Thực trạng kinh doan hở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

Một phần của tài liệu dịch vụ ở ngân hàng thương mại cổ phần an bình (abbank) hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 40 - 42)

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1.3.Thực trạng kinh doan hở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

Ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều chuyển biến trong hoạt động của khối ngân hàng thương mại. Nhiều ngân hàng cổ phần gia tăng quy mô bằng việc nâng vốn điều lệ, phát triển mạng lưới; khối ngân hàng quốc doanh đã và đang hoàn thành công tác cổ phần hóa; một số ngân hàng nước ngoài chính thức tham gia vào thị trường. Cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng sẽ ngày một gay gắt khi thời điểm các định chế tài chính nước ngoài được đối xử quốc gia không còn xa.

Trước những cơ hội và thách thức của thị trường, với những bước đi chiến lược hợp lý, chỉ sau hơn 3 năm chuyển từ mô hình ngân hàng cổ phần nông thôn sang mô hình của một ngân hàng cổ phần đô thị, ABBANK đã có được một diện mạo hoàn toàn mới và trở thành một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển vào loại nhanh nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Những chuyển biến đó được thể hiện qua các số liệu ở Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tổng tài sản 680 3.114 17.174 13.394 2 Vốn điều lệ 165 1.132 2.300 2.706 3 Tổng huy động vốn 209 1.567 6.776 7.145 4 Tổng dư nợ 406 1.131 6.859 6,539 5 Thu nhập hoạt động 21 133 422 337 6 Chi phí hoạt động 8 38 146 246

7 Lợi nhuận sau thuế 8 58 162 50

(Nguồn: Báo cáo thường niêm Ngân hàng TMCP An Bình)

Tính tới thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008, vốn điều lệ của ABBANK đạt 2.705.882 triệu đồng , tổng tài sản đạt 13.393.838 triệu đồng. Tổng huy động vốn đạt 7.145.068 triệu đồng và tổng dư nợ toàn hệ thống đạt 6.538.980 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 49.407 triệu đồng. Nếu so sánh với thời điểm cuối năm 2005, khi Ngân hàng An Bình mới chuyển đổi sang mô hình ngân hàng đô thị thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng đểu tăng trưởng vượt bậc,

thể hiện bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên một diện mạo mới cho Ngân hàng. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, ABBANK cũng đã và đang cung cấp một hệ thống sản phẩm khá hoàn chỉnh, bao gồm hầu hết các sản phẩm của một ngân hàng thương mại hiện đại như: sản phẩm tiết kiệm; sản phẩm tín dụng (cá nhân và doanh nghiệp); sản phẩm thanh toán quốc tế; tài trợ xuất nhập khẩu; đầu tư tài chính; sản phẩm thẻ và các dịch vụ giá trị gia tăng khác... Các sản phẩm này đều được Ngân hàng chú trọng phát triển có định hướng và mang những “bản sắc” riêng, tạo được sức cạnh tranh nhất định trên thị trường.

Với chủ trương mở rộng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, ABBANK đã đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới, đưa tổng số điểm giao dịch của toàn hệ thống từ con số 8 điểm năm 2005 lên đến 74 điểm giao dịch đầu năm 2009 (bao gồm 1 Sở giao dịch, 7 chi nhánh và 66 phòng giao dịch). Các điểm giao dịch mới khai trương của ABBANK trên toàn quốc đều có những bước khởi đầu suôn sẻ và khả quan.

Để thực hiện mục tiêu trở thành một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng theo mô hình một Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng, ABBANK đã và đang có được sự hợp tác chặt chẽ với các cổ đông và khách hàng chiến lược. Trong đó, đáng chú ý là sự hơp tác giữa Ngân hàng với hai cổ đông chiến lược là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN (cổ đông lớn nhất, hiện sở hữu trên 30% vốn điều lệ) và Ngân hàng Maybank (hiện sở hữu 15% vốn điều lệ). Có thể nói, đằng sau sự phát triển của ABBANK trong thời gian qua là sự hỗ trợ về mọi mặt của đối tác chiến lược - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Việc khai thác tiềm năng to lớn của EVN đã đem lại cho ABBANK những thành công đáng kể: EVN, các công ty thành viên, nhà thầu và các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ của EVN trở thành tập khách hàng giữ vị trí quan trọng bậc nhất đối với định hướng phát triển của Ngân hàng. Việc ABBANK đàm phán và ký kết được các thỏa thuận hợp tác toàn diện với hầu hết các Công ty thành viên của EVN là một minh chứng rõ nét, đánh dấu sự hợp tác giữa hai bên. Sự kiện ngày 24 tháng 9 năm 2008, Ngân hàng Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia và đứng thứ 136 trong số 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới chính thức trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK cũng đánh dấu một mốc phát triển mới của Ngân hàng, một

lần nữa khẳng định được tiềm năng phát triển cũng như hướng đi của Ngân hàng. Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh doanh, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng rất quan tâm tới việc ứng dụng và phát triển công nghệ. Trong năm 2008, Ngân hàng An Bình đã thành công trong việc đưa phần mềm lõi Core Banking T24 vào vận hành thay thế hoàn toàn chương trình cũ (Gold live). Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu dịch vụ ở ngân hàng thương mại cổ phần an bình (abbank) hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 40 - 42)