Động lực thúc đẩy quá trình CPH:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

b. Những ghi nhận

2.1.4. Động lực thúc đẩy quá trình CPH:

Thứ nhất, với số lượng DNNN được CPH trong thời gian qua đã gián tiếp nói lên bước phát triển về tư duy, chỉ đạo, điều hành trong nhiều năm qua. Điều này thể hiện qua sự thay đổi, phát triển có tính bước ngoặt trong cơ chế chính sách về CPH. Cụ thể:

Đối tượng CPH được mở rộng hơn:

Trước Nghị định 64/2002/NĐ-CP (NĐ 64) được ban hành, đối tượng CPH chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ. NĐ 64 được ban hành, đối tượng CPH được mở rộng ra, không phụ

thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ trừ những DNNN cần tiếp tục nắm giữ 100%. Như vậy, đối tượng CPH giờ đây bao gồm cả những DNNN làm ăn có lãi. Quy mô doanh nghiệp CPH cũng được mở rộng tới tất cả các doanh nghiệp nằm ngoài danh sách các DNNN cần nắm giữ 100% vốn. Nghị định 187/ 2004/NĐ-CP (NĐ 187) hiệu lực thi hành ngày 10/12/ 2004 thay thế NĐ 64 đã “mở toang” phạm vi DNNN CPH, giờ đây tất cả các DNNN, chỉ trừ những DNNN thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn còn lại cả những tổng công ty nhà nước kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước đều thuộc diện CPH.

Nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực mà trước đây ta e ngại việc CPH nay cũng thuộc diện CPH như: công ty thông tin di động Mobiphone, Vinaphone, công ty dich vụ dầu khí, công ty giấy Bãi Bằng, công ty khoan dầu khí, công ty dịch vụ cụm cảng hàng không Tân Sơn Nhất, công ty tài chính dầu khí , các công ty điện lực… Đặc biệt, ngày 23/03/2005Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt đề án CPH công ty thông tin di động Vinaphone và Mobi phone, trong đó Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ.

Phương thức CPH được đổi mới

CPH theo hướng minh bạch, công khai, không khép kín, cơ chế bán cổ phần lần đầu cũng được đổi mới theo nguyên tắc bán rộng rãi, công khai đấu thầu qua trung gian thay cho cơ chế phân phối giá sàn, hạn chế quyền mua cổ phần của các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp. NĐ 187 về việc thực hiện nguyên tắc thị trường trong xác định giá trị doanh nghiệp CPH thông qua cơ chế trung gian thay thế cho cơ chế hội đồng. Điều này mang lại cho Nhà nước rất nhiều nguồn lợi lớn như: trường hợp của công ty Vinamilk; với việc bán 40% cổ phần của Vinamilk, trong đó có 20% bán theo phương thức đấu giá công khai, số tiền mà ngân sách nhà nước thu lại khoảng 1300 tỉ đồng xấp xỉ vốn điều lệ công ty là 1590 tỉ đồng, hay công ty Bảo Hiểm TPHCM bán 434000 cổ phần lần đầu thu thêm được 30 tỉ đồng tăng 223% so với mệnh giá.

Thứ hai, chính những nguyên tắc công khai, minh bạch này là tiền đề để thực hiện việc mở rộng CPH, mở rộng thành phần, số lượng cổ đông tham gia vào doanh nghiệp CPH, gắn CPH với niêm yết trên thị trường chứng khốn

Thứ ba, các doanh nghiệp dần nhận thấy được sự thay đổi tích cực của doanh nghiệp sau CPH: giá trị của doanh nghiệp được nhân lên, người lao động thu nhập cao hơn, đời sống kinh doanh dân chủ tốt hơn…

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w