Nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong CPH doanh nghiệp nhà nước:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

b. Những ghi nhận

2.1.6.Nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong CPH doanh nghiệp nhà nước:

Tìm hiểu một cách tổng quan về những hạn chế lẫn tích cực trong thời gian qua ta thấy một nghịch lí mặc dù cả về nhận thức và thực tiễn CPH đã được thừa nhận là khá tốt nhưng tốc độ CPH dường như quá chậm so với mục tiêu đặt ra, chất lượng CPH cũng chưa được cao... Tìm hiểu sâu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong thời gian qua là nhu cầu tất yếu để có thể tìm ra hướng khắc phục kịp thời:

Ách tắc từ nhận thức

- Một là, tâm lí lẫn tránh CPH vẫn còn tồn tại trong không ít cán bộ quản lí Nhà nước, cán bộ quản lí DNNN và người lao động trong các doanh nghiệp cần CPH. . Họ vẫn tiếc nuối bệ đỡ khá an toàn cuả DNNN, tiếc nuối những ưu đãi vẫn mặc nhiên tồn tại cho DNNN (như tín chấp, sử dụng đất, quan tâm cuả các tổ chức kinh tế lớn của Nhà nước ...). - Hai là, việc quán triệt các Nghị Quyết cuả Đảng, chính sách, pháp luật cuả Nhà nước về

CPH chủ yếu dừng lại ở mức độ phổ biến, chưa tổ chức học tập, đi sâu nghiên cứu

Vướng mắc nhất hiện nay là ở khâu định giá DNNN.

- Một là, cơ chế định giá phải dựa trên cơ sở cung- cầu và cạnh tranh, tức là phải dựa trên giá trị thị trường. Nhưng thời gian qua cơ chế định giá theo NĐ28/CP, NĐ44/CP, NĐ64/CP đều chưa thể hiện tính cạnh tranh và cung cầu do người mua chưa được cạnh tranh với nhau, do sự định giá dựa nhiều vào sổ sách, sự định giá chủ quan cuả các chuyên gia. Khâu định giá cũng phải qua ba giai đoạn, ba cấp gồm: Hội đồng thẩm định của doanh nghiệp-Kiểm toán-Hội đồng thẩm định của Nhà nước, sau đó cơ quan có thẩm quyền mới công bố giá trị.

- Hai là, khó khăn trong vấn đề định giá lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều ý kiến tranh cãi việc có tính quyền sử dụng đất vào khi định giá trị doanh nghiệp CPH không và nếu tính thì tính như thế nào, rồi còn có những lợi thế khó định giá hơn như thương hiệu, tên tuổi doanh nghiệp, nhãn mác sản phẩm... Vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễ trong khâu định giá.

Vướng mắc về các khoản nợ: tiếp theo là nợ tồn đọng, nợ phát sinh quá lâu, nhiều nguyên nhân và không xác định được địa chỉ nên không dám quyết định xóa nợ. Những khoản nợ của chủ đầu tư là cơ quan Nhà nước, dùng vốn ngân sách nhưng không có tiền trả cho chủ đầu tư khi công trình đã hoàn thành là phổ biến và không được xử lí dứt điểm. Quy định xử lí nợ tồn đọng chưa xác thực, nguồn gốc phát sinh nợ tồn đọng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình quyết toán thuế khi CPH. Chỉ tính

riêng các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải số nợ tồn đọng vì phải vay ngân hàng để kinh doanh đã lên đến gần 20000 tỉ đồng.

Cơ chế chính sách đối với người lao động:

- Một là, cơ chế đối với cán bộ quản lí do Nhà nước bổ nhiệm. Có trường hợp còn cho rằng cán bộ quản lí DNNN không thuộc diện áp dụng NĐ41/CP-2002 cuả Chính Phủ nên chưa biết bố trí cán bộ đi đâu.

- Hai là, chính sách đối với người lao động liên tục thay đổi, lần sau có phần ưu đãi hơn lần trước nhưng quá trình CPH ở Việt Nam mang nặng tính thử nghiệm và thận trọng vì thế dẫn đến tâm lí lo sợ từ người lao động. Quá trình CPH cho thấy số lao động dôi dư do sắp xếp lại là hơn 20%, có nhiều doanh nghiệp là 30-40% (chỉ có khoảng 7 % là có thể thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi)

Môi trường pháp lý: Vướng mắc rất lớn là từ môi trường pháp lí chung cho các doanh nghiệp hoạt động đến cơ sở pháp lí cho CPH còn nhiều bất cập, không đồng bộ cản trở lẫn nhau. Nhiều chính sách mới cuả Nhà nước ít nhiều mâu thuẫn với văn bản pháp lí đã có sẵn. Ví dụ Nghị định 64/CP quy định không giới hạn mức mua cổ phiếu cuả cổ đông mâu thuẫn với pháp lệnh chống tham nhũng... ví dụ rõ nhất là trong lĩnh vực xử lí tài chính cuả doanh nghiệp. Chính sách CPH cho phép DNNN thỏa thuận khoanh, giãn, giảm, xoá nợ với ngân hàng thương mại nhưng ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp vì vậy những khoản nợ ấy hạch toán vào đâu thì chưa được hướng dẫn.

Vướng mắc trong công tác chỉ đạo: Mặc dù Đảng và Chính phủ rất quan tâm lo lắng về CPH, nhưng qua trình triển khai trong thực tế lại không tương xứng với sự quan tâm lo lắng đó. Thực tiễn chỉ ra rằng: nơi nào Đảng, chính quyền quan tâm, quyết liệt chỉ đạo thì tiến độ CPH nhanh hơn, ngược lại thì tiến độ rất chậm trễ. Đã có tình hình là để đối phó với chỉ đạo gắt gao cuả Chính Phủ về CPH nhiều ngành và địa phương đã tiến hành CPH DNNN thuộc quyền mình quản lí nhưng vẫn giữ cổ phần khống chế và do đó sau CPH, DNNN này hầu như không thay đổi.

Tác động khách quan của khủng hoảng kinh tế làm cho tiến trình cổ phần hóa bị chậm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 32)