Chất quang hoạt

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUANG HỌC (Trang 38 - 39)

GÁƯồẳ•ựƯrI•

4.6.2. Chất quang hoạt

+ Những chất có khả năng làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng truyền qua chúng, được gọi là chất quang hoạt.

38

+ Khả năng làm quay mặt phẳng phân cực được gọi là tính quang hoạt. Tính quang hoạt của chất không cần có tác dụng bên ngoài lên nó gọi là quang hoạt tự nhiên.

+ Các chất quang hoạt: nicôtin, rượu têrêbentin, dung dịch đường trong nước,…

+ Dạng tồn tại: Chất quay phải làm quay mặt phẳng phân cực về bên phải (theo chiều kim đồng hồ); chất quay trái làm quay mặt phẳng phân cực về bên trái (ngược chiều kim đồng hồ).

4.6.3. Góc quay của mặt phẳng phân cực. Định luật Biot, ứng dụng

a) Góc quay của mặt phẳng phân cực trong tinh thể đơn trục

– Đối với bước sóng cho trước, góc quay mặt phẳng phân cực tỉ lệ thuận với độ dày của bản tinh thể: ϕ = α.d (4.22) trong đó ϕ là góc quay mặt phẳng phân cực, d là độ dày của bản, α là hệ số phụ thuộc vào bản chất của bản tinh thể, vào bước sóng và nhiệt độ và được gọi là năng suất quay cực của tinh thể thường được đo bằng độ/mm.

b) Góc quay của mặt phẳng phân cực trong các dung dịch

– Định luật Biot: Đối với một bức xạ đơn sắc cho trước, góc quay mặt phẳng phân cực ϕ tỉ lệ với độ dày d của lớp dung dịch mà ánh sáng đi qua và với nồng độ C của dung dịch.

[ ]Cd

ϕ = α (4.23) [α] là năng suất quay cực riêng của dung dịch, biến thiên nhanh theo bước sóng và ít phụ thuộc vào nhiệt độ;

nồng độ C là tỉ số giữa khối lượng chất quang hoạt và thể tích dung dịch. – Điều kiện áp dụng:

+ Chỉ áp dụng được cho dung dịch loãng.

+ Dung dịch càng đậm đặc thì sẽ có sai lệch giữa kết quả thực nghiệm với tính toán lý thuyết.

c) Phân cực kế. Đường kế

- Phân cực kếlà dụng cụ để đo góc quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng.

- Đường kế là dụng cụ dùng để xác định nồng độ đường trong dung dịch.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUANG HỌC (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w