6. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.3.2. Quản lý sử dụng, giữ gìn và sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết, các phụ tùng... bị hư hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình trạng không bình thường như nhờn ốc, vỡ van... Ngoài việc phải giữ gìn, lau dầu, ... doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ. Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là một biện pháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả.
Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa TSCĐ phải được tiến hành có kế hoạch. Việc sửa chữa TSCĐ nói chung chia ra làm sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên. Trong khi sửa chữa phải thay đổi phần lớn phụ tùng của TSCĐ,
GVHD: Th.S Phạm Văn Cư
thay đổi hoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ như thân máy, giá máy, phụ tùng lớn... Việc sửa chữa như vậy đều thuộc phạm vi của sửa chữa lớn. Sau khi sửa chữa lớn, thiết bị sản xuất có thể khôi phục được mức độ chính xác và công suất, có khi còn có thể nâng cao công suất. Đặc điểm của công tác sửa chữa lớn là có phạm vi rộng, thời gian dài, cần phải có thiết bị kỹ thuật và tổ chức chuyên môn sửa chữa lớn.
Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa có tính chất hàng ngày để giữ gìn công suất sử dụng đều đặn của TSCĐ. Ví dụ như thay đổi lẻ tẻ những chi tiết đã bị hao mòn ở những thời kỳ khác nhau. Sửa chữa thường xuyên chỉ có thể giữ được trạng thái sử dụng đều đặn của TSCĐ chứ không thể nâng cao công suất của TSCĐ lên hơn mức chưa sửa chữa được. Đặc điểm của sửa chữa thường xuyên là có phạm vi nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít, tiến hành thường xuyên và đều đặn.
Thực tiễn cho thấy rằng chế độ bảo dưỡng thiết bị máy móc là có nhiều ưu điểm như khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng hư hỏng bất ngờ cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ khiến cho tình hình sản xuất không bị gián đoạn đột ngột. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà mỗi doanh nghiệp thực hiện chế độ sửa chữa với các mức độ khác nhau.
Thông thường khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ thường kết hợp với việc hiện đại hoá, với việc cải tạo thiết bị máy móc. Khi việc sửa chữa lớn, kể cả việc hiện đại hoá, cải tạo máy móc, thiết bị hoàn thành thì nguồn vốn sửa chữa lớn TSCĐ giảm đi, vốn cố định tăng lên vì TSCĐ được sửa chữa lớn đã khôi phục ở mức nhất định phần giá trị đã hao mòn, nên từ đó tuổi thọ của TSCĐ được tăng thêm, tức là đã kéo dài thời hạn sử dụng. Đây là một nội dung cần thiết trong quá trình quản lý sử dụng TSCĐ, nếu được tiến hành kịp thời, có kế hoạch kỹ lưỡng thì việc tiến hành sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.