Về phía Doanh nghiệp Nhà Nước:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 38 - 42)

b. Những ghi nhận

2.2.2. Về phía Doanh nghiệp Nhà Nước:

Thay đổi nhận thức

Trước đây khi chỉ đạo cổ phần hóa còn chờ vào tinh thần tự nguyện của doanh nghiệp và cơ quan chủ quản thì họ tìm ra rất nhiều lý do để chậm trễ cổ phần hóa càng lâu càng tốt. Thậm chí có những doanh nghiệp nhà nước còn tìm cách tránh cổ phần hóa bằng cách sát nhập vào đơn vị khác, đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh với hy vọng không nằm trong diện dưới 5 tỷ đồng, không tích cực trong việc xử lý nợ, lao động… Sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) và gần đây là Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa IX) thì lý do để lẩn tránh cổ phần hóa ít nhiều đã bị gạt bỏ song thực tâm cán bộ và người lao động vẫn chưa tích cực cổ phần hóa. Vì họ tiếc nuối bệ đỡ khá an toàn của doanh nghiệp nhà nước, tiếc nuối những ưu đãi vẫn mặc nhiên tồn tại cho doanh nghiệp nhà nước như: tín chấp, sử dụng đất, sự quan tâm của các tổ chức kinh tế lớn cũng như của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước… vì họ còn lo sợ sự mất an toàn và khó khăn hơn khi chuyển sang công ty cổ phần. Để giải quyết triệt để căn nguyên này cần kiên quyết xóa bỏ các ưu đãi bất hợp lý từ phía các cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế của

Nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước 100% vốn Nhà nước trong môi trường cạnh tranh như mọi doanh nghiệp khác, chính sách kinh tế của Nhà nước không nên thiết kế ưu đãi theo thành phần kinh tế mà nên theo ngành, lãnh thổ…Bên cạnh đó, cũng cần tuyên truyền rộng rãi các kinh nghiệm, các tấm gương doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả để kích thích tính tích cực của những người liên quan đến cổ phần hóa, coi CPH như một trong những giải pháp chủ yếu tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả không chỉ khối DNNN mà cả nền kinh tế VN nói chung.

Về phía Nhà nước trung ương cần củng cố năng lực của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp hơn nữa, tăng cường quyền lực của ban này để họ đủ sức tham mưu cho Chính phủ tháo gỡ nhanh chóng các ách tắc trong CPH. Với xu hướng chỉ đạo như vậy sẽ có ít doanh nghiệp tìm được lí do để lẫn tránh CPH hơn trước.

Về tuyên truyền, nên đa dạng hoá các hình thức và nội dung. Thời gian qua chúng ta mới nặng tuyên truyền thuyết phục, vận động doanh nghiệp và người lao động tự nguyện CPH. Giờ đây cần mở rộng giáo dục kiến thức về công ty cổ phần, về quyền và trách nhiệm của cổ đông, của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành. Những kiến thức đó cần thiết để người lao động tự giác lựa chọn CPH cũng như đủ sức vận hành doanh nghiệp cổ phần hoạt động có hiệu qủa. Cũng cần tuyên truyền rộng rãi các kinh nghiệm, các tấm gương doanh nghiệp sau CPH hoạt động hiệu quả để kích thích tính tích cực của những người liên quan đến CPH. Các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng phải được truyền tải đến tận người lao động để mọi người lựa chọn phương thức hành động tốt nhất cho mình. Đồng thời cần gắn trách nhiệm của cán bộ đứng đầu các cơ quan chủ quản đối với tiến độ chất lượng CPH. Mỗi cán bộ cần phải giải trình theo định kì 1 năm hoặc 6 tháng nguyên nhân của sự chậm trễ CPH. Và nếu không có lí do thỏa đáng thì các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm hành chính tương xứng.

Hoàn thiện cơ chế quản lý

Chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến cơ chế quản lí DNNN sau CPH làm sao cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn vì CPH là công cụ để đem lại điều đó. Nếu không nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xem như CPH là vô nghĩa.

