ROE 12.79 8.32 14.66
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
* Tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ số này cho biết lợi nhuận gộp bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong trường hợp của công ty, năm 2011 cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 7,21 đồng lợi nhuận cho cổ đông và năm 2013 tương đối giảm nhẹ còn 7,1. Thế nhưng năm 2012, cứ mỗi 100 đồng doanh thu thì tạo cho công ty được 3,55 đồng
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Có ngành tỷ số này rất cao như ngành du lịch, dịch vụ,… có ngành tỷ số này rất thấp như ngành kinh doanh bất động sản, kinh doanh vàng bạc. Muốn so sánh tỷ số này một cách tốt nhất ta cần phải so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành. Từ phần tỷ suất lợi nhuận của ty ta cũng thấy được lợi nhuận của công ty thay đổi như thế nào, và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty rất cao. Từ tỷ suất lợi nhuận ở trên ta thấy do lợi nhuận trước thuế giảm khá mạnh năm 2012 (16.753 trđ) trong khi năm 2011 (27.059 trđ), năm 2013 (28.704 trđ). Nên tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng giảm mạnh.
* Lợi nhuận biên tế
Tỷ số này cho ta biết được lợi nhuận biên tế từ hoạt động kinh bằng bao nhiêu phần trăm tài sản hay cứ 100 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp của công ty có một số nhận xét như sau năm 2011, 2013 có lợi nhuận lần lượt là 7,41; 7,86 trong khi đó năm 2012 giảm còn 4,73, hay cứ 100 đồng tài sản năm 2011,2013 thì tạo ra được 7,41; 7,86 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Đánh giá: lợi nhuận biên tế của công ty phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, từ các kết quả trên ta nhận xét thấy rằng năm 2012 giảm tương đối mạnh so với các năm là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công giảm mạnh,sự giảm mạnh này có lẽ ảnh hưởng phần nào của nền kinh tế thế giới (do 2012 cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở toàn cầu).
* Tỷ số ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản).
ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông với công ty, năm 2012 doanh nghiệp đạt 3,24% bình quân giá trị tổng tài sản, giảm lần lượt so với năm 2011, 2013 là 2,17%; 2,59%.
Cũng như tỷ số sức sinh lợi căn bản, tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như du lịch, thương mại… tỷ số này thường này rất cao trong khi các ngành như công nghiệp chế tạo, ngành hàng không,… tỷ số này thường rất thấp. Do đó, đã đánh giá chính xác cần so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành.
Đánh giá: năm 2011,2013 công ty hoạt động cứ bình quân 100 đông tài sản sẽ tạo ra được 5,4; 5,82 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Năm 2012 thì giảm còn 3,24 đồng lợi nhuận. Tuy giảm nhưng vẫn ở mức tạm chấp nhận được.
*Tỷ số ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)
ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Với công ty năm 2011,2012, 2013 công ty đạt lần lượt là 12,79%, 8.32%,14.66% bình quân giá trị vốn chủ sở hữu của công ty.
Cũng như tỷ số ROA, tỷ số ROE trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành. Từ kết quả trên cũng thấy được sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012 tác động rất mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty nói riêng là rất lớn, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.2.2. Phân tích hiệu suất tài sản (vòng quay tài sản).
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Vòng quay khoản phải thu 2.06 2.90 1.27 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 176.87 125.73 191.77 2 Vòng quay tồn kho= DT/HTK 14.11 10.10 14.27 3 Số ngày tồn kho (ngày) 25.86 36.15 25.57 4 Vòng quay TSLĐ = DT/TSLĐ 1.25 1.78 1.89 5 Vòng quay TSCĐ = DT/TSCĐ 38.13 41.48 30.03 6 Vòng quay TTS = DT/TTS 1.04 1.30 1.12
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
*Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng cao thì vòng quay khoản phải thu càng thấp và ngược lại. Với công ty, bình quân doanh nghiệp mất khoản 177 ngày ở năm 2011, 126 ngày ở năm 2012 và tăng lên 191 ngày vào năm 2013 cho một khoản phải thu trong năm.
Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty rất cao điều này cho thấy công ty hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực đầu tư xây lắp công trình, kinh doanh bất động sản, cho thuê trang thết bị bảo hộ lao động, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ cho thuê thiết bị thi công. Nên kỳ thu tiền bình quân lên đến hơn 120 ngày là bình thường. Chỉ tiêu này cũng có thể hiện công ty cho khách hàng thiếu chịu: Nhằm tạo lòng tin với khách hàng, tạo điều kiện tăng doanh thu, đồng thời công ty thực hiện chính sách này cũng gặp khó khăn khi khách hàng thiếu không trả nợ trong thời gian quy định công ty sẽ bị chiếm dụng vốn, các khoản phải thu qua 3 năm điều hơn 120 ngày công tác thu hồi nhằm thực hiện tái đầu tư sẽ gặp khó khăn.
*Tỷ số hoạt động tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kì hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu trong thời gian một năm.
Với công ty, năm 2011 hàng tồn kho của công ty quay được 14,11 tương đương với khoản thời gian gần 26 ngày thì hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu. Đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho lại giảm xuống 10,10 cũng có nghĩa là số ngày hàng tồn kho tạo ra doanh thu tăng lên đến 36 ngày. Năm 2013 số vòng quay hàng tồn gần bằng năm 2011 là 14,47 tương đương với số ngày tồn kho là 26 ngày công ty là công ty hoạt động kinh doanh xây dựng nên hàng tồn kho không cho phép giữ lại quá lâu trong kho sẽ làm hư tổn và hao mòn nguyên vật liệu. Ví dụ như xi măng để lâu trong kho sẽ bị hư, sắt tồn đọng nhiều ngày cũng bị oxi hóa.
Do đặc điểm của ngành khiến cho hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối thấp, đôi khi điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho thấy mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của công ty năm 2011 là 1,25 cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đươc 1,25 đồng doanh thu. Năm 2012 là 1,78; có nghĩa là 1 đồng tài sản lưu động bỏ ra thu về 1,78 đồng doanh thu. Năm 2013 là 1,89. Vòng quay tài sản lưu động năm 2012 tăng hơn năm trước là 0,53; Tỷ số này tiếp tục tăng ở năm 2013 và tăng 0,64 so với năm 2011 điều này cho thấy vòng quay tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty là khá tốt.
*Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này cho ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ số vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp là 38,13 cho biết 38,13 đồng doanh thu có được từ một đồng tài sản cố định. Trong năm 2012 là 41,48 tăng 3,35 so với năm trước, điều này cho thấy tài sản cố định tạo ra doanh thu lớn hơn năm 2011. Vòng quay tài sản cố định tăng có thể hiểu tài sản cố định tạo ra doanh thu ở năm 2012 nhanh hơn ở năm 2011, từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được doanh thu đến năm 2012 tăng mạnh gần 100 tỷ đồng trong khi đó tài sản cố định ở mẫu số cũng tăng, nhưng tăng rất nhẹ chỉ hơn 3 tỷ đồng làm cho tỷ số vòng quay tăng. Như vậy, khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2013 tỷ số này giảm chỉ còn 30,03 có thể hiểu được hiệu quả sử dụng tài sản cố định tạo ra doanh thu kém hiệu quả hơn so với 2 năm trước đó: TSCĐ đến năm 2013 tăng hơn 1 tỷ đồng ngược lại doanh thu mà công ty có được lại
ít hơn năm trước 67 tỷ đồng. Mặc dù vậy, nhưng tỷ số này vẩn rất cao, vẩn thể hiện được khả năng sử dụng TSCĐ của công ty là rất tốt.
*Vòng quay tổng tài sản
Cũng giống như chỉ tiêu vòng quay TSCĐ: Tỷ số này cho ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản nói chung không phân biệt TSCĐ hay TSLĐ của doanh nghiệp. Ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này có tốc độ giống như chỉ tiêu vòng quay TSCĐ: ở năm 2012 tăng so với 2011, và giảm ở năm 2013. Tuy nhiên, cả 3 năm chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1. Qua đó ta có thể nhận xét rằng, để công ty hoạt động với công suất cao và muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải đầu tư thêm vốn.
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động SX-KD.
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Kỳ thu tiền bình quân 176.87 125.73 191.77
2
Số ngày các khoản phải trả
=365*KPTrả/GV 33.43 16.19 15.33
3 Số ngày tồn kho 25.86 36.15 25.57
4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt 0.06 0.13 0.16
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
*Số ngày các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm hoạt động kinh doanh của công ty cần phải thanh toán tiền nguồn hàng mua, bao lâu phải trả cho khách hàng cũng như dự tính các khoản thu chi của công ty sau cho phù hợp để hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất.
Năm 2011 do công ty còn các khoản phải trả rất cao nên số lần trả nợ nhiều nhất trong các năm, và năm 2012, 2013 thì ngược lại do các khoản phải
trả giảm nên số lần trả. Từ 31 lần năm 2011 tăng tương đối trong 2012, 2013 lên 35,33 lần trong năm.
Từ những vấn đề trên cho thấy được rằng công ty giá vốn hàng bán của công ty tăng tương đối (2011,2012, 2013 lần lượt là 347,202 trd, 432,686 trd, 378,436 trd) các khoản phải trả cho người bán tăng lên giảm xuống tương đối ổn định ( 2011, 2011, 2013 lần lượt là 29,142 trd, 41,507 trd, 34,484 trd) điều này càng làm cho ta thấy rõ hơn công ty hoạt động rất mạnh và có hiệu quả.
* Chu kỳ luân chuyển tiền mặt.
Chỉ tiêu này cho thấy cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn bỏ ra có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để trả cho khách hàng. Nhìn chung công ty có chỉ số này tương đối giảm qua các năm, từ năm 2011 chiếm 0.06 đến năm 2012 tăng lên tương đối 0.13, đến năm 2013 thì tăng lên 0.16. chỉ số này tăng là do các nguyên nhân sau: do năm 2011 ta có chỉ số tiền và các khoản tương đương tiền, cũng như nợ ngắn hạn của công ty ít, tiền chiếm 7.120 trđ, còn chiếm 126,929, đến năm 2012 tăng lên khá nhiều 20.224 trđ là tiền và các khoản tương đương tiền còn nợ cũng tăng lên 150.026 trđ, đến 2013 thì chỉ số nợ giảm (139.529 trđ) so với năm 2012 nhưng vẫn tăng hơn so với năm 2011 và tiền thì tăng lên (21.873 trđ). Từ những vấn đề trên cho thấy chỉ này ngày càng tăng điều này cho ta biết được công ty có khả năng thanh toán các khoản phải trả cho khách được một cách nhanh chóng.
2.2.2.4. Đánh giá khả năng thanh toán nợ
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tỷ số thanh toán nhanh hiện thời 2.37 1.52 1.44 2 Tỷ số thanh toán nhanh 2.16 0.89 1.03 3 Tỷ thanh toán nhanh bằng tiền mặt 0.06 0.13 0.16
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
Nhận xét: chỉ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ hiện thời của doanh nghiệp có bao nhêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Cụ thể với công ty mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2011 có 2,37 đồng tài sản lưu động để thanh toán, trong khi 1,52 đồng, 1,44 là con số của năm 2012, 2013.
Các chỉ số trên thay đổi mạnh là do các vấn đề sau như: tài sản ngắn hạn giảm (năm 2011 là 301.151 trđ, đến năm 2012, 2013 giảm xuống 227.541 trđ và 200.504 trđ), nợ ngắn hạn thì tăng tương đối 23.097 trđ từ năm 2011 đến năm 2012, đến năm 2013 giảm so với 2012 nhưng vẵn tăng so với 2011 (12.600 trđ). Tài sản ngắn hạn giảm cũng có thể do công ty chuyển các hình thức kinh doanh hay nói cách khác giảm bớt tài sản ngắn hạn nhưng tăng tài sản dài hạn lên để kinh doanh các công trình dài hạn hơn. Từ vấn các vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp tỷ số thanh khoản nhanh.
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty lần lượt là 2,37, 1,52, 1,44 > 1 điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn của công ty cũng có thể nói tà sản lưu động của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tóm lại, tình hình thanh khoản của công ty là rất tốt.
Tuy nhiên, nếu so với năm 2011 (2,37) tỷ số thanh khoản năm 2012 là 1,51 nhỏ hơn và đến 2013 giảm còn 1,44 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản năm 2013 giảm đi 0,94 lần so với năm trước, nhưng vẫn đảm bảo ở mức hợp lý (1,44 >1).
Từ bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được tài sản lưu động của công ty giảm nhưng nợ ngắn hạn lại tăng làm cho tỷ số thanh khoản giữa đến năm 2012 giảm rỏ rệch.
Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Cụ thể cới công ty mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2011 có 2,16 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán và đến năm 2012 lại giảm xuống còn 0,89, đến năm 2013 tuy tăng lên so với năm 2012 nhưng vẫn giảm so vơi năm 2013 (1,03)
Tỷ số thanh khoản của công ty là 2012 là 0,89 < 1 có nghĩa là tình hình thanh khoản của công ty không tốt lắm. Đối với các khoản nợ đến hạn trả sẽ làm công ty gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến uy tín công ty. Và điều này công ty đã khắc phục đến năm 2013 tăng lên 1,03 > 1. Điều này cho ta thấy công ty đã có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn trả một cách tốt hơn.
*Tỷ số thanh toán tiền mặt
Tỷ số này cho ta biết được khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty như sau: cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tiền mặt để trả cho khách hàng. Công ty thì có một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.06 đồng, 0.13 đồng, 0,16 đồng lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 tiền mặt để trả nợ.
Chỉ số này tương đối nhỏ là do tiền mặt của công ty tương đối ít so với