) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
3.2.2.2. Thách thức đối với phát triển dịch vụ ở Ngân hàng An Bình
hội cho ABBANK mà còn tiềm ẩn rất nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua. Các ngân hàng ngoại với thế mạnh tài chính, kỹ thuật công nghệ đã tích lũy hàng trăm năm, có ưu thế và khả năng kiến tạo dịch vụ, năng lực marketing... sẽ có cơ hội tiếp cận và trực tiếp cạnh tranh với các ngân hàng trong nước (trong đó có ABBANK) nhằm phân chia lại “chiếc bánh dịch vụ”. Nếu không nhanh chóng tích lũy nguồn lực, gia tăng năng lực cạnh tranh ngay từ hôm nay, Ngân hàng An Bình sẽ đối mặt trực tiếp với áp lực mất thị phần trước sự bành trướng dịch vụ của hàng loạt ngân hàng thương mại trong và ngoài nước với lợi thế về kỹ thuật, công nghệ và năng lực quản lý. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP An Bình sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh hàng ngày ở mọi cấp độ, mọi khu vực của thị trường.
Thứ nhất, hoạt động của ngân hàng chịu nhiều tác động của nền kinh khu vực và thế giới. Với một nền kinh tế có tính “mở” ngày càng cao như ở Việt Nam hiện nay thì những rủi ro ngoại sinh từ thị trường tài chính khu vực và quốc tế có thể gây ra những tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế nói chung, thị trường dịch vụ của các ngân hàng nói riêng. Những tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là một ví dụ điển hình. Trong năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và cắt giảm chi tiêu, do đó nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng vì thế mà giảm sút.
Trong quá trình hội nhập, Ngân hàng An Bình cũng sẽ phải chịu nhiều tác động của thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ rủi ro trước những biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước. Những cú sốc kinh tế - xã hội từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, chiến tranh, thiên tai, dịch họa… đều gây tác động tới hoạt động của Ngân hàng. Những rủi ro trực tiếp và dễ gặp phải nhất trong hoạt động của ABBANK sẽ bao gồm sản phẩm dịch vụ gắn liền với tỷ giá, lãi suất như kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.
Thứ hai, quy mô về vốn và mạng lưới hoạt động của ABBANK vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt là so với các ngân hàng nước ngoài. Điều này sẽ hạn chế khả
năng đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng đối tượng khách hàng. Số lượng 75 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn hệ thống tính tới tháng 6 năm 2008 là một nỗ lực phát triển đáng ghi nhận của Ngân hàng. Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước, hệ thống mạng luới của ABBANK còn rất khiêm tốn. Nếu xét trên cơ sở số vốn điều lệ hiện có, mỗi chi nhánh/phòng giao dịch của ABBANK chỉ có số vốn gần 36 tỷ đồng (vốn điều lệ của ABBANK hiện tại là 3.700 tỷ đồng). Chính vì vậy, năng lực hoạt động kinh doanh của các chi nhánh và phòng giao dịch bị hạn chế đáng kể do những giới hạn về nguồn vốn.
Thứ ba, Sự phát triển của “người đi sau” sẽ làm mất lợi thế và cơ hội thị trường. Trong rất nhiều trường hợp, các ngân hàng có mặt trước ở một khu vực thị trường đã lựa chọn được những vị trí “vàng” để đặt điểm giao dịch, họ cũng có nhiều lợi thế hơn ABBANK trong việc tiếp cận khách hàng.
Thứ tư, hiện nay, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng An Bình còn khá đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chất lượng dịch vụ chưa thực sự tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Các dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư... mới được đưa vào hoạt động, cần nhiều điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, Ngân hàng vẫn còn thiếu chiến lược phát triển kinh doanh mang tính bền vững, chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà không chú ý tới chiều sâu, còn hạn chế trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Những năm qua, Ngân hàng An Bình vẫn chỉ tập trung phát triển các dịch vụ huy động và cho vay truyền thống, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, sự xuất hiện của các tổ chức tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới tại thị trường Việt Nam đã mang tới những luồng “không khí mới”, khách hàng được tiếp cận với nhiều sản phẩm ngân hàng ngày càng phong phú và hiện đại, phong cánh phục vụ hết sức nhiệt tình, chuyên nghiệp.
Thứ năm, nguồn nhân lực của ngân hàng chưa theo kịp quy mô phát triển mạng lưới ngân hàng, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những năm
qua, không chỉ riêng Ngân hàng An Bình, mà hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều đứng trước một thách thức rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực về tài chính - ngân hàng mới chỉ được các trường đại học quan tâm từ một vài năm trở lại đây. Mặt khác, cơ sở vật chất, kinh nghiệm đào tạo của các cơ sở đào tạo cũng còn nhiều bất cập khiến chưa đáp ứng được yêu cầu của các