STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Vòng quay khoản phải thu 2.06 2.90 1.27 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 176.87 125.73 191.77 2 Vòng quay tồn kho= DT/HTK 14.11 10.10 14.27 3 Số ngày tồn kho (ngày) 25.86 36.15 25.57 4 Vòng quay TSLĐ = DT/TSLĐ 1.25 1.78 1.89 5 Vòng quay TSCĐ = DT/TSCĐ 38.13 41.48 30.03 6 Vòng quay TTS = DT/TTS 1.04 1.30 1.12
( Nguồn : phòng kế toán công ty )
*Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng cao thì vòng quay khoản phải thu càng thấp và ngược lại. Với công ty, bình quân doanh nghiệp mất khoản 177 ngày ở năm 2011, 126 ngày ở năm 2012 và tăng lên 191 ngày vào năm 2013 cho một khoản phải thu trong năm.
Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty rất cao điều này cho thấy công ty hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực đầu tư xây lắp công trình, kinh doanh bất động sản, cho thuê trang thết bị bảo hộ lao động, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ cho thuê thiết bị thi công. Nên kỳ thu tiền bình quân lên đến hơn 120 ngày là bình thường. Chỉ tiêu này cũng có thể hiện công ty cho khách hàng thiếu chịu: Nhằm tạo lòng tin với khách hàng, tạo điều kiện tăng doanh thu, đồng thời công ty thực hiện chính sách này cũng gặp khó khăn khi khách hàng thiếu không trả nợ trong thời gian quy định công ty sẽ bị chiếm dụng vốn, các khoản phải thu qua 3 năm điều hơn 120 ngày công tác thu hồi nhằm thực hiện tái đầu tư sẽ gặp khó khăn.
*Tỷ số hoạt động tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kì hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu trong thời gian một năm.
Với công ty, năm 2011 hàng tồn kho của công ty quay được 14,11 tương đương với khoản thời gian gần 26 ngày thì hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu. Đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho lại giảm xuống 10,10 cũng có nghĩa là số ngày hàng tồn kho tạo ra doanh thu tăng lên đến 36 ngày. Năm 2013 số vòng quay hàng tồn gần bằng năm 2011 là 14,47 tương đương với số ngày tồn kho là 26 ngày công ty là công ty hoạt động kinh doanh xây dựng nên hàng tồn kho không cho phép giữ lại quá lâu trong kho sẽ làm hư tổn và hao mòn nguyên vật liệu. Ví dụ như xi măng để lâu trong kho sẽ bị hư, sắt tồn đọng nhiều ngày cũng bị oxi hóa.
Do đặc điểm của ngành khiến cho hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối thấp, đôi khi điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho thấy mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của công ty năm 2011 là 1,25 cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đươc 1,25 đồng doanh thu. Năm 2012 là 1,78; có nghĩa là 1 đồng tài sản lưu động bỏ ra thu về 1,78 đồng doanh thu. Năm 2013 là 1,89. Vòng quay tài sản lưu động năm 2012 tăng hơn năm trước là 0,53; Tỷ số này tiếp tục tăng ở năm 2013 và tăng 0,64 so với năm 2011 điều này cho thấy vòng quay tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty là khá tốt.
*Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này cho ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ số vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp là 38,13 cho biết 38,13 đồng doanh thu có được từ một đồng tài sản cố định. Trong năm 2012 là 41,48 tăng 3,35 so với năm trước, điều này cho thấy tài sản cố định tạo ra doanh thu lớn hơn năm 2011. Vòng quay tài sản cố định tăng có thể hiểu tài sản cố định tạo ra doanh thu ở năm 2012 nhanh hơn ở năm 2011, từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được doanh thu đến năm 2012 tăng mạnh gần 100 tỷ đồng trong khi đó tài sản cố định ở mẫu số cũng tăng, nhưng tăng rất nhẹ chỉ hơn 3 tỷ đồng làm cho tỷ số vòng quay tăng. Như vậy, khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2013 tỷ số này giảm chỉ còn 30,03 có thể hiểu được hiệu quả sử dụng tài sản cố định tạo ra doanh thu kém hiệu quả hơn so với 2 năm trước đó: TSCĐ đến năm 2013 tăng hơn 1 tỷ đồng ngược lại doanh thu mà công ty có được lại
ít hơn năm trước 67 tỷ đồng. Mặc dù vậy, nhưng tỷ số này vẩn rất cao, vẩn thể hiện được khả năng sử dụng TSCĐ của công ty là rất tốt.
*Vòng quay tổng tài sản
Cũng giống như chỉ tiêu vòng quay TSCĐ: Tỷ số này cho ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản nói chung không phân biệt TSCĐ hay TSLĐ của doanh nghiệp. Ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này có tốc độ giống như chỉ tiêu vòng quay TSCĐ: ở năm 2012 tăng so với 2011, và giảm ở năm 2013. Tuy nhiên, cả 3 năm chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1. Qua đó ta có thể nhận xét rằng, để công ty hoạt động với công suất cao và muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải đầu tư thêm vốn.