Định luật Bouguer về sự hấp thụ ánh sáng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUANG HỌC (Trang 46)

GÁƯồẳ•ựƯrI•

5.3.2. Định luật Bouguer về sự hấp thụ ánh sáng

- Biểu thức: k 0

I I e= −l (5.10)

- Nội dung: Cường độ ánh sáng truyền qua môi trường hấp thụ giảm theo định luật hàm số mũ.

5.3.3. Sự hấp thụ của dung dịch. Định luật Bouger – Beer

Khi hòa tan chất hấp thụ trong dung môi trong suốt không hấp thụ ánh sáng, thì độ hấp thụ của dung dịch tỉ lệ với nồng độ phân tử C của chất hòa tan.

k =α.C (5.11)

Trong đó α là hệ số hấp thụ ánh sáng đối với một đơn vị của chất hấp thụ, nó đặc trưng cho phân tử chất hấp thụ và không phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch khi dung dịch khá loãng.

Thay (5.32) vào biểu thức (5.31) ta được: C 0

I I e= − αl (5.12) Biểu thức (5.12) được gọi là định luật Bouger – Beer. Cũng như định luật Bouger nó chỉ đúng với ánh sáng đơn sắc. Định luật Bouger và Bouger – Beer dùng được cho mọi vùng sóng điện từ khác nhau: sóng vô tuyến, ánh sáng tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng thấy được và tia gamma.

5.3.4. Hấp thụ lọc lựa. Hệ số hấp thụ. Màu sắc của các vật

a) Hấp thụ lọc lựa. Màu sắc của các vật

- Ánh sáng có bước sóng khác nhau bị môi trường hấp thụ nhiều ít khác nhau. Người ta gọi hiện tượng này là sự hấp thụ lọc lựa.

Mọi chất đều hấp thụ lọc lựa ánh sáng. Những chất ít hấp thụ ánh sáng trong miền nào được gọi là trong suốt trong miền đó.

Những vật hấp thụ ít ánh sáng trong miền khả kiến được gọi là vật trong suốt không màu (VD: nước nguyên chất, thủy tinh, không khí,…). Những vật hấp thụ hoàn toàn mọi ánh sáng thấy được thì sẽ có màu đen.

Những vật hấp thụ lọc lựa ánh sáng trong vùng khả kiến gọi là vật trong suốt có màu. Màu sắc của các dung dịch, của các kính lọc sắc, … được giải thích bằng sự hấp thụ lọc lựa.

b) Hệ số hấp thụ

Hệ số hấp thụ K của một chất có thể xác định bằng quang kế. Người ta đo cường độ tương đối I/Io của chùm sáng đi qua mẫu nghiên cứu:

K 0 I e I l − = (5.13) Phương pháp đo này tránh được sai số do sự phản xạ và tán xạ ánh sáng trên các mặt phân giới giữa các môi trường.

Đại lượng 0 I T

I

= được gọi là độ truyền qua của chất còn đại lượng 1 I0

D lg lg

T I

= = được gọi là mật độ quang của chất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUANG HỌC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w