Đối với các cán bộ cố ý lạm dụng quyền hạn chức vụ nhằm thu lợi riêng thì chúng ta phải kiên quyết có những biệp pháp chế tài, trừng trị thích đáng theo pháp luật. Quán triệt tinh thần của Nhà nước là không tiến hành CPH khép kín, đổi mới phương thức quản lí điều hành công ty cổ phần theo hướng; đẩy mạnh việc áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất và bắt buộc áp dụng điều lệ mẫu đối với các công ty cổ phần và công ty niêm yết thực hiện chế độ công bố thông tin...nhằm tăng cường tính minh bạch, rõ ràng trong quá trình CPH. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành bán đấu giá cổ phần, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài thị trường để thu hút thêm nhiều nguồn vốn và có những điều lệ ưu ái cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài. Tiến hành tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với những vị trí chủ chốt trong công ty, triệt để ngăn chặn tình trạng “gia đình trị’, kết bè phái...gây ảnh hưởng đến công ty trước và sau CPH.

Kiên quyết triển khai triệt để

Vấn đề “ Bình mới rượu cũ” cũng đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện CPH. Một khi cách thức quản trị doanh nghiệp được đổi mới thì việc đào tạo cán bộ từ cấp lãnh đạo đến nhân viên sao cho phù hợp với tiến trình cổ phần hóa trở nên rất cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần sửa đổi Bộ Luật Lao Động theo hướng cho phép thôi việc cơ cấu đi cùng với chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì xử lí vấn đề khó khăn về cơ chế chính sách đối với người lao động sẽ dễ dàng hơn. Trước mắt, cần coi cán bộ quản lí DNNN là những người hành nghề chuyên môn (khác với cán bộ cách mạng, cán bộ kháng chiến là những người hưởng thụ ít hơn cống hiến), cán bộ chuyên môn hành nghề và đã được bù đắp bằng lương bổng hàng tháng. Giờ đây khi cần cơ cấu DNNN, nếu họ đủ tài năng và uy tín thì đã được chính cổ đông bầu vào chức vụ mới ở công ty cổ phần. Còn khi họ không đủ năng lực và uy tín thì cũng phải dời khỏi chỗ làm việc như các lao động dôi dư khác. Việc CPH là có tính pháp lệnh (quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt) không thể vì sự cản trở của những cá nhân này mà không tiến hành được. Nếu cán bộ chống đối CPH thì phải thay thế bằng người khác để hoàn tất công việc. Bản thân cán bộ quản lí cũng được hưởng chính sách đền bù thôi việc và nghỉ hưu sớm như những người lao động khác.

Bên cạnh đó, cũng cần phải nhất quán trong chính sách đối với người lao động, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về CPH, phổ biến những kiến thức mới nhất về CPH nhằm tạo được niềm tin nơi người lao động. Cụ thể, đến thời điểm này, điều 37 trong Nghị Định 187/ 2004/NĐ- CP đã có những quy định ưu ái giành cho người lao động khi CPH mà trách nhiệm của các đơn vị là phải truyền đạt lại cho họ. Trong đó có những điểm đáng lưu ý sau: được giảm giá khi mua cổ phần, được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, được hưởng các chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành... Khi chính sách đã ổn định, trách nhiệm công dân, cán bộ và Nhà nước đã rạch ròi thì không còn lí do gì để DNNN trì kéo quá trình CPH xét về phía người lao động.

KẾT LUẬN

Có thể nói,trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quà sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã thực sự bộc lộ các yếu kém của mình như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý thay cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút.. Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoàng, trì trệ, làm ăn cầm chừng. Nhận thức đươc điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Để tiến trình cổ phần hóa được diễn ra có hiệu quả, chúng ta cần nghiên cứu và triển khai các giải pháp một cách đồng bộ từ phía cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp. Đề tài

“THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM” được thực hiện xuất phát từ yêu cầu đó. Qua đó, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường pháp lý; đồng thời, đưa ra một số biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiến hành cổ phần hóa được hiệu quả… Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó thì đề tài vẫn còn có những khiếm khuyết trong việc phát triển các giải pháp này.

Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc tiến hành CONG cuộc cổ phần hóa là một yêu cầu tất yếu. Chúng ta hy vọng rằng với những bước đi hợp lý, các giải pháp được triển khai một cách đồng bộ, bộ phận các DNNN sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai, phát huy vai trò quan trọng của mình, góp phần đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ chủ biên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà Xuất bản Thống kê.

2. TS Nguyễn Quang Thu (2006-2007), Quản trị tài chính căn bản,

3. PGS.TS Sử Đình Thành (2006), Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Thống kê. 4. Thông tin tham khảo trên các website :

www.mof.gov.vn, www.wikipedia.org, www.atpvietnam.com, www.hsc.com.vn, www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn, www.nciec.gov.vn, www.sbc.gov.vn, www.bidv.com.vn, www.vir.com.vn, www.vneconomy.com.vn, www.sbv.gov.vn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w