GÁƯồẳ•ựƯrI•
7.5.2. Các dạng phát quang
- Phân loại theo thời gian phát quang: sự huỳnh quang, sự lân quang
- Phân loại theo phương pháp kích thích: quang phát quang, điện phát quang, âm cực phát quang, hóa phát quang, phóng xạ - phát quang
*) Tài liệu học tập
[1] Đặng Thị Mai (2002), Quang học, Nxb Giáo dục, Hà Nội [2] Huỳnh Huệ (1991), Quang học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[3] Đặng Thị Mai, Nguyễn Phúc Thuần, Lê Trọng Tường (2001), Bài tập vật lý đại cương, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội
*) Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận A. Câu hỏi ôn tập
1. Cho biết hiệu ứng quang điện ngoài, hiệu ứng quang điện trong, hiệu ứng Compton? 2. Vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein, công thức Einstein hãy giải thích các định luật quang điện.
3. Cho biết các ứng dụng của hiện tượng quang điện?
B. Bài tập
1. Trong thí nghiệm về hiệu ứng Compton người ta ghi được năng lượng của photon tán xạ là 200keV và động năng của êlêctrôn là 75keV. Tìm bước sóng ban đầu của photon tới và góc tán xạ.
2. Một phôtôn tán xạ trên một êlectrôn tự do và trở thành phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng bằng một nửa bước sóng Compton. Biết góc tán xạ là 300. Phôtôn ban đầu có năng lượng bằng bao nhiêu? (tính ra MeV).
3. Một photon có năng lượng 0,3MeV va chạm trực diện với một êlêctrôn lúc đầu ở trạng thái nghỉ và tán xạ Compton với năng lượng của photon tán xạ là 0,248MeV. Tính động năng của êlêctrôn giật lùi và góc tán xạ.
4. Tính bước sóng ngắn nhất của tia Ronghen có thể phát ra, nếu hiệu điện thế giữa anot và catot là 10kV. Cho biết vận tốc ánh sáng truyền trong chân không c = 3.108m/s, h = 6,62.10-34J.s, điện tích của electron e = -1,6.10-19C.
CHƯƠNG 8
Quang học phi tuyến
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 01 tiết; bài tập, thảo luận: 01 tiết)
*) Mục tiêu: +) Kiến thức:
- Biết được hiện tượng tự hội tụ của chùm sáng. - Hiểu được sự phân cực phi tuyến của môi trường.
+) Kỹ năng